Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Nghị định mới về thương mại điện tử khiến doanh nghiệp lo lắng
Ngày 16/5 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (e-Commerce). Nghị định mới về Thương mại điện tử có thể "giết chết" nhiều website đang hoạt động lĩnh vực này.
Ngày 16/5 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (e-Commerce). Nghị định này gồm 7 chương, với 80 điều quy định rõ về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động cũng như đối tượng áp dụng là các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) trên lãnh thổ Việt Nam.
Điểm đáng lưu ý là điều 67 trong Nghị định này cho biết Bộ Công Thương sẽ công bố các website TMĐT vi phạm quy định của pháp luật và các website bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Điều này tiềm tàng không ít rủi ro cho các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo nghị định mới, chỉ cần "bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật", lập tức các công ty có thể nằm trong danh sách đen. Việc nằm trong danh sách đen của một cơ quan nhà nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thậm chí việc nằm trên danh sách đen của Bộ Công Thương sẽ là tiền đề để khai tử cho các website đang hoạt động.
Hơn nữa, ngoài phản ánh của khách hàng thì các đối thủ có thể lợi dụng chuyện “phản ánh” để chơi xấu lẫn nhau, hạ uy tín đối thủ, dẫn đến cạnh tranh không công bằng. Như vậy, nếu công bố thông tin dựa vào phản ánh mà chưa có điều tra rõ ràng vi phạm thì nhiều website TMĐT có thể "chết" vì tin đồn.
Khoản 2 Điều 67 có thể được coi là một cách làm "minh bạch" các ý ở khoản 1, tuy nhiên xét về mặt câu chữ, nghị định này có nhiều điểm không rõ ràng gây hoang mang trong cộng đồng.
Nghị định mới về thương mại điện tử khiến doanh nghiệp lo lắng
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc khối TMĐT của Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp), ông cho biết : "Các điều khoản [của nghị định] còn khá mập mờ, chưa rõ ràng. Điều kiện để đưa 1 website bị phản ánh lên là gì và căn cứ nào để để xác thực điều đó vẫn chưa được nói chi tiết. Còn nếu cứ phản ánh mà không có bất kỳ sự xác thực nào thì sẽ dẫn đến việc lợi dụng và phản ánh lẫn nhau."
Thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 và phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Mong rằng các quy định về ngành kinh tế "mới" này ở Việt Nam sẽ cụ thể và rõ ràng hơn để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp Thương mại điện tử nước ta.
Ngày 16/5 vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử (e-Commerce). Nghị định này gồm 7 chương, với 80 điều quy định rõ về việc phát triển, ứng dụng và quản lý hoạt động cũng như đối tượng áp dụng là các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) trên lãnh thổ Việt Nam.
Điểm đáng lưu ý là điều 67 trong Nghị định này cho biết Bộ Công Thương sẽ công bố các website TMĐT vi phạm quy định của pháp luật và các website bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Điều này tiềm tàng không ít rủi ro cho các đơn vị đang hoạt động trong lĩnh vực này.
Theo nghị định mới, chỉ cần "bị phản ánh có dấu hiệu vi phạm pháp luật", lập tức các công ty có thể nằm trong danh sách đen. Việc nằm trong danh sách đen của một cơ quan nhà nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, thậm chí việc nằm trên danh sách đen của Bộ Công Thương sẽ là tiền đề để khai tử cho các website đang hoạt động.
Hơn nữa, ngoài phản ánh của khách hàng thì các đối thủ có thể lợi dụng chuyện “phản ánh” để chơi xấu lẫn nhau, hạ uy tín đối thủ, dẫn đến cạnh tranh không công bằng. Như vậy, nếu công bố thông tin dựa vào phản ánh mà chưa có điều tra rõ ràng vi phạm thì nhiều website TMĐT có thể "chết" vì tin đồn.
Khoản 2 Điều 67 có thể được coi là một cách làm "minh bạch" các ý ở khoản 1, tuy nhiên xét về mặt câu chữ, nghị định này có nhiều điểm không rõ ràng gây hoang mang trong cộng đồng.
Nghị định mới về thương mại điện tử khiến doanh nghiệp lo lắng
Trao đổi với ông Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc khối TMĐT của Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corp), ông cho biết : "Các điều khoản [của nghị định] còn khá mập mờ, chưa rõ ràng. Điều kiện để đưa 1 website bị phản ánh lên là gì và căn cứ nào để để xác thực điều đó vẫn chưa được nói chi tiết. Còn nếu cứ phản ánh mà không có bất kỳ sự xác thực nào thì sẽ dẫn đến việc lợi dụng và phản ánh lẫn nhau."
Thương mại điện tử ở Việt Nam đã hình thành từ đầu những năm 2000 và phát triển khá nhanh trong những năm gần đây. Mong rằng các quy định về ngành kinh tế "mới" này ở Việt Nam sẽ cụ thể và rõ ràng hơn để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp Thương mại điện tử nước ta.