Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Chuyện về người đi "cân đo"... cuộc gọi!

Lãnh đạo của anh thì nhận xét: Dũng là người năng động, thẳng thắn và cởi mở. Nhân viên thì bảo: “sếp” Dũng rất “thoải mái”. Thoải mái ở đây nghĩa là cởi mở trong trao đổi nghiệp vụ, biết lắng nghe cấp dưới và biết động viên tính sáng tạo, chủ động của mỗi nhân viên.

Tốt nghiệp Đại học Bưu điện năm 1982, Nguyễn Hữu Dũng được phân công về Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện (Viện KHKTBĐ) thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Năm 1998, anh được giao nhiệm vụ Trưởng Trung tâm ứng dụng công nghệ mới (TTUDCNM). Anh tâm sự: tôi tự hào về điều đó. Anh bảo, cũng có nơi này nơi khác mời tôi về làm việc và hứa hẹn sẽ đãi ngộ hậu hĩnh, nhưng tôi cảm thấy nếu tôi làm chuyện đó, chẳng khác nào “đảo ngũ” cả!.

Anh Nguyễn Hữu Dũng, người chuyên "cân đo, đong đếm" chất lượng các cuộc gọi điện thoại trong mạng viễn thông Việt Nam.

“Từ khi còn là sinh viên đến khi trở thành một kỹ sư, tôi luôn tâm niệm một điều: Dù ở đâu, làm việc gì cũng phải làm cho thật tốt”, anh bộc bạch. Cùng với khả năng, lòng ham mê công việc và sự tích góp kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh, anh đã cùng bè bạn chế tạo ra những sản phẩm tổng đài điện tử và được áp dụng trên mạng lưới từ những năm 1986. Cũng năm đó, anh đã được nhận Bằng khen Tuổi trẻ sáng tạo năm 1986 về đề tài Bán dẫn hóa trung kế liên trạm giữa tổng đài ATZ và XY.

Từ khi về Viện, Dũng tham gia công tác chuyển giao công nghệ, đo kiểm nâng cao chất lượng mạng viễn thông của VNPT và các nhà khai thác khác. Rồi những ngày tháng lăn lộn đi phát triển viễn thông nông thôn ở các xã vùng sâu, vùng xa... khi làm việc, khi nghiên cứu, tìm tòi các giải pháp kỹ thuật, tiến hành thử nghiệm cho đến triển khai thực tế ở trên 20 tỉnh, thành của cả nước và hàng trăm bưu điện huyện, xã, các đồn biên phòng ở các huyện Mèo Vạc, Hoàng Xu Phì, đồn biên phòng Amú Sung, Lũng Cú của các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Lào Cai. Chính những tháng ngày “nằm gai, nếm mật” đó đã cho anh hiểu và nắm chắc tình hình mạng luới và cho anh sự tự tin nhận trách nhiệm trước Tổng công ty.

"Cân đo" chất lượng cuộc gọi

Năm 1997, anh là người nhận nhiệm vụ và trực tiếp của Tổ đo kiểm. Nhiệm vụ của tổ là “Thực hiện công tác đo thử, kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý các tồn tại, nâng cao chất lượng mạng lưới” hay nói cách khác là tìm ra và giải quyết những vấn đề tồn tại của mạng lưới như: tổn thất các cuộc gọi đường dài trong nước và quốc tế, đặc biệt đối vối các tỉnh miền núi; cuộc gọi bị kéo dài ngoài ý muốn của khách hàng (gây tính cước sai cho khách hàng); cuộc gọi bị chẻ, chờm cước; cuộc gọi không tính cước (gây mất doanh thu cho nghành); cuộc gọi chất lượng xấu, ù rè, thậm chí chỉ nghe được một chiều... Đây là những sự cố lớn, ảnh hưởng đến uy tín của ngành và thất thoát doanh thu.

Anh kể: Việc được giao rồi, cả Trung tâm nhất trí và quyết tâm cao để thực hiện. Lấy việc hoàn hành tốt công việc được giao làm gốc, chúng tôi đã vận dụng các biện pháp nghiệp vụ một cách khéo léo, sáng tạo. Tổ đo kiểm đã kiểm tra, theo dõi, đo thử, tính toán, nghiên cứu tìm ra 10 nguyên nhân gây tổn thất cuộc gọi, 05 nguyên nhân gây ra hiện tượng rơi cuộc gọi và đề xuất 19 khuyến nghị để hạn chế những tồn tại. Các khuyến nghị này được VNPT chấp nhận và cho phép áp dụng trong suốt quá trình nâng cao chất lượng mạng.

Và thực tế, chất lượng các cuộc gọi tăng lên rõ rệt, các cuộc gọi bị rơi hay bị kéo dài đã giảm đáng kể. Khi tổng kết nhiệm vụ này, VNPT kết luận: “VNPT đánh giá cao việc tham mưu của Tổ đo kiểm, đưa ra được các khuyến nghị cho Tổng công ty để thống nhất các quy định về báo hiệu, lập trình trong tổng đài, đồng thời cũng có cơ sở làm việc với các hãng yêu cầu sửa đổi các tiêu chuẩn tuân thủ theo quy định của Ngành. Tổ đã giúp cho Ban viễn thông soạn thảo nội dung, chuyên đề thảo luận về các tiêu chuẩn, quy định của Ngành, dần từng bước đưa mạng viễn thông vào hoạt động theo một quy định chung, biên soạn tài liệu chuẩn bị mở các lớp tập huấn về báo hiệu C7, đồng bộ và nâng cao chất lượng mạng nội tỉnh...”

Anh bảo: đo kiểm nâng cao chất lượng mạng lưới là việc kết hợp 3 yếu tố: nghiên cứu - đào tạo - sản xuất kinh doanh - là một minh chứng sinh động trong thực hiện chủ trương ba gắn kết của ngành bưu chính viễn thông. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ này, tôi thấy mình được rất nhiều: trước hết là niềm vui, niềm tự hào đã đóng góp một phần tâm sức của mình cho Ngành. Sau đó là sự lớn lên trong các mối quan hệ, trong cách nhìn nhận đánh giá, giải quyết công việc. Đặc biệt là được trang bị kiến thức kỹ thuật, kỹ năng, khoa học mới để chúng tôi làm “vốn” đi “buôn” tiếp một cách tự tin hơn.

Sáng tạo trong nghiên cứu

Trong nghiên cứu và đào tạo, Dũng đã chủ trì nhiều đề tài có tính ứng dụng cao. Chẳng hạn như: Đề tài về mạng thông minh; dịch vụ Roaming; phần mềm hỗ trợ cho việc đánh giá chất lượng dịch vụ và chất lượng mạng viễn thông (đã đoạt giải VIFOTEC về sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2002); phần mềm đối soát cước cho các cuộc gọi đường dài trong nước và quốc tế; hệ thống phần mềm về cơ sở dữ liệu viễn thông phục vụ quản lý điều hành viễn thông bằng công nghệ Web…

“Tôi luôn tha thiết và tâm niệm một điều được nghiên cứu và có cái gì đó được ứng dụng trên mạng lưới”. Anh so sánh một cách dí dỏm: “làm nghiên cứu khoa học cũng giống như đi chinh phục một cô gái vậy, nếu hờ hững, hời hợt thì không làm được việc gì cả. Phải "máu", phải hết mình thì mới làm được. Vì thế, tôi thấy rằng, ngoài điều người ta thường nói là dám nghĩ, dám làm, tôi thấy cần phải dám chịu trách nhiệm và dám chia sẻ nữa. Tôi luôn muốn những ý tưởng của mình phải được thực hiện tức là được ứng dụng trên mạng lưới. Tất nhiên, ý tưởng đó phải có cơ sở khoa học. Chính vì vậy, khi tranh luận vấn đề gì, tôi phải tranh luận đến cùng”.

Anh tâm sự: sự thành công và lớn mạnh của Trung tâm cũng như sự trưởng thành vững vàng của cá nhân tôi hôm nay đều bắt nguồn từ ý tuởng sáng tạo, ý chí quyết tâm thực hiện tốt những công việc được giao.

Năm 2004, VNPT đã giao cho TTUDCNM xây dựng và triển khai dự án TESLAB để nghiên cứu, đo kiểm mạng lưới, triển khai chuyển giao công nghệ cho mạng thế hệ kế tiếp (NGN). Anh và các kỹ sư của Trung tâm đã triển khai thành công bước đầu dự án này. Từ kết quả đó, Trung tâm đã đưa ra một số khuyến nghị sửa đổi quan trong cho mạng NGN của VNPT.

Nhanh, nhạy, chu đáo, năng động, say mê tìm tòi, khám phá cái mới từ yêu cầu thực tế và môi trường làm việc để tìm thấy công việc là bí quyết thành công của anh.

  • Hà Phương

Các tin tức khác:

Phần mềm giải nhất trí tuệ Việt Nam iCMS đang đi vào cuộc sống

Tiềm năng thị trường di động VN là ẩn số hấp dẫn

Microsoft cung cấp miễn phí giản đồ Visio XML

Tự bảo trì máy vi tính

Sony Ericsson tổ chức bình chọn 100 bài hát yêu thích nhất

“Môbai” hè 2005: âm nhạc lên ngôi!

Thành lập cơ quan chuyên trách về kết nối mạng viễn thông

Thẻ thông minh và cảm ứng nhận dạng vân tay thế hệ mới

Hà Nội: Đăng ký ĐT cố định chỉ cần chứng minh thư

Microsoft sẽ chia sẻ thêm tài sản trí tuệ

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone