Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Xây dựng thương hiệu thông qua thiết kế website
Trước hết một câu hỏi quen thuộc nhưng không phải ai cũng trả lời chính xác:
-Thương hiệu là gì? Theo định nghĩa của Hiệp hội marketing Mỹ (AMA - The American Marketing Association), thương hiệu có thể là tên (name), thuật ngữ (term), ký hiệu (sign), biểu tượng (symbol) hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên để nhận biết hàng hóa hay dịch vụ được bán ra trên thị trường và nhằm làm họ khác biệt với những nhà cung cấp khác. Và chúng ta thường gặp nhất thương hiệu ở biểu tượng. Biểu tượng được thiết kế để đại diện cho một cái gì đó và một thương hiệu có nghĩa là bao gồm sự liên tưởng, trải nghiệm và tính riêng biệt trong một kết cấu trừu tượng đó.
Kết cấu này có thể được gợi lên bằng việc sử dụng nhất quán các hình ảnh, âm thanh, cụm từ và logo khi khách hàng tìm bạn. Thương hiệu rất quan trọng, nó giúp bạn có được khách hàng và cũng giúp bạn giữ được họ.
Điều này được làm bằng cách đánh thức các liên kết và các kinh nghiệm của bạn trước đó đã có với thương hiệu, hoặc thông qua quảng cáo đã thấy, khi bạn tiếp cận với thương hiệu ở giai đoạn quan trọng. Ví dụ, khi quyết định mua một sản phẩm này từ một loại các sản phẩm tương tự.
Thương hiệu là thiết đặt các kỳ vọng, và khi đối mặt với những người không chắc chắn, họ thường có xu hướng lựa chọn phương án an toàn hơn. Người ta biết phải kỳ vọng vào thương hiệu họ đã biết.
Xây dựng thương hiệu là một quá trình phức tạp được thực hiện trên tất cả các loại phương tiện truyền thông, từ các sản phẩm đóng gói, quảng cáo truyền hình và quảng cáo trên báo in, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Dĩ nhiên xây dựng thương hiệu cũng được áp dụng cho thiết kế web.
Cho dù bạn xây dựng website cho thương hiệu hàng triệu đô la hay chỉ blog cá nhân, xây dựng thương hiệu qua web vẫn mang đầy đủ các lý do trên.
Dưới đây là 9 thủ thuật giúp bạn xây dựng một thương hiệu thông qua thiết kế web.
1. Màu sắc
Sự lựa chọn màu sắc là rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Màu sắc không chỉ là thẩm mỹ mà nó kích thích các cảm xúc và mang lại những liên kết tiềm thức với rất nhiều thứ.
Ví dụ, màu đỏ là một màu tượng trưng cho niềm đam mê, năng lượng, quyền lực và sự hứng khởi. Bởi vì điều này, nó thường là một sự lựa chọn màu sắc cho các thương hiệu trong các ngành giải trí.
Các màu sắc khác nhau mang lại các liên kết và hiệu ứng khác nhau. Màu xanh lá cây tượng trưng cho thiên nhiên, môi trường, lợi nhuận, tiền bạc và sức khỏe nên hay được dùng trong lĩnh vực tài chính. Nó cũng là một màu mang lại sự ôn hòa, đó là lý do tại sao các bệnh viện thường là các bức tường sơn màu xanh lá cây.
Khi chọn một màu cho thương hiệu của bạn, nghiên cứu các hiệu ứng và liên kết của nó để xem liệu nó có thích hợp đại diện cho thương hiệu của bạn không. Cũng lưu ý rằng các nền văn hóa khác nhau có thể có những liên kết cùng một màu sắc với những ý nghĩa khác nhau, do đó, vậy bạn nên kiểm tra xem màu sắc của bạn có ý nghĩa như điều bạn nghĩ trong thị trường mà bạn kinh doanh hay không?
2. Tính cách
Thương hiệu của bạn có đặc điểm nhận dạng chưa? Truyền cho thương hiệu của bạn với một ít tích cách có thể giúp bạn xác định được chỗ đứng của nó.
Thương hiệu của bạn có đầy đủ sự ổn định và an toàn để khách hàng của bạn có thể chắc chắn chọn bạn không nếu bạn là một công ty tài chính? Hay thương hiệu của bạn lại trẻ trung, gần gũi nếu bạn là một mạng xã hội?
Nhiều người sử dụng các sản phẩm và thương hiệu để xác định mình thuộc tầng lớp hay típ người nào, do đó, hình dạng đặc điểm thương hiệu của bạn hướng tới cái gì mà đối tượng của bạn sẽ muốn liên kết với chính họ.
Thuyết hình người là sự quy kết của phẩm chất con người và tính cách với những thứ khác như con vật hay đối tượng. Truyền cho thương hiệu của bạn các yếu tố của thuyết này là một cách tốt để xây dựng đặc điểm nhận dạng cho thương hiệu của bạn.
Con chim nhỏ màu xanh của Twitter là mình chứng rất hiệu quả cho điều này; tất cả các website hay phương tiện truyền thông mà các fan hâm mộ Twitter tạo tính năng riêng của họ đều là biến thể của nó. Họ có thể muốn nó hơi khác một chút nhưng vẫn có thể nhận biết ngay là biểu tượng của Twitter.
3. Cảm xúc
Cảm xúc là một yếu tố cần xem xét khi xây dựng thương hiệu của bạn. Những cảm giác và cảm xúc nào bạn muốn người dùng trải nghiệm khi họ truy cập trang web của bạn? Sắp xếp những gì mà bạn muốn chúng liên kết tới thương hiệu của bạn?
Việc thiết kế trang web của bạn không nên hoàn toàn chỉ làm theo các xu hướng thiết kế mới nhất, nó nên được quyết định về cảm xúc và ý tưởng mà bạn muốn thương hiệu của bạn thể hiện trong dự án, và sau đó thiết kế sẽ chỉ phải làm điều đó.
4. Tính nhất quán
Để xây dựng một thương hiệu thành công bạn cần làm nó trở nên dễ nhớ. Bạn đã làm gì để mọi người nhớ đến nó? Bạn nhắc lại chúng một cách liên tục.
Tính nhất quán trong suốt các thiết kế web của bạn được xây dựng trên sự lựa chọn những cái bạn đã thực hiện trước đó liên quan đến các tính cách của thương hiệu và gợi lên sự liên kết cảm xúc. Giữ tính nhất quán về màu sắc, hình ảnh và font chữ trong toàn bộ trang web để đảm bảo trang web của bạn mang một hình ảnh thống nhất.
Tính nhất quán của Skype là tích hợp các yếu tố thương hiệu của họ xuyên suốt các phương tiện truyền thông tiếp thị của họ, kể cả trên website như là: màu xanh, đám mây trắng 2D ở trên cùng và cầu vồng sặc sỡ
5. Dùng lại mã và hình ảnh
Giao diện và hình ảnh nhất quán cho phép bạn sử dụng lại nhiều hơn nội dung của mình như là stylesheet và hình ảnh. Điều đó có nghĩa là website của bạn sẽ được tải nhanh hơn và người dùng không cần download quá nhiều thứ - những hình ảnh và CSS đã được lưu vào bộ đệm (cache).
Trang Apple.com tích hợp rất nhiều logo của họ trên thanh định hướng, đưa các thương hiệu của họ vào các trang web.
6. Kích thước và vị trí của logo
Vị trí thường được chấp nhận khi đặt logo của bạn trên website là góc trái phía trên của trang. Vị trí này là nơi phần lớn mọi người sẽ nhìn khi mở site của bạn và nó cũng thường được dùng để đặt link quay lại trang chủ. Nhưng vị trí chỉ là một yếu tố, kích thước là rất quan trọng. Phải đảm bảo rằng logo của bạn đủ lớn ở vị trí thứ hai hay thứ ba mà mọi người sẽ nhớ khi vào trang của bạn
7. Gợi ý có ích
Khi người dùng vào thăm website của bạn lần đầu tiên, họ sẽ mất vài giây đầu để định hướng cho chính họ. Liệu đây có đúng là site họ cần? Nó trông có thú vị không? Nó về cái gì? Để trả lời các câu hỏi trên, bạn nên cung cấp các gợi ý có giá trị một cách ngắn gọn và rõ ràng cho khách hàng.
Gợi ý này nên là một câu ngắn gọn tại vị trí nổi bật trên website. Nó có thể ở vị trí ngay cạnh logo để khi một khách mới đọc tiêu đề của site họ có thể theo dõi luôn các gợi ý đó.
Trong một vài từ giải thích chính xác những lợi ích nào website của bạn cung cấp cho người dùng, để họ biết không chỉ trang web của bạn về cái gì mà còn tại sao họ nên truy cập tiếp nó.
8. Giọng điệu
Ngôn ngữ bạn dùng trên website của mình cần nhấn mạnh vào các đặc trưng và tính cách thương hiệu của bạn. Nếu thương hiệu của bạn mang tính chất thân thiện, khiêm tốn, chân thành, công chúng mục tiêu của bạn là giới trẻ, có hiểu biết về kỹ thuật, thì giọng điệu vui vẻ và không quá nghiêm túc có thể rất tốt cho bạn.
Một cách khác, nếu bạn đang xây dựng website cho một ngân hàng thì giọng điệu phải rất nghiêm túc.
Nó không chỉ là những gì bạn nói – mà nó là bạn nói như thế nào. Bạn có thể nói cùng một điều nhưng bằng giọng khác nhau và nhận được cùng một ý nghĩa trên, nhưng tùy tính cách mà giọng điệu sẽ khác nhau, nên chọn một giọng điệu phù hợp với đặc điểm thương hiệu của công chúng mục tiêu của bạn.
9. Tính duy nhất
Có các yếu tố trên sẽ chỉ giúp bạn đi xa hơn một chút, bởi vì còn một yếu tố cực kỳ quan trọng khi xây dựng thương hiệu là Tính duy nhất.
Nếu website của bạn trông giống của đối thủ, thì điều đó liệu có gây ấn tượng cho khách hàng? Bằng cách nào khách hàng tiềm năng của bạn phân biệt được sự khác nhau giữa hai cái? Bằng cách nỗ lực sáng tạo ra giao diện mang tính duy nhất, bạn không chỉ tạo ra sự nổi bật so với đối thủ mà còn làm bạn trở nên đáng ghi nhớ, điều đó có nghĩa bạn có cơ hội tốt hơn để khách hàng quay trở lại website của bạn nhiều lần.
Tổng kết
Xây dựng một thương hiệu mạnh là rất quan trọng không chỉ cho một tập đoàn lớn mà còn cho các các công ty nhỏ, thậm chí là cá nhân. Xây dựng thương hiệu giúp chúng ta trở nên khác biệt trong thời buổi cạnh tranh và nhanh chóng đánh giá được chất lượng.
Website là một nền tảng tuyệt vời để xây dựng thương hiệu, vì vậy điều quan trọng là không bỏ qua việc xây dựng thương hiệu khi thiết kế web của bạn. Hãy chắc chắn là đã sử dụng tất cả các kỹ thuật khác nhau để làm cho thương hiệu của bạn mạnh mẽ và hiệu quả.
-Thương hiệu là gì? Theo định nghĩa của Hiệp hội marketing Mỹ (AMA - The American Marketing Association), thương hiệu có thể là tên (name), thuật ngữ (term), ký hiệu (sign), biểu tượng (symbol) hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên để nhận biết hàng hóa hay dịch vụ được bán ra trên thị trường và nhằm làm họ khác biệt với những nhà cung cấp khác. Và chúng ta thường gặp nhất thương hiệu ở biểu tượng. Biểu tượng được thiết kế để đại diện cho một cái gì đó và một thương hiệu có nghĩa là bao gồm sự liên tưởng, trải nghiệm và tính riêng biệt trong một kết cấu trừu tượng đó.
Điều này được làm bằng cách đánh thức các liên kết và các kinh nghiệm của bạn trước đó đã có với thương hiệu, hoặc thông qua quảng cáo đã thấy, khi bạn tiếp cận với thương hiệu ở giai đoạn quan trọng. Ví dụ, khi quyết định mua một sản phẩm này từ một loại các sản phẩm tương tự.
Thương hiệu là thiết đặt các kỳ vọng, và khi đối mặt với những người không chắc chắn, họ thường có xu hướng lựa chọn phương án an toàn hơn. Người ta biết phải kỳ vọng vào thương hiệu họ đã biết.
Xây dựng thương hiệu là một quá trình phức tạp được thực hiện trên tất cả các loại phương tiện truyền thông, từ các sản phẩm đóng gói, quảng cáo truyền hình và quảng cáo trên báo in, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Dĩ nhiên xây dựng thương hiệu cũng được áp dụng cho thiết kế web.
Cho dù bạn xây dựng website cho thương hiệu hàng triệu đô la hay chỉ blog cá nhân, xây dựng thương hiệu qua web vẫn mang đầy đủ các lý do trên.
Dưới đây là 9 thủ thuật giúp bạn xây dựng một thương hiệu thông qua thiết kế web.
1. Màu sắc
Sự lựa chọn màu sắc là rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu. Màu sắc không chỉ là thẩm mỹ mà nó kích thích các cảm xúc và mang lại những liên kết tiềm thức với rất nhiều thứ.
Ví dụ, màu đỏ là một màu tượng trưng cho niềm đam mê, năng lượng, quyền lực và sự hứng khởi. Bởi vì điều này, nó thường là một sự lựa chọn màu sắc cho các thương hiệu trong các ngành giải trí.
Các màu sắc khác nhau mang lại các liên kết và hiệu ứng khác nhau. Màu xanh lá cây tượng trưng cho thiên nhiên, môi trường, lợi nhuận, tiền bạc và sức khỏe nên hay được dùng trong lĩnh vực tài chính. Nó cũng là một màu mang lại sự ôn hòa, đó là lý do tại sao các bệnh viện thường là các bức tường sơn màu xanh lá cây.
Khi chọn một màu cho thương hiệu của bạn, nghiên cứu các hiệu ứng và liên kết của nó để xem liệu nó có thích hợp đại diện cho thương hiệu của bạn không. Cũng lưu ý rằng các nền văn hóa khác nhau có thể có những liên kết cùng một màu sắc với những ý nghĩa khác nhau, do đó, vậy bạn nên kiểm tra xem màu sắc của bạn có ý nghĩa như điều bạn nghĩ trong thị trường mà bạn kinh doanh hay không?
Thương hiệu của bạn có đặc điểm nhận dạng chưa? Truyền cho thương hiệu của bạn với một ít tích cách có thể giúp bạn xác định được chỗ đứng của nó.
Thương hiệu của bạn có đầy đủ sự ổn định và an toàn để khách hàng của bạn có thể chắc chắn chọn bạn không nếu bạn là một công ty tài chính? Hay thương hiệu của bạn lại trẻ trung, gần gũi nếu bạn là một mạng xã hội?
Nhiều người sử dụng các sản phẩm và thương hiệu để xác định mình thuộc tầng lớp hay típ người nào, do đó, hình dạng đặc điểm thương hiệu của bạn hướng tới cái gì mà đối tượng của bạn sẽ muốn liên kết với chính họ.
Thuyết hình người là sự quy kết của phẩm chất con người và tính cách với những thứ khác như con vật hay đối tượng. Truyền cho thương hiệu của bạn các yếu tố của thuyết này là một cách tốt để xây dựng đặc điểm nhận dạng cho thương hiệu của bạn.
Con chim nhỏ màu xanh của Twitter là mình chứng rất hiệu quả cho điều này; tất cả các website hay phương tiện truyền thông mà các fan hâm mộ Twitter tạo tính năng riêng của họ đều là biến thể của nó. Họ có thể muốn nó hơi khác một chút nhưng vẫn có thể nhận biết ngay là biểu tượng của Twitter.
3. Cảm xúc
Cảm xúc là một yếu tố cần xem xét khi xây dựng thương hiệu của bạn. Những cảm giác và cảm xúc nào bạn muốn người dùng trải nghiệm khi họ truy cập trang web của bạn? Sắp xếp những gì mà bạn muốn chúng liên kết tới thương hiệu của bạn?
Việc thiết kế trang web của bạn không nên hoàn toàn chỉ làm theo các xu hướng thiết kế mới nhất, nó nên được quyết định về cảm xúc và ý tưởng mà bạn muốn thương hiệu của bạn thể hiện trong dự án, và sau đó thiết kế sẽ chỉ phải làm điều đó.
4. Tính nhất quán
Để xây dựng một thương hiệu thành công bạn cần làm nó trở nên dễ nhớ. Bạn đã làm gì để mọi người nhớ đến nó? Bạn nhắc lại chúng một cách liên tục.
Tính nhất quán trong suốt các thiết kế web của bạn được xây dựng trên sự lựa chọn những cái bạn đã thực hiện trước đó liên quan đến các tính cách của thương hiệu và gợi lên sự liên kết cảm xúc. Giữ tính nhất quán về màu sắc, hình ảnh và font chữ trong toàn bộ trang web để đảm bảo trang web của bạn mang một hình ảnh thống nhất.
Tính nhất quán của Skype là tích hợp các yếu tố thương hiệu của họ xuyên suốt các phương tiện truyền thông tiếp thị của họ, kể cả trên website như là: màu xanh, đám mây trắng 2D ở trên cùng và cầu vồng sặc sỡ
5. Dùng lại mã và hình ảnh
Giao diện và hình ảnh nhất quán cho phép bạn sử dụng lại nhiều hơn nội dung của mình như là stylesheet và hình ảnh. Điều đó có nghĩa là website của bạn sẽ được tải nhanh hơn và người dùng không cần download quá nhiều thứ - những hình ảnh và CSS đã được lưu vào bộ đệm (cache).
Trang Apple.com tích hợp rất nhiều logo của họ trên thanh định hướng, đưa các thương hiệu của họ vào các trang web.
6. Kích thước và vị trí của logo
Vị trí thường được chấp nhận khi đặt logo của bạn trên website là góc trái phía trên của trang. Vị trí này là nơi phần lớn mọi người sẽ nhìn khi mở site của bạn và nó cũng thường được dùng để đặt link quay lại trang chủ. Nhưng vị trí chỉ là một yếu tố, kích thước là rất quan trọng. Phải đảm bảo rằng logo của bạn đủ lớn ở vị trí thứ hai hay thứ ba mà mọi người sẽ nhớ khi vào trang của bạn
7. Gợi ý có ích
Khi người dùng vào thăm website của bạn lần đầu tiên, họ sẽ mất vài giây đầu để định hướng cho chính họ. Liệu đây có đúng là site họ cần? Nó trông có thú vị không? Nó về cái gì? Để trả lời các câu hỏi trên, bạn nên cung cấp các gợi ý có giá trị một cách ngắn gọn và rõ ràng cho khách hàng.
Gợi ý này nên là một câu ngắn gọn tại vị trí nổi bật trên website. Nó có thể ở vị trí ngay cạnh logo để khi một khách mới đọc tiêu đề của site họ có thể theo dõi luôn các gợi ý đó.
Trong một vài từ giải thích chính xác những lợi ích nào website của bạn cung cấp cho người dùng, để họ biết không chỉ trang web của bạn về cái gì mà còn tại sao họ nên truy cập tiếp nó.
8. Giọng điệu
Ngôn ngữ bạn dùng trên website của mình cần nhấn mạnh vào các đặc trưng và tính cách thương hiệu của bạn. Nếu thương hiệu của bạn mang tính chất thân thiện, khiêm tốn, chân thành, công chúng mục tiêu của bạn là giới trẻ, có hiểu biết về kỹ thuật, thì giọng điệu vui vẻ và không quá nghiêm túc có thể rất tốt cho bạn.
Một cách khác, nếu bạn đang xây dựng website cho một ngân hàng thì giọng điệu phải rất nghiêm túc.
Nó không chỉ là những gì bạn nói – mà nó là bạn nói như thế nào. Bạn có thể nói cùng một điều nhưng bằng giọng khác nhau và nhận được cùng một ý nghĩa trên, nhưng tùy tính cách mà giọng điệu sẽ khác nhau, nên chọn một giọng điệu phù hợp với đặc điểm thương hiệu của công chúng mục tiêu của bạn.
9. Tính duy nhất
Có các yếu tố trên sẽ chỉ giúp bạn đi xa hơn một chút, bởi vì còn một yếu tố cực kỳ quan trọng khi xây dựng thương hiệu là Tính duy nhất.
Nếu website của bạn trông giống của đối thủ, thì điều đó liệu có gây ấn tượng cho khách hàng? Bằng cách nào khách hàng tiềm năng của bạn phân biệt được sự khác nhau giữa hai cái? Bằng cách nỗ lực sáng tạo ra giao diện mang tính duy nhất, bạn không chỉ tạo ra sự nổi bật so với đối thủ mà còn làm bạn trở nên đáng ghi nhớ, điều đó có nghĩa bạn có cơ hội tốt hơn để khách hàng quay trở lại website của bạn nhiều lần.
Tổng kết
Xây dựng một thương hiệu mạnh là rất quan trọng không chỉ cho một tập đoàn lớn mà còn cho các các công ty nhỏ, thậm chí là cá nhân. Xây dựng thương hiệu giúp chúng ta trở nên khác biệt trong thời buổi cạnh tranh và nhanh chóng đánh giá được chất lượng.
Website là một nền tảng tuyệt vời để xây dựng thương hiệu, vì vậy điều quan trọng là không bỏ qua việc xây dựng thương hiệu khi thiết kế web của bạn. Hãy chắc chắn là đã sử dụng tất cả các kỹ thuật khác nhau để làm cho thương hiệu của bạn mạnh mẽ và hiệu quả.