Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Thiết Kế Website Bán Hàng Và Ý Nghĩa Văn Hóa Của Màu Sắc
Thế giới dường như ngày càng nhỏ bé lại nhờ vào sự phát triển của cộng đồng trực tuyến và mạng xã hội. Ngược lại, “cộng đồng toàn cầu” đã tạo ra một lượng độc giả và khách hàng quốc tế rộng lớn cho các website thương mại bán hàng trực tuyến.
Cho nên, khi thiết kế website bán hàng online phải cân nhắc cẩn thận các thông điệp mà website gửi đến lượng người dùng hùng hậu đầy tiềm năng này.
Một khía cạnh của việc thiết kế website bán hàng mà có thể ảnh hưởng sâu rộng và đôi khi có những ảnh hưởng không đoán trước được đến độc giả đó chính là màu sắc. Ý nghĩa màu sắc trong các nền văn hóa Bắc Mỹ có thể có ý nghĩa hoàn toàn khác với độc giả Á Đông, Nhật Bản hoặc Trung Đông, nơi mà ý nghĩa màu sắc thường rất cụ thể và được xác định.
Khi lập kế hoạch thiết kế website bán hàng online, điều quan trọng là bạn phải hiểu ý nghĩa màu sắc khác biệt như thế nào trong các nền văn hóa và những đối tượng khán giả khác nhau.
Hiểu biết về màu sắc có thể là một thách thức khó khăn và nhiều ý nghĩa của màu sắc hầu như rất mâu thuẫn – đặc biệt là ở phương Tây, nơi màu sắc có ý nghĩa rất rộng. Khi làm việc với màu sắc, hãy xem xét đến bối cảnh và cách màu sắc được sử dụng kết hợp với các yếu tố khác như văn bản và hình ảnh.
Ở đây chúng ta sẽ xem xét một chiếc cầu vồng bao gồm màu sắc cơ bản và những ý nghĩa mà những người của các nền văn hóa khác nhau có thể suy ra từ chúng.
ĐỎ
Thiết kế website bán hàng và ý nghĩa màu Đỏ
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): Màu đỏ là màu của niềm đam mê và hứng khởi. Nó có cả ý nghĩa tích cực và tiêu cực – nguy hiểm, tình yêu và sự phấn khích, và khi được sử dụng liên kết với khối Đông Âu cũ, nó đại diện cho chủ nghĩa cộng sản. Màu đỏ cũng liên quan đến quyền lực và có một vài sắc thái tôn giáo khi được sử dụng với màu xanh lá cây trong dịp Giáng sinh. Ở phương Tây, màu đỏ có nhiều ý nghĩa khác nhau là do sự kết hợp của những ý nghĩa khác nhau từ các nền văn hóa khác.
Văn hóa phương Đông và châu Á: Màu đỏ là màu của hạnh phúc, niềm vui và lễ kỷ niệm. Các cô dâu thường mặc trang phục có màu đỏ trong lễ cưới vì họ tin rằng màu đỏ mang lại may mắn, cuộc sống lâu dài và hạnh phúc. Nó cũng là một màu sắc thường được kết hợp với các nhà hàng Trung Quốc tại Hoa Kỳ vì sự liên tưởng đến may mắn và hạnh phúc. Đặc biệt là ở Ấn Độ, màu sắc liên quan đến sự tinh khiết, và ở Nhật Bản, nó gắn liền với cuộc sống, và cả sự giận dữ hoặc nguy hiểm.
Mỹ Latinh Tại Mexico: và một số quốc gia Mỹ Latinh khác, khi được sử dụng với màu trắng,màu đỏ là màu sắc của tôn giáo.
Trung Đông: màu đỏ gợi lên cảm giác nguy hiểm và thận trọng. Một số người còn coi nó là màu của cái ác.
Trên toàn thế giới: màu đỏ được sử dụng để ăn mừng Tết Âm lịch để mang lại may mắn, phồn vinh và thịnh vượng.
CAM
Thiết kế website bán hàng và ý nghĩa màu cam
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): cam là màu thu hoạch và mùa thu. Ví dụ, tại Hoa Kỳ, màu cam báo hiệu mùa thu bắt đầu vào tháng Chín với lễ khai giảng và kéo dài đến lễ hội Halloween và Lễ Tạ Ơn vào cuối tháng mười một. Màu cam cũng liên quan tới sự ấm áp và trái cây. Ở Hà Lan, nơi màu cam được xem là màu sắc quốc gia, thì màu cam được sử dụng phổ biến để mô tả hoàng gia.
Văn hóa phương Đông và châu Á: Các màu sắc, đặc biệt là màu vàng nghệ (màu cam vàng như màu của củ nghệ) rất thiêng liêng trong nền văn hóa Ấn Độ. Ở Nhật Bản, tông màu cam là biểu tượng của lòng dũng cảm và tình yêu.
Châu Mỹ La Tinh: Cam là sắc màu vui vẻ, ở một số nước nó cũng gắn liền với đất vì nó giống với nền đất màu cam đỏ.
Trung Đông: Màu cam liên quan đến tang thương và mất mát.
Trên toàn thế giới màu cam cũng liên quan đến tôn giáo: Đây là màu của sự ham mê ăn uống trong Cơ-đốc giáo.
VÀNG
Màu vàng trong thiết kế
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): ở hầu hết các quốc gia phương Tây màu vàng mang tính chất vui vẻ tươi sáng. Nó được kết hợp với sự ấm áp (mặt trời), mùa hè và lòng hiếu khách. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, màu sắc được kết hợp với các phương tiện giao thông – xe taxi và xe buýt có màu vàng, giống như các biển báo đường phố.
Trà Lipton sử dụng màu vàng để tiếp thị trên toàn thế giới, nhưng cũng có những sự thay đổi màu sắc trên trang phục của nhân viên tiếp thị khi nhắm vào các nước khác nhau. Ở Đức, màu vàng có liên quan đến sự ghen tị (giống ý nghĩa của màu xanh trong các nước phương Tây).
Văn hóa phương Đông và châu Á: Các thành viên của giai cấp thống trị của hoàng gia thường mặc màu này và màu vàng được coi là thiêng liêng và liên quan đến sự uy quyền. Ở Nhật Bản, ý nghĩa này được mở rộng thêm với sự can đảm (kì vọng của nhà cầm quyền) và là màu sắc của thương mại ở Ấn Độ.
Mỹ Latinh: Ngược lại, màu vàng liên quan đến chết chóc và tang thương trong nhiều nền văn hóa Latinh.
Trung Đông: Mặc dù ở Ai Cập, màu vàng thường gợi lên sự tang thương (tương tự như các quốc gia châu Mỹ La tinh), nhưngở khu vực Trung Đông, màu vàng thường được kết hợp rộng rãi với hạnh phúc và thịnh vượng; nhìn chung ở đây màu vàng có ý nghĩa giống với các nền văn hoá phương Tây.
Trên toàn thế giới trong nhiều quốc gia châu Phi, chỉ có những người có địa vị cao trong xã hội mới có thể mặc màu vàng. Trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới, các biến thể của màu vàng (giống như màu kim loại vàng)thường liên quan đến tiền bạc, chất lượng và thành công.
MÀU XANH
Màu xanh da trời và văn hóa trong thiết kế
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): Màu sắc phổ biến nhất được sử dụng cho các logo ngân hàng là màu xanh bởi vì nó đại diện cho sự tin tưởng và tín nhiệm. Đây cũng là màu sắc nam tính và được sử dụng để đại diện cho sự ra đời của một bé trai. Màu xanh cũng được coi là êm dịu, nhẹ nhàng và yên bình, mặc dù nó cũng có thể liên quan đến sự phiền muộn hay buồn bã.
Văn hóa phương Đông và châu Á: Màu xanh da trời thường liên quan tới sự bất tử. Trong văn hóa Ấn Độ, màu xanh là màu của Krishna – một nhân vật trung tâm trong Ấn Độ giáo và là một trong những vị thần nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Nhiều đội thể thao của Ấn Độ sử dụng màu xanh da trời như một biểu tượng của sức mạnh. Không giống như ở Mỹ, nơi mà màu xanh được cho là nam tính, ở Trung Quốc nó được coi là một màu sắc nữ tính.
Châu Mỹ La Tinh: Do tín đồ Công giáo có nhiều ở Trung và Nam Mỹ, màu xanh da trời thường gắn liền với tôn giáo, giống như màu sắc của áo choàng hoặc khăn trùm đầu của Đức Mẹ Maria. Hơn nữa, màu xanh có thể gây ra một sự khuấy động cảm xúc vì nó liên quan với tang lễ. Nó cũng là màu của niềm tin và sự thanh thản ở Mexico, và là màu sắc của xà phòng ở Colombia.
Trung Đông: Đây là màu sắc gợi lên sự an toàn và bảo vệ. Nó còn là màu sắc liên quan đến thiên đường, tâm linh và sự bất tử.
Trên toàn thế giới: Tại Thái Lan, màu xanh là màu sắc kết hợp với thứ Sáu. Màu xanh thường được coi là màu sắc tích cực và an toàn nhất cho khán giả toàn cầu. Tiêu biểu là Skype, công ty điện thoại quốc tế trên nền web, sử dụng màu xanh cho mỗi trang web của mình trên toàn thế giới.
XANH LÁ CÂY
Thiết kế website với màu xanh lá cây chủ đạo
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): Màu xanh là màu của Ailen (nghĩ đến ngày Thánh Patrick và nó cũng là màu sắc quốc gia của Ai-len) và đại diện cho sự may mắn trong hầu hết các quốc gia phương Tây. Màu xanh lá cây cũng gợi đến thiên nhiên, môi trường và bảo vệ môi trường, chẳng hạn như “kinh doanh xanh” hay “chất tẩy rửa gia dụng xanh.” Xanh lá cây cũng có liên quan đến Giáng sinh khi được sử dụng kết hợp với màu đỏ. Nó cũng là biểu tượng của sự tiến bộ – vì màu xanh lá cây có nghĩa là “đi” – nhưng cũng có thể tượng trưng cho lòng đố kị.
Văn hóa phương Đông và châu Á: Ở nhiều nước phương Đông, màu xanh là màu của thiên nhiên và cuộc sống mới. Nó cũng tượng trưng cho sự màu mỡ và tuổi trẻ. Tuy nhiên, màu xanh lá cây cũng có thể mang ý nghĩa tiêu cực: đó là màu của sự phù phép và sự không chung thủy, ví dụ ở Trung Quốc, hành động đội một chiếc mũ màu xanh lá cây thể có liên quan đến chuyện lừa dối chồng/ vợ.
Mỹ Latinh: Trong nhiều nền văn hóa Latin và Nam Mỹ, xanh lá cây là màu của cái chết.
Trung Đông: Ở phần lớn Trung Đông, màu xanh lá cây có liên quan đạo Hồi đến nhiều nhất. Nó tượng trưng cho sức mạnh, sự phì nhiêu, may mắn và giàu có.
Trên toàn thế giới Tại Hoa Kỳ, xanh lá cây là màu của tiền bạc và thường gắn liền với sự ghen tị. Đặc biệt, màu xanh ôliu là màu của hầu hết các hoạt động quân sự trên thế giới.
MÀU TÍM
Văn hóa màu tím trong thiết kế
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): Màu tím là màu của hoàng gia và thường được sử dụng cho áo khoác, áo choàng của vua và hoàng hậu trong các bộ phim hiện đại. Màu tím gắn liền với sự giàu có và nổi tiếng. Nó cũng là biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại và sự phát triển. Đặc biệt tại Hoa Kỳ, nó là một màu sắc danh dự; và huân chương Purple Heart được coi là giải thưởng cao nhất của quân đội.
Văn hóa phương Đông và châu Á: màu tím cũng là màu của sự giàu có và tầng lớp quý tộc ở phương Đông. Trường hợp ngoại lệ là ở Thái Lan, nơi mà màu tím tượng trưng cho tang lễ, nơi một góa phụ mặc màu tím sau cái chết của chồng mình.
Mỹ Latinh: ở các quốc gia Nam Mỹ như Brazil, màu tím đại diện cho nỗi buồn vì nó liên quan đến tang lễ và cái chết.
Trung Đông: màu tím đồng nghĩa với sự giàu có. Tại Ai Cập, định nghĩa của màu tím được mở rộng bao gồm cả đức hạnh.
Trên toàn thế giới Một màu sáng hơn, như thạch anh tím, được coi là thiêng liêng đối với Đức Phật, và ở Tây Tạng tràng hạt thường được làm từ loại đá màu tím này.
MÀU HỒNG
thiết kế web với màu hồng chủ đạo
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): màu hồng là màu nữ tính và được sử dụng để biểu thị sự ra đời của một bé gái. Nó cũng thể hiện sự ngọt ngào (thường là màu sắc được sử dụng cho các cửa hàng bánh kẹo), trẻ con hoặc sự vui đùa.
Văn hóa phương Đông và châu Á: Hồng cũng được coi là màu sắc nữ tính ở phương Đông vàlà biểu hiện của hôn nhân. Ở Hàn Quốc, tuy nhiên, màu hồng lại được kết hợp chặt chẽ với sự tin tưởng.Trong nhiều năm, người Trung Quốc đã không nhận ra màu hồng, cho đến khi nó được đưa vào nền văn hóa của nước này do sự gia tăng ảnh hưởng của phương Tây.
Mỹ Latinh: màu hồng có một sự liên tưởng mơ hồ hơn và thường được sử dụng cho các tòa nhà, do đó nó có thể liên quan đến kiến trúc.
Trung Đông: màu hồng không có bất kỳ ý nghĩa rõ ràng nào trong nền văn hóa Trung Đông.
Trên toàn thế giới các xà lim giam giữ của các nhà tù trên toàn thế giới được sơn màu hồng để giúp giảm các vấn đề liên quan đến hành vi, bởi vì màu hồng mặc dù có thể giúp kích thích về mặc tinh thần,nhưngđồng thời cũng giúp giữ bình tĩnh phần nào.
NÂU
Thiết kế website với màu nâu làm chủ đạo
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): Nâu là màu của đất nhưng nó cũng có thể liên quan đến sức khỏe hoặc sự cằn cỗi. Tại Hoa Kỳ, nâu là màu sắc thường được sử dụng để đóng gói (tiêu biểu là công ty vận tải cực kì thành công UPS), và hộp đựng thức ăn. Màu nâu gợi lên sự ổn định, đáng tin cậy và lành mạnh, bởi vì nó xuất phát từ màu sắc của ngũ cốc.
Văn hóa phương Đông và châu Á: đa phần màu nâu có liên quan đến sự tang thương. Trong lá số tử vi Trung Quốc, màu nâu được sử dụng để đại diện cho đất.
Mỹ Latin: Trái ngược với Bắc Mỹ, màu nâu có tác dụng đối lập ở Nam Mỹ. Màu nâu làm giảmdoanh số ở Colombia và được coi là sự không được chấp nhận ở Nicaragua.
Trung Đông: màu nâu gợi liên tưởng tới đất và sự thoải mái.
Trên toàn thế giới Ý nghĩa liên quan tới màu nâu có thể là một trong những màu phổ biến nhất trong cầu vồng, nó thường được gọi là “không màu” vì xu hướng trung tính và sự hấp dẫn chung trong thiết kế. Chú ý màu nâu được sử dụng trên các trang web Cao đẳng Cộng đồng Washtennaw – màu sắc trung tính đang mời gọi các sinh viên tiềm năng từ các nơi khác nhau.
ĐEN
Thiết kế web với màu đen chủ đạo
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): Màu đen là màu của sự dứt khoát, cái chết, sự trang trọng hay tang lễ tại Bắc Mỹ và các nền văn hóa châu Âu. Nó cũng được coi là màu sắc mạnh mẽ và có thể “ngụ ý” quyền lực và sức mạnh. (Hãy xem xét sử dụng giao diện mạnh mẽ kết hợp với các yếu tố ngược lại.)
Văn hóa phương Đông và châu Á: màu đen có thể được kết hợp với sự nam tính và là màu sắc của trẻ em trai ở Trung Quốc. Nó cũng tượng trưng cho sự giàu có, sức khỏe và thịnh vượng. Tuy nhiên, ở Thái Lan và Tây Tạng, màu đen lại liên kết mạnh mẽ với cái ác.
Mỹ Latinh: các nền văn hóa Latinh cũng kết hợp màu (hoặc nói đúng là tông màu) đen với sự nam tính và là màu sắc ưa thích để thiết kế quần áo cho nam giới. Nó cũng liên quan đến tang lễ.
Trung Đông: màu đen phần nào có ý nghĩatrái ngược nhưng kết hợp lại – nó đại diện cho cả hai: tái sinh và tang thương. Màu đen cũng gợi tới cái ác hay sự huyền bí.
Trên toàn thế giới: trong hầu hết các nến văn hóa trên thế giới, màu đen gợi đến ma thuật và những gì chưa được khám phá.
TRẮNG
Thiết kế website lấy màu trắng làm chủ đạo
Văn hóa phương Tây (Bắc Mỹ và châu Âu): Màu trắng là màu của sự tinh khiết và hòa bình. Màu trắng thường được kết hợp với đám cưới và là màu sắc được các cô dâu ưa chuộng nhất. Màu trắng còn gợi lên sự sạch sẽ và vô trùng và được sử dụng để đại diện cho các bệnh viện và thậm chí cả sự thánh thiện. Tuy nhiên ở Ý, màu trắng được sử dụng cho các tang lễ, và theo truyền thống, Hoa cúc trắng thường được đặt tại các khu mộ.
Văn hóa phương Đông và châu Á: Trắng cũng là màu của cái chết ở phương Đông. Nó được sử dụng tại đám tang và đại diện cho sự cằn cỗi, tang thương, đau khổ và bất hạnh.
Mỹ La tinh: cũng tương tự như ở Bắc Mỹ, màu trắng liên tưởng đến sự tinh khiết và hòa bình.
Trung Đông: màu trắng được kết hợp với cả hai sự tinh khiết và tang thương. Ở Iran, định nghĩa này được mở rộng để bao gồm sự thánh thiện và hòa bình; và ở Ai Cập,mặc trang phục trắng là một biểu hiện của người thuộc tầng lớp cao.
Trên toàn thế giới: , lá cờ màu trắng là biểu tượng phổ biến của thỏa thuận ngừng bắn.
Hiểu được văn hóa của màu sắc giữa các vùng miền sẽ giúp bạn tiếp cận được lượng khách hàng quốc tế lớn hơn, mở rộng thêm cơ hội kinh doanh, hiểu biết thêm tập tính của người dùng giữa các nền văn hóa. Vì thế hãy nghiên cứu và lên kế hoạch kĩ lưỡng trước khi chọn màu chủ đạo để thiết kế website.
Cho nên, khi thiết kế website bán hàng online phải cân nhắc cẩn thận các thông điệp mà website gửi đến lượng người dùng hùng hậu đầy tiềm năng này.
Một khía cạnh của việc thiết kế website bán hàng mà có thể ảnh hưởng sâu rộng và đôi khi có những ảnh hưởng không đoán trước được đến độc giả đó chính là màu sắc. Ý nghĩa màu sắc trong các nền văn hóa Bắc Mỹ có thể có ý nghĩa hoàn toàn khác với độc giả Á Đông, Nhật Bản hoặc Trung Đông, nơi mà ý nghĩa màu sắc thường rất cụ thể và được xác định.
Khi lập kế hoạch thiết kế website bán hàng online, điều quan trọng là bạn phải hiểu ý nghĩa màu sắc khác biệt như thế nào trong các nền văn hóa và những đối tượng khán giả khác nhau.
Hiểu biết về màu sắc có thể là một thách thức khó khăn và nhiều ý nghĩa của màu sắc hầu như rất mâu thuẫn – đặc biệt là ở phương Tây, nơi màu sắc có ý nghĩa rất rộng. Khi làm việc với màu sắc, hãy xem xét đến bối cảnh và cách màu sắc được sử dụng kết hợp với các yếu tố khác như văn bản và hình ảnh.
Ở đây chúng ta sẽ xem xét một chiếc cầu vồng bao gồm màu sắc cơ bản và những ý nghĩa mà những người của các nền văn hóa khác nhau có thể suy ra từ chúng.
ĐỎ
Thiết kế website bán hàng và ý nghĩa màu Đỏ
Văn hóa phương Đông và châu Á: Màu đỏ là màu của hạnh phúc, niềm vui và lễ kỷ niệm. Các cô dâu thường mặc trang phục có màu đỏ trong lễ cưới vì họ tin rằng màu đỏ mang lại may mắn, cuộc sống lâu dài và hạnh phúc. Nó cũng là một màu sắc thường được kết hợp với các nhà hàng Trung Quốc tại Hoa Kỳ vì sự liên tưởng đến may mắn và hạnh phúc. Đặc biệt là ở Ấn Độ, màu sắc liên quan đến sự tinh khiết, và ở Nhật Bản, nó gắn liền với cuộc sống, và cả sự giận dữ hoặc nguy hiểm.
Mỹ Latinh Tại Mexico: và một số quốc gia Mỹ Latinh khác, khi được sử dụng với màu trắng,màu đỏ là màu sắc của tôn giáo.
Trung Đông: màu đỏ gợi lên cảm giác nguy hiểm và thận trọng. Một số người còn coi nó là màu của cái ác.
Trên toàn thế giới: màu đỏ được sử dụng để ăn mừng Tết Âm lịch để mang lại may mắn, phồn vinh và thịnh vượng.
CAM
Thiết kế website bán hàng và ý nghĩa màu cam
Văn hóa phương Đông và châu Á: Các màu sắc, đặc biệt là màu vàng nghệ (màu cam vàng như màu của củ nghệ) rất thiêng liêng trong nền văn hóa Ấn Độ. Ở Nhật Bản, tông màu cam là biểu tượng của lòng dũng cảm và tình yêu.
Châu Mỹ La Tinh: Cam là sắc màu vui vẻ, ở một số nước nó cũng gắn liền với đất vì nó giống với nền đất màu cam đỏ.
Trung Đông: Màu cam liên quan đến tang thương và mất mát.
Trên toàn thế giới màu cam cũng liên quan đến tôn giáo: Đây là màu của sự ham mê ăn uống trong Cơ-đốc giáo.
VÀNG
Màu vàng trong thiết kế
Trà Lipton sử dụng màu vàng để tiếp thị trên toàn thế giới, nhưng cũng có những sự thay đổi màu sắc trên trang phục của nhân viên tiếp thị khi nhắm vào các nước khác nhau. Ở Đức, màu vàng có liên quan đến sự ghen tị (giống ý nghĩa của màu xanh trong các nước phương Tây).
Văn hóa phương Đông và châu Á: Các thành viên của giai cấp thống trị của hoàng gia thường mặc màu này và màu vàng được coi là thiêng liêng và liên quan đến sự uy quyền. Ở Nhật Bản, ý nghĩa này được mở rộng thêm với sự can đảm (kì vọng của nhà cầm quyền) và là màu sắc của thương mại ở Ấn Độ.
Mỹ Latinh: Ngược lại, màu vàng liên quan đến chết chóc và tang thương trong nhiều nền văn hóa Latinh.
Trung Đông: Mặc dù ở Ai Cập, màu vàng thường gợi lên sự tang thương (tương tự như các quốc gia châu Mỹ La tinh), nhưngở khu vực Trung Đông, màu vàng thường được kết hợp rộng rãi với hạnh phúc và thịnh vượng; nhìn chung ở đây màu vàng có ý nghĩa giống với các nền văn hoá phương Tây.
Trên toàn thế giới trong nhiều quốc gia châu Phi, chỉ có những người có địa vị cao trong xã hội mới có thể mặc màu vàng. Trong hầu hết các nền văn hóa trên thế giới, các biến thể của màu vàng (giống như màu kim loại vàng)thường liên quan đến tiền bạc, chất lượng và thành công.
MÀU XANH
Màu xanh da trời và văn hóa trong thiết kế
Văn hóa phương Đông và châu Á: Màu xanh da trời thường liên quan tới sự bất tử. Trong văn hóa Ấn Độ, màu xanh là màu của Krishna – một nhân vật trung tâm trong Ấn Độ giáo và là một trong những vị thần nổi tiếng nhất của Ấn Độ. Nhiều đội thể thao của Ấn Độ sử dụng màu xanh da trời như một biểu tượng của sức mạnh. Không giống như ở Mỹ, nơi mà màu xanh được cho là nam tính, ở Trung Quốc nó được coi là một màu sắc nữ tính.
Châu Mỹ La Tinh: Do tín đồ Công giáo có nhiều ở Trung và Nam Mỹ, màu xanh da trời thường gắn liền với tôn giáo, giống như màu sắc của áo choàng hoặc khăn trùm đầu của Đức Mẹ Maria. Hơn nữa, màu xanh có thể gây ra một sự khuấy động cảm xúc vì nó liên quan với tang lễ. Nó cũng là màu của niềm tin và sự thanh thản ở Mexico, và là màu sắc của xà phòng ở Colombia.
Trung Đông: Đây là màu sắc gợi lên sự an toàn và bảo vệ. Nó còn là màu sắc liên quan đến thiên đường, tâm linh và sự bất tử.
Trên toàn thế giới: Tại Thái Lan, màu xanh là màu sắc kết hợp với thứ Sáu. Màu xanh thường được coi là màu sắc tích cực và an toàn nhất cho khán giả toàn cầu. Tiêu biểu là Skype, công ty điện thoại quốc tế trên nền web, sử dụng màu xanh cho mỗi trang web của mình trên toàn thế giới.
XANH LÁ CÂY
Thiết kế website với màu xanh lá cây chủ đạo
Văn hóa phương Đông và châu Á: Ở nhiều nước phương Đông, màu xanh là màu của thiên nhiên và cuộc sống mới. Nó cũng tượng trưng cho sự màu mỡ và tuổi trẻ. Tuy nhiên, màu xanh lá cây cũng có thể mang ý nghĩa tiêu cực: đó là màu của sự phù phép và sự không chung thủy, ví dụ ở Trung Quốc, hành động đội một chiếc mũ màu xanh lá cây thể có liên quan đến chuyện lừa dối chồng/ vợ.
Mỹ Latinh: Trong nhiều nền văn hóa Latin và Nam Mỹ, xanh lá cây là màu của cái chết.
Trung Đông: Ở phần lớn Trung Đông, màu xanh lá cây có liên quan đạo Hồi đến nhiều nhất. Nó tượng trưng cho sức mạnh, sự phì nhiêu, may mắn và giàu có.
Trên toàn thế giới Tại Hoa Kỳ, xanh lá cây là màu của tiền bạc và thường gắn liền với sự ghen tị. Đặc biệt, màu xanh ôliu là màu của hầu hết các hoạt động quân sự trên thế giới.
MÀU TÍM
Văn hóa màu tím trong thiết kế
Văn hóa phương Đông và châu Á: màu tím cũng là màu của sự giàu có và tầng lớp quý tộc ở phương Đông. Trường hợp ngoại lệ là ở Thái Lan, nơi mà màu tím tượng trưng cho tang lễ, nơi một góa phụ mặc màu tím sau cái chết của chồng mình.
Mỹ Latinh: ở các quốc gia Nam Mỹ như Brazil, màu tím đại diện cho nỗi buồn vì nó liên quan đến tang lễ và cái chết.
Trung Đông: màu tím đồng nghĩa với sự giàu có. Tại Ai Cập, định nghĩa của màu tím được mở rộng bao gồm cả đức hạnh.
Trên toàn thế giới Một màu sáng hơn, như thạch anh tím, được coi là thiêng liêng đối với Đức Phật, và ở Tây Tạng tràng hạt thường được làm từ loại đá màu tím này.
MÀU HỒNG
thiết kế web với màu hồng chủ đạo
Văn hóa phương Đông và châu Á: Hồng cũng được coi là màu sắc nữ tính ở phương Đông vàlà biểu hiện của hôn nhân. Ở Hàn Quốc, tuy nhiên, màu hồng lại được kết hợp chặt chẽ với sự tin tưởng.Trong nhiều năm, người Trung Quốc đã không nhận ra màu hồng, cho đến khi nó được đưa vào nền văn hóa của nước này do sự gia tăng ảnh hưởng của phương Tây.
Mỹ Latinh: màu hồng có một sự liên tưởng mơ hồ hơn và thường được sử dụng cho các tòa nhà, do đó nó có thể liên quan đến kiến trúc.
Trung Đông: màu hồng không có bất kỳ ý nghĩa rõ ràng nào trong nền văn hóa Trung Đông.
Trên toàn thế giới các xà lim giam giữ của các nhà tù trên toàn thế giới được sơn màu hồng để giúp giảm các vấn đề liên quan đến hành vi, bởi vì màu hồng mặc dù có thể giúp kích thích về mặc tinh thần,nhưngđồng thời cũng giúp giữ bình tĩnh phần nào.
NÂU
Thiết kế website với màu nâu làm chủ đạo
Văn hóa phương Đông và châu Á: đa phần màu nâu có liên quan đến sự tang thương. Trong lá số tử vi Trung Quốc, màu nâu được sử dụng để đại diện cho đất.
Mỹ Latin: Trái ngược với Bắc Mỹ, màu nâu có tác dụng đối lập ở Nam Mỹ. Màu nâu làm giảmdoanh số ở Colombia và được coi là sự không được chấp nhận ở Nicaragua.
Trung Đông: màu nâu gợi liên tưởng tới đất và sự thoải mái.
Trên toàn thế giới Ý nghĩa liên quan tới màu nâu có thể là một trong những màu phổ biến nhất trong cầu vồng, nó thường được gọi là “không màu” vì xu hướng trung tính và sự hấp dẫn chung trong thiết kế. Chú ý màu nâu được sử dụng trên các trang web Cao đẳng Cộng đồng Washtennaw – màu sắc trung tính đang mời gọi các sinh viên tiềm năng từ các nơi khác nhau.
ĐEN
Thiết kế web với màu đen chủ đạo
Văn hóa phương Đông và châu Á: màu đen có thể được kết hợp với sự nam tính và là màu sắc của trẻ em trai ở Trung Quốc. Nó cũng tượng trưng cho sự giàu có, sức khỏe và thịnh vượng. Tuy nhiên, ở Thái Lan và Tây Tạng, màu đen lại liên kết mạnh mẽ với cái ác.
Mỹ Latinh: các nền văn hóa Latinh cũng kết hợp màu (hoặc nói đúng là tông màu) đen với sự nam tính và là màu sắc ưa thích để thiết kế quần áo cho nam giới. Nó cũng liên quan đến tang lễ.
Trung Đông: màu đen phần nào có ý nghĩatrái ngược nhưng kết hợp lại – nó đại diện cho cả hai: tái sinh và tang thương. Màu đen cũng gợi tới cái ác hay sự huyền bí.
Trên toàn thế giới: trong hầu hết các nến văn hóa trên thế giới, màu đen gợi đến ma thuật và những gì chưa được khám phá.
TRẮNG
Thiết kế website lấy màu trắng làm chủ đạo
Văn hóa phương Đông và châu Á: Trắng cũng là màu của cái chết ở phương Đông. Nó được sử dụng tại đám tang và đại diện cho sự cằn cỗi, tang thương, đau khổ và bất hạnh.
Mỹ La tinh: cũng tương tự như ở Bắc Mỹ, màu trắng liên tưởng đến sự tinh khiết và hòa bình.
Trung Đông: màu trắng được kết hợp với cả hai sự tinh khiết và tang thương. Ở Iran, định nghĩa này được mở rộng để bao gồm sự thánh thiện và hòa bình; và ở Ai Cập,mặc trang phục trắng là một biểu hiện của người thuộc tầng lớp cao.
Trên toàn thế giới: , lá cờ màu trắng là biểu tượng phổ biến của thỏa thuận ngừng bắn.
Hiểu được văn hóa của màu sắc giữa các vùng miền sẽ giúp bạn tiếp cận được lượng khách hàng quốc tế lớn hơn, mở rộng thêm cơ hội kinh doanh, hiểu biết thêm tập tính của người dùng giữa các nền văn hóa. Vì thế hãy nghiên cứu và lên kế hoạch kĩ lưỡng trước khi chọn màu chủ đạo để thiết kế website.