Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Bình chọn 10 sự kiện CNTT thế giới nổi bật năm 2003 của IDG

Sau một thời kỳ 3 năm bấp bênh đầy thăng trầm, nền công nghệ thông tin thế giới đã trở lại bình yên hơn một chút trong năm 2003. Năm nay dường như là thời gian nghỉ ngơi của những đại gia thâu tóm và sáp nhập, những vụ đổ vỡ tư bản độc quyền, những vụ scandal doanh nghiệp viết nên sử sách, và chu kỳ bùng nổ và đổ vỡ vốn đầy phấn khích nhưng cũng không kém kinh hoàng. Tuy nhiên, các nhà quản lý IT vẫn phải đối mặt với thử thách như: Những cuộc tấn công liên tiếp của vô số loại sâu và virus hiểm ác, nhu cầu truy cập không dây của người dùng thiết bị cầm tay tăng mạnh, cũng như việc phải tìm ra cách vận dụng công nghệ tính toán 64-bit vào các hệ thống của họ. Các vấn đề IT lan tràn sang lĩnh vực cộng đồng, khi các nhà làm luật trên khắp thế giới đã phải vật lộn với spam mail, cùng những thử thách phát sinh từ xu thế thuê gia công ngoài bên kia đại dương của các đại gia IT Mỹ (offshore outsourcing). Người dùng gia đình trong năm nay cũng nhận thấy một số lượng đang gia tăng nhanh chóng của các sản phẩm điện tử tiêu dùng nhắm vào họ. Đặc biệt là các sản phẩm này được cung cấp bởi những hãng từ trước đến nay chỉ tập trung duy nhất vào thị trường máy tính. Trong khi đó, mọi người vẫn để mắt dõi theo sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu. Khi năm hết tết đến, đây là những dấu hiệu báo trước có thể kích thích mức chi tiêu IT thế giới, và như thông thường, các nhà phân tích công nghệ có hàng loạt ý tưởng cho tương lai của mức chi tiêu IT năm tới. Sau đây là 10 vấn đề IT thế giới có ảnh hưởng lớn trong năm 2003 do hãng nghiên cứu thị trường IDG lựa chọn, không sắp xếp nhất thiết theo mức độ quan trọng: 1. SCO làm chao đảo con thuyền Linux Trong khi tất cả mọi thứ đều mở ra tươi sáng cho hệ điều hành Linux, một công ty của Mỹ có tên SCO đã làm rung chuyển thế giới nguồn mở, khi tuyên bố hệ điều hành này đã ăn cắp một số mã nguồn Unix mà hãng giữ bản quyền. Khi SCO Group Inc. đâm đơn kiện vào tháng 3 cáo buộc IBM đã ăn cắp các bí mật thương mại, người dùng Linux đã nhận thấy động thái này không chỉ là một vấn đề tranh chấp trong hợp đồng. SCO quả quyết IBM đã lấy các mã nguồn độc quyền của Unix để cung cấp ra cộng đồng nguồn mở. Hành động này đã làm vẩn đục 'nguồn nước' hợp pháp của những tín đồ phần mềm nguồn mở. Một số người trong số này tin rằng các cáo buộc của SCO có thể ngăn cản khả năng phân phối lại mã nguồn của người dùng Linux. Tuy nhiên, các chính phủ và hãng phần mềm nguồn mở trên thế giới vẫn tiếp tục phát triển các biến thể mới của Linux và thúc đẩy phần mềm nguồn mở như một lựa chọn thay thế cho Windows của Microsoft. Trước những cơn gió mạnh của sự biến đổi, cánh buồm của Linux không có vẻ sẽ bị hạ gục bởi vụ kiện của SCO, nhưng cuộc cãi cọ pháp lý này chắc chắn đã gây ra những cú sốc liên tiếp cho cộng đồng nguồn mở. 2. Oracle, PeopleSoft, và JD Edwards, vụ sáp nhập - thâu tóm đình đám nhất năm Các tranh cãi pháp lý cũng gia tăng kịch tính trong vụ sáp nhập kép nổi cộm trong năm. Bắt đầu là việc hãng PeopleSoft thâu tóm lại đối thủ trên thị trường ERP (enterprise resource planning), hãng phần mềm doanh nghiệp J.D. Edwards. Hành động này là mối đe doạ với Oracle, vi sau khi thâu tóm được J.D. Edwards, PeopleSoft sẽ trở thành hãng cung cấp phần mềm quản trị doanh nghiệp lớn thứ hai thế giới, vượt qua Oracle và chỉ đứng sau SAP của Đức. Chính vì thế Oracle đã lập tức ra giá mua lại toàn bộ PeopleSoft để phá ngang vụ sáp nhập, cũng như để nuốt 'con cá bé' trước khi nó 'phình' ra quá to. Tuy nhiên, PeopleSoft đã hoàn tất được việc sáp nhập với J.D. Edwards, còn Oracle đành quyết tâm dốc túi chơi 'sát ván' với mục tiêu mua bằng được đối thủ với giá 5,1 tỷ USD. Để tự phòng vệ trước các nỗ lực ác ý của Oracle, PeopleSoft đã bán ra thị trường một lượng cổ phiếu lớn nhằm nâng giá thành mua lại công ty lên mức mà Oracle không thể mua nổi, cũng như lập ra các chính sách bồi thường cho khách hàng trong trường hợp bị thâu tóm và ngừng hỗ trợ sản phẩm, nhằm chặn họng Oracle, vì hãng này từng gióng trước sẽ ngừng cung cấp các sản phẩm của PeopleSoft nếu mua lại được đối thủ. 3. Spam phát triển quá tải, trở thành vấn nạn trên phạm vi toàn cầu Cùng việc công nghệ len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống thường ngày để phục vụ cuộc sống, nó cũng mang theo những phiền toái và rác rưởi qua những e-mail không mời mà đến. Số lượng thư rác vượt quá mức chịu đựng của người dùng, trở thành vấn đề xã hội và chính trị bức xúc của nhiều quốc gia. Năm nay, spam đã trở thành động cơ cho các động thái chính trị ở cả châu Âu và Mỹ. Tháng 10, một thoả thuận chống spam đã có hiệu lực đối với 15 nước thành viên EU. Vài tuần sau, Quốc hội Mỹ hoàn tất dự luật chống spam và hiện tại đã được tổng thống Bush thông qua thành luật chống spam đầu tiên trên thế giới. Bang Virginia của Mỹ cũng đã đưa ra xét xử hai tội phạm chuyên phát tán spam với mức án có thể lên tới 20 năm tù. Tuy nhiên, luật chống spam này bị những người phản đối chỉ trích là chưa có hiệu quả ngăn chặn những kẻ gieo rắc spam, vì không quy định người gửi bắt buộc phải có sự đồng ý của người nhận, mà yêu cầu người nhận phải tự 'dán tem' không nhận spam cho mình qua các hình thức như đăng ký vào danh sách cấm gửi thư rác. Các chuyên gia công nghệ thì khuyên người dùng không nên trông cậy vào các bộ luật chống spam, mà nên dựa vào các phần mềm lọc thư chuyên dụng. 4. Xu hướng thuê nhân sự nước ngoài: Một người có việc = một người mất việc Các công ty phương Tây liên tục chuyển đổi việc làm từ bản địa sang các quốc gia chuyên outsource tại châu Á và Âu như Ấn Độ, Trung Quốc, Rumani, Nga, Ghana, Philippines... để tận dụng nguồn nhân công giá rẻ khiến thị trường việc làm công nghệ cao tại các nước phát triển đảo lộn. Một nhân viên châu Á có việc làm sẽ đồng nghĩa một nhân viên tại Mỹ bị mất việc. Giá trị của các dịch vụ IT mà các tập đoàn Mỹ bỏ ra cho lực lượng lao động thuê ngoài sẽ tăng gấp đôi trong năm tới, lên mức 16 tỷ USD, và dự kiến sẽ tăng gấp ba, 46 tỷ USD, vào năm 2007, theo IDC. Dự báo cho thấy nhân công IT phương Tây sẽ phải đối diện với sức cạnh tranh lớn hơn, các chính trị gia cùng những liên minh công đoàn gia tăng các biện pháp bảo vệ lực lượng lao động IT trong nước. Các nhà lập pháp Mỹ ở một số bang đề xuất các dự luật chống thuê ngoài. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho các nước đang phát triển lợi dụng động lực công nghệ cao của phương Tây để đi tắt đón đầu, trong đó không loại trừ cả Việt Nam. 5. Slammer và các loại sâu máy tính khác đục ruỗng Internet Năm nay nổi lên các nạn dịch sâu máy tính với cơ chế lây lan nhanh chưa từng có, điển hình là sâu Slammer làm ngừng trệ mạng Internet với kỷ lục lây lan nhanh chưa từng thấy. Người dùng Internet lại được nhắc nhở về những nguy cơ bảo mật vốn luôn nhức nhối và chưa thể giải quyết hiệu quả. Tin tốt là các tổ chức bị Slammer tấn công đã củng cố các công nghệ bảo mật cao cấp hơn để phòng vệ trong tương lai. Còn tin xấu là các lỗ hổng bảo mật vẫn xuất hiện ngày càng nhiều, tạo điều kiện cho các hacker và các loại virus tiếp tục tàn phá người dùng, với dự báo các nguy cơ sẽ gia tăng trong năm tới. Slammer lợi dụng một lỗ hổng trong Microsoft SQL Server 2000 để lây nhiễm vào bộ nhớ động của các máy chủ dùng hệ quản trị CSDL này. Trong khi đó, dịch bệnh sâu Blaster, hoành hành suốt tháng 8 vừa qua, đã lây nhiễm vào các máy tính chạy Windows XP và Windows 2000. Các chuyên gia ước tính số lỗ hổng xuất hiện trong năm 2003 đã tăng thêm 80% so với năm trước. Ngay khi các lỗ hổng vừa được phát hiện, người dùng sẽ đứng trước các nguy cơ bị tấn công vào tận ổ cứng của mình, cũng như mạng Internet trì trệ. 6. Cuộc cách mạng Wi-Fi - kết nối Net khi nhai hamburger Các điểm hotspot Wi-Fi đã được triển khai từ mùa xuân đầu năm, được phục vụ trong các quán ăn, nhà hàng với sự tiện nghi, chẳng hạn như khách hàng của McDonald cứ ăn bánh là được xài net. Các thiết bị di động nhờ đó cũng nở rộ với khả năng truy cập Wi-Fi, bao gồm cả PDA, laptop, và mới nhất là ĐTDĐ xài được Wi-Fi tại châu Á. Bộ chip Centrino của Intel chuyên cho các ứng dụng di động đã giúp thúc đẩy nhu cầu tính toán không dây. Trong khi đó, các chuẩn Wi-Fi mới như 8011.g, được kết hợp cùng công nghệ antena mới, cũng sẽ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của Wi-Fi. 7. AMD thúc đẩy công nghệ tính toán 64-bit vào thời điểm quan trọng Mặc dù không được đóng vai trò chủ đạo như Wi-Fi, công nghệ tính toán 64-bit chi phí thấp đã tiến thêm một bước lớn vào thời điểm quan trọng trong năm 2003. Advanced Micro Devices, (AMD) chàng David vĩnh cửu của gã khổng lồ Goliath Intel, đã chiếm ưu thế trên đấu trường bộ xử lý toàn cầu và đóng một vai trò cốt yếu trong thị trường tính toán 64-bit. AMD đã tung ra chip Opteron trong tháng 4 và bộ xử lý Athlon64 vào tháng 9, tiến trước Intel một bước dài trong xu thế tính toán 64-bit. Do các chip của mình có thể chạy cả các ứng dụng 32 và 64-bit, AMD hy vọng sẽ được đền đáp nhờ việc giúp các khách hàng giải quyết nốt những duyên nợ với nền tảng 32 bit, đồng thời có thể chuyển hẳn sang công nghệ 64-bit mà không cần phải thay thế toàn bộ hệ thống xử lý. Mặc dù người dùng cuối sẽ vẫn phải đợi các ứng dụng và hệ điều hành Windows XP 64-bit đến tận nửa sau năm 2004, sân chơi này cho phép người dùng có được những lợi thế như mã hoá video nhanh hơn, hiệu suất tính toán được cải thiện trên những ứng dụng phức tạp và nặng nề như CAD, cũng như hứa hẹn một môi trường game với những hiệu ứng hình ảnh sống động như thật. 8. Các đại gia PC hướng sang lĩnh vực điện tử tiêu dùng Khi thị trường các nước phát triển đã bão hoà với PC còn các nước đang phát triển chưa đủ tiềm lực kinh tế để trở thành một thị trường phát triển, các nhà sản xuất máy tính đã chuyển sang một thị trường mới: Đó là tận dụng ham muốn giải trí không bao giờ thoả mãn của người dùng, với các sản phẩm điện tử công nghệ cao cho các hộ gia đình. Mặc dù khái niệm hội tụ giữa điện tử tiêu dùng, truyền thông và công nghệ máy tính đã bén rễ từ cả một thập kỷ qua, năm 2003 là thời điểm kết trái của xu thế này, với các nhà đầu tư IT lao vào sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao như tivi số, máy nghe nhạc số cùng các thiết bị truyền thông cầm tay (bao gồm cả ĐTDĐ, PDA và máy game). Mặc dù Apple Computer đã cung cấp máy nghe nhạc số IPod từ năm 2001, còn các hãng công nghệ Nhật Bản như Sony, Toshiba... cũng đã cung cấp cả hai loại sản phẩm trong những năm gần đây, năm 2003 đánh dấu một bước ngoặt lớn cho các nhà sản xuất PC truyền thống. Các đại gia PC như Dell cũng đã cung cấp tivi màn hình phẳng LCD, Hewlett-Packard công bố các sản phẩm camera số, còn Gateway cung cấp một loạt các thiết bị điện tử tiêu dùng, gồm cả bộ game Xbox và các hệ thống giải trí gia đình. 9. Thị trường PC toàn cầu có dấu hiệu hồi sinh, mức chi tiêu IT tăng trưởng Mặc dù các sản phẩm điện tử tiêu dùng hứa hẹn một thị trường tiềm năng mới cho các nhà sản xuất PC, số phận của họ vẫn còn đặt cả vào thị trường truyền thống. Sau hơn một năm trì trệ và suy giảm doanh số, lượng tiêu thụ PC vào cuối năm 2003 đã tăng trưởng mạnh trở lại, dự kiến sẽ cao hơn 11% so với năm ngoái. tỷ lệ này sẽ đánh dấu mức tăng trưởng hai con số đầu tiên kể từ năm 2000. Mặc dù các dấu hiệu này thể hiện rõ nhất ở khu vực châu Á TBD và ở lĩnh vực điện tử tiêu dùng, sự gia tăng mức chi tiêu công nghệ trong các doanh nghiệp tại thị trường Mỹ cũng đã thúc đẩy mức tăng trưởng doanh số PC toàn cầu lên hơn 10%. Dự kiến doanh thu PC trong năm 2003 và 2004 sẽ đạt mức kỷ lục, vượt qua đỉnh cao năm 2000. Các hãng nghiên cứu thị trường như Gartner, IDC liên tục sửa lại mức dự đoán doanh số PC của năm nay và năm sau. Mức chi tiêu IT nóng trở lại một phần nhờ vào sự khởi sắc của nền kinh tế Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung. Lĩnh vực bán dẫn sẽ được hưởng lợi nhiều nhất từ sự hồi sinh này, với doanh số bán dẫn toàn cầu đạt từ 16-17% trong năm 2003, và dự kiến từ 19-20% trong năm 2004. 10. Câu chuyện kỳ diệu về phục hồi công nghệ không xảy ra, nhưng hứa hẹn một sự khởi đầu mới Đến cuối năm nay, các dự đoán lạc quan cho thị trường phần cứng đã kết hợp cùng những tin tức thị trường phục hồi khả quan. Đó là các tin tức như: Chỉ số công nghiệp Dow Jones đóng cửa ở mức trên 10.000 lần đầu tiên sau 18 tháng, các chuyển biến của thị trường chứng khoán Nasdaq để đưa cổ phiếu công nghệ vào trong danh sách 100 loại cổ phiếu cao nhất Nasdaq, với mức tăng trưởng hơn 40% của chỉ số này từ các mức trong năm 2002. Những điều này đã mang lại một sự khởi sắc 'vớt vát' cho năm 2003, với cảm nhận năm nay không phải là năm của những câu chuyện công nghệ: Dự đoán của những 'thầy bói' về sự phục hồi công nghệ trong năm 2002 đã sụp đổ hoàn toàn. Hiện tại, các nhà theo dõi công nghiệp đã bắt đầu nói về những công nghệ tạo nên biến chuyển mới trong năm nay, nhưng có vẻ chúng vẫn còn thiếu một 'bầu khí quyển mua sắm' mạnh mẽ hơn để có thể cất cánh. Nhìn về triển vọng hồi sinh mức chi tiêu công nghệ - IDC dự đoán mức chi tiêu IT toàn cầu sẽ tăng từ 6-8% trong năm 2004 - với những xu hướng công nghệ đang trở nên phổ biến như các tài nguyên tính toán tiện ích, hay tính toán theo nhu cầu (on-demand), với sự gia tăng của việc sử dụng các hệ thống máy tính giả rẻ tích hợp các chip Intel và hệ điều hành Linux.

Các tin tức khác:

Thuỵ Điển: Buộc tội hacker đột nhập vào mạng máy tính của Sony Ericsson

Quản lý sinh viên chỉ bằng một 'click'

FaceTime ra mắt phần mềm khoá P2P và truy tìm hành vi lợi dụng IM

''Đặt hàng'' văn bản luật qua SMS

Mất mật khẩu hệ thống và phương pháp phục hồi

VeriSign tiếp tục quản lý tên miền .net trong 6 năm tới

Thủ thuật với Microsoft PowerPoint

Marketing website

Toàn cảnh máy vi tính năm 2005

Firefox: lợi thì có lợi nhưng … phải cẩn thận

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone