Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

"Thế giới @" và thế giới ảo

Việt Nam chính thức hòa nhập vào thế giới mạng chỉ từ năm 1997. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng hằng năm khá cao (khoảng 50%), đến nay trên toàn quốc đã có trên 2 triệu người sử dụng Internet. Cái thế giới ảo ngày càng trở nên gần gũi... Một thế hệ @ ăn - uống - yêu - làm việc cùng thế giới ảo Internet với các dịch vụ: chat, e-mail, thiệp điện tử (E-card), game, nhạc...lập tức đã hình thành ngay một "thế giới @". Thôi thì lắm chuyện bi hài diễn ra trong một năm qua. Từ những cuộc tình "viễn chinh" để lại nhiều tác động xã hội không nhỏ như chuyện cô gái 19 tuổi vì yêu qua chat rồi theo lời người yêu bay ra tận Hà Nội và "té lầu" mà đến nay chưa rõ nguyên nhân. Hoặc mới đây, đầu tháng 11/2003, một cô gái 17 tuổi từ Bến Tre vì lời đường mật của một anh chàng xưng là "sinh viên Đại học Cần Thơ" nên bán đôi bông tai thuê xe Honda ôm qua Tây Đô để gặp người trong mộng. Buồn thay, nét chân quê của nàng không tạo nên "cú sét" nên chàng bỏ rơi nàng tại một điểm Internet công cộng và "biến mất". Những trò đùa này để lại những "vết đen" làm mất niềm tin vào "thế giới @". Một số thanh niên khác lại đam mê sự biến hóa khôn lường của công nghệ thông tin đã tập họp nhau lại cùng mày mò, học lóm trên các diễn đàn để "tấn công các trang web" và thách đấu lẫn nhau. Năm 2003 cũng là năm mà sự ra đời cũng như các cuộc chiến giữa các hacker xuất hiện dày đặc nhất. Những cuộc chiến như vậy gây nhiều xung đột và để lại không ít hậu quả cho các trang web bị tàn phá tan hoang. Tuy nhiên, ở mặt tích cực, nhờ sự khẳng định mình của giới hacker mà xã hội bắt đầu quan tâm đến vấn đề bảo mật. Việc quấy rối trên mạng ngày càng gia tăng trên thế giới, theo ước lượng của Tổ chức Dữ liệu quốc tế IDC, "Thư rác chiếm tới 60% lưu lượng giao thông trên Internet, và sẽ tăng lên đến 70% vào cuối năm nay. Lượng e-mail cũng tăng từ dưới 1 tỉ thư/ngày vào 1996 lên tới 25 tỉ thư/ngày như hiện nay". Ở trong nước cũng vậy, nhiều doanh nghiệp tận dụng e-mail để phát tán thư quảng cáo càng làm cho tốc độ đường truyền thêm ì ạch. Thông qua mạng Internet, dịch vụ e-book bắt đầu hình thành mà ở Việt Nam hiện thegioiao.com (thế giới ảo) là nơi dẫn đầu với hàng nghìn quyển sách điện tử thuộc loại chuyên ngành, ngay cả thư viện cũng khó tìm được. Nhiều thanh thiếu niên Việt Nam nhờ chăm chỉ học qua mạng đã có trong tay những tấm bằng chính hiệu do các trường danh tiếng trên thế giới cấp hoặc như một hacker thi rớt đại học nhưng đã lấy được bằng McSA (Master of Science in Administrator). Tên miền - cơ hội làm giàu cho... thế giới @? Gần đây, nhiều bài báo, nhiều thông tin liên tục nhấn mạnh về tình trạng mất tên miền của các doanh nghiệp lớn. Thậm chí, địa danh cơ quan quản lý nhà nước... cũng bị "xí phần" trước mà chẳng mấy ai quan tâm. Đối với cư dân "thế giới @", tên miền chính là cơ hội để họ hy vọng hốt bạc. Nhiều "cư dân" đã đầu tư tiền bạc không ít để đầu tư mua tên miền cấp 1 từ 5-6 năm nay. Tuy nhiên, tại Việt Nam, tên miền theo quy định mới sẽ là những tên miền cấp 2 với domain là com.vn (hoặc org.vn, gov.vn). Do đó, những "cư dân" đã lỡ xí phần các domain cấp 1 (.com/.org/.net/.gov hay .biz) nhằm kinh doanh lại tên miền đã không thỏa được mộng ước làm cản trở việc đăng ký tên miền trùng tên thương hiệu. Thế là, giới IT (công nghệ thông tin) lại kháo nhau rằng: "Đã lỡ đầu tư mua domain rồi, bây giờ theo quy định đó thì làm sao bán lại, thôi cứ cho treo đại một thông tin đại loại như "trang này đã ngưng hoạt động" hay "đã bị hack bởi..." là xong". Không biết khổ chủ thương hiệu sẽ nghĩ sao khi khách hàng search web nhấp chuột vào nhầm trang web mang tính chất làm tổn thương thương hiệu của mình như thế. Bi hài thế giới ảo Lắm tiện dụng nhưng cũng lắm bi hài chung quanh thế giới ảo và những cư dân thuộc "thế giới @", nếu chẳng may bất cẩn ắt sẽ nếm nhiều quả đắng. Từ năm 1998, một số thương nhân có tên tuổi tại TP Hồ Chí Minh bất chợt nhận được những lá thư "mang niềm hy vọng trở thành triệu phú" khi được người gửi mời hợp tác chuyển tiền từ bên ngoài vào Việt Nam, sau đó "cưa đôi" số tiền đã chuyển. Lý do được nêu rất đa dạng, có lúc do "Ba tôi là tỉ phú ở Ả Rập qua đời nên tài sản không thể lấy được, phải chuyển tiền theo hợp đồng mới hợp pháp". Khi thì do "Mất chứng thư chứng nhận nên không thể lấy tiền mặt mà chỉ có thể chuyển khoản", lúc thì bảo "Cần tiền đối ứng mới chuyển ngân ra khỏi quốc gia"... Muôn vàn câu chuyện như thế chỉ để kết thúc ở yêu cầu "Bạn hãy cho biết số tài khoản của bạn ở ngân hàng", cao tay hơn thì đề nghị "Bạn chuyển một số tiền nhất định vào một tài khoản trung gian làm đối ứng để tiếp nhận hàng triệu đô la sẽ được chuyển về". Những thông tin hết sức vu vơ trên những e-mail mà đã lừa được khối người. Vì thiếu kiến thức về tin học nên nhiều nạn nhân không thể biết rằng chỉ với số tài khoản, tên ngân hàng và đôi khi chỉ là số thẻ tín dụng bị lộ ra thì họ sẽ chẳng còn xu nào trong tài khoản bởi "tài năng" thanh toán qua mạng của các "chuyên gia đen" trong lĩnh vực thanh toán điện tử (e-payment) hiện quá siêu. Dự báo sẽ còn có lắm chuyện bi hài như thế hoặc hơn thế sẽ xảy ra trong năm 2004 khi công nghệ thông tin hiện vẫn đang phát triển với một tốc độ chưa từng thấy. Chỉ có một điều dự đoán đã hết sức chắc chắn là thế giới ảo đã chính thức "ăn, ngủ, nghỉ" cùng với thế giới thật chúng ta.

Các tin tức khác:

Trung Quốc sắp có tiểu thuyết trên SMS

Câu chuyện về sự thành công với công nghệ CDMA của Hàn Quốc

Wallon tấn công Windows Media Player

Tạo nhanh album bằng Flash Album Creator

Hơn 400 lỗ hổng bảo mật trong quý II

Hết chữ cái cho NetSky; Mimail, Blaster tiếp tục nhân bản

Ai quản lý "chìa khoá" của giao dịch điện tử?

Lab thực hành CCNA: Khái quát

Microsoft mã mở hóa hay cô lập mã mở?

Lạc vào thế giới USB!

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone