Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Băn khoăn giá trị pháp lý của giao dịch điện tử

Dù khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Giao dịch điện tử trong điều kiện cách mạng công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, nhưng nhiều thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội rất băn khoăn về tính khả thi, về giá trị pháp lý của giao dịch điện tử.

Khơi mào cho buổi thảo luận sáng nay, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu nhận xét: "Làm dự luật này đã khó, nhưng để luật khả thi là cả một vấn đề lớn". Hiện nay cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của Việt Nam chưa phát triển, trình độ tin học của nhân dân chưa cao. "Ngay cả cán bộ nhà nước trình độ công nghệ còn thấp, nông thôn vùng sâu càng không có điều kiện mua máy tính nối mạng thì làm sao có thể thực hiện giao dịch điện tử?", Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Mạnh Hải phát biểu.

Ông Hải đề nghị xem lại phạm vi điều chỉnh của dự luật, có nên "ôm" cả 3 lĩnh vực dân sự, thương mại, hành chính và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định. Đặc biệt, dự luật cần khẳng định giao dịch điện tử không phải là phương thức giao dịch bắt buộc. Bà Nguyễn Thị Hoài Thu, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, đồng tình với ông Hải: "Luật phải để dân hiểu giao dịch điện tử không bắt buộc mà chỉ là một sự lựa chọn trong nhiều hình thức giao dịch".

Là cơ quan tham gia xây dựng dự luật, Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá băn khoăn về giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Theo khoản 1, điều 22 của dự luật, chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký thông thường. Ông Tá cho rằng chữ ký bằng tay còn bị làm giả nên phải có con dấu đi kèm thì mới đảm bảo giá trị pháp lý, quy định của dự luật "e không ổn". Ông Tá đề nghị chỉ chữ ký điện tử an toàn, tức là có kiểm chứng được bằng quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận, và đáp ứng một số yêu cầu nhất định, mới có giá trị ngang bằng chữ ký thông thường.

Thẩm tra dự luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Vũ Đức Khiển nêu ra một loạt vấn đề phát sinh nếu luật được triển khai: Cách thức để xác định chữ ký điện tử là chính xác hay giả mạo khi có tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền xác minh hoặc giám định. Ông Khiển đề nghị dự luật phải làm rõ trình tự, thủ tục, phương pháp thực hiện chữ ký điện tử, việc đăng ký chữ ký, nhất là đối với giao dịch của cơ quan nhà nước.

Về quy định thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ và có giá trị về lưu trữ, ông Khiển đề nghị dự luật cần thể hiện rõ về nội dung, nhất là việc đánh giá độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu; cách xác định người khởi tạo và các yếu tố khác. Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nhấn mạnh, việc xác định những vấn đề này là căn cứ quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp: "Liệu thông điệp dữ liệu an toàn có được công nhận tại tòa án là có giá trị chứng cứ, hay vẫn cần một cơ quan giám định lại tính chính xác?".

Đa số đại biểu nhất trí với cách lập luận của Ủy ban Pháp luật và ủng hộ phương án giao cho Bộ Bưu chính Viễn thông quản lý chuyên ngành về giao dịch điện tử, không thành lập một cơ quan riêng.

Dự luật giao dịch điện tử do Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội chủ trì soạn thảo (đây là lần đầu tiên một ủy ban của Quốc hội chủ trì soạn thảo dự luật) sẽ được tiếp tục hoàn thiện và trình Quốc hội trong kỳ họp thứ 7. Dự kiến dự luật được thông qua trong kỳ thứ 8, có hiệu lực từ ngày 1/3/2006.

10 hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử (điều 10 của dự luật):

1- Truy cập trái phép vào hệ thống mạng máy tính.
2- Truy cập máy tính nhằm mục đích hỗ trợ hoặc chuẩn bị tiến hành hành vi vi phạm pháp luật.
3- Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi và nhận thông điệp dữ liệu.
4- Thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
5- Cản trở trái phép, phá hoại hệ thống máy tính hoặc hệ thống mạng bằng việc thay đổi, xóa, truyền, gửi, phá hoại dữ liệu máy tính.
6- Tạo ra hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn, cản trở hoạt động của máy tính hoặc thông điệp dữ liệu.
7- Tạo ra thông điệp dữ liệu giả mạo nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
8- Đưa lên mạng thông điệp dữ liệu trái pháp luật, sai sự thật; không phù hợp với đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam; ảnh hưởng đến chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, an ninh quốc gia và đoàn kết dân tộc.
9- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.
10- Các hành vi bị nghiêm cấm khác trong hoạt động giao dịch điện tử theo quy định của pháp luật.

Các tin tức khác:

Ngồi tù vì đưa ảnh sex bạn gái lên Internet

Tối ưu hoá kết nối quay số của bạn: Đơn giản nhưng thật hiệu quả

Viễn thông Việt Nam: Nhìn lại chặng đường Analog - Digital

Tìm thấy vợ trên web sex...

Thủ thuật “tăng tốc” tệp tin PDF

Mã hóa nội dung e-mail

"Bùng nổ" nạn khai thác tình dục trẻ em trên internet

Sun sẽ mở cửa cho Windows?

''Hattrick'' IPAQ h6315: Bluetooth + GSM + Wi-Fi

Những nhược điểm trong thương mại điện tử

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone