Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

"Xây dựng Luật CNTT: Không nên quá cầu toàn!"

Ý kiến nhận định của Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông Trần Đức Lai về việc xây dựng Dự thảo luật CNTT dự kiến sẽ được ban hành trong năm 2006 tới.

Từ khi phiên họp đầu tiên của Ban soạn thảo luật CNTT được tổ chức vào 27/10/2004, đến nay, dự thảo Luật CNTT đã qua 9 lần sửa đổi, bổ sung và hai lần đưa ra lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, các doanh nghiệp cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực IT. Gần đây nhất, ngày 27/4/2005, tại Hội thảo về dự án luật CNTT và khung luật ICT do hai Chính phủ Việt Nam - Hàn Quốc tổ chức, bản dự thảo lần thứ 9 luật CNTT được đưa ra và đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp, đặc biệt là sự tham gia của các chuyên gia ICT thuộc Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Theo đánh giá của các chuyên gia CNTT, hiện nay, hệ thống pháp luật của Việt Nam về lĩnh vực IT chưa tạo được một hành lang pháp lý đầy đủ ở mức cao cho ứng dụng công nghiệp CNTT. Chúng ta mới chỉ có một số văn bản dưới luật như Nghị quyết số 07/2000/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát triển CNpPM giai đoạn 2000-2005; Nghị định số 55/2001/NĐ-CP về quản lý cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet; Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông ban hành năm 2002...

Trong khi đó, yêu cầu của xã hội về khung pháp lý cho lĩnh vực CNTT lại đang rất cần để có cơ sở pháp lý giải quyết cho những vấn đề như tội phạm mới phát triển trên không gian mạng; Sự đòi hỏi về cơ sở pháp lý cho hoạt động trên môi trường điện tử; Chính phủ điện tử; Thương mại điện tử hiện nay. Đối với việc phát triển của ngành Công nghiệp CNTT, vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực CNTT cũng đang đòi hỏi một cơ sở pháp lý phù hợp nhất.

Vì vậy, lộ trình xây dựng luật CNTT dự kiến sẽ hoàn thành và trình Quốc hội vào năm 2007, nhưng kế hoạch trên đã được đẩy lên sớm hơn 1 năm, dự kiến khoảng đầu năm 2006 sẽ được ban hành. Từ nay đến lúc đó, dự thảo luật cần phải được sớm hoàn thiện về mọi mặt. Thứ trưởng Bộ BCVT Trần Đức Lai nhận định: "Việc xây dựng và hoàn thiện luật CNTT hiện đã rất cấp thiết".

Nếu như tại buổi đầu tiên xin ý kiến đóng góp rộng rãi của các Bộ ngành liên quan, ý kiến các đại biểu tập trung chủ yếu vào nội dung của dự thảo luật chưa xứng tầm với tên gọi, hay sự xung đột giữa hai luật CNTT đang được xây dựng và luật Giao dịch điện tử sắp được ban hành... thì tại buổi hội thảo lần 2, các ý kiến đại biểu tham gia lại đi sâu vào những nội dung chi tiết trong dự thảo luật.

Tổ biên tập Luật CNTT đã nhận được rất nhiều các ý kiến không chỉ của các chuyên gia Việt Nam của các chuyên gia phía Hàn Quốc được đưa ra đóng góp cho bản dự thảo luật CNTT. Trong lĩnh vực ứng dụng CNTT, các ý kiến chủ yếu xoay quanh các điều kiện hoạt động trên môi trường điện tử; Quyền và trách nhiệm của nhà cung cấp trên môi trường điện tử; Quyền của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên môi trường điện tử.

Một chuyên gia Hàn Quốc đánh giá Bộ BCVT xây dựng được một bản dự thảo luật CNTT khá phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, Ban soạn thảo cần chi tiết hóa hơn nữa cũng như xem xét tính khả thi của các nội dung, điều khoản bên trong của luật; Các thuật ngữ được nêu trong luật cần phải cụ thể hơn; Nên xem xét các điều kiện, các quyền nghĩa vụ được nêu trong luật để đưa ra những nội dung phù hợp nhất. Ví dụ như ở điều 10, nếu như điều kiện cấp phép quy định quá nặng nề có thể gây ngăn cản sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam.

Với tư cách là một hội nghề nghiệp, Giáo sư Nguyễn Văn Ngọ - Chủ tịch Hội Vô tuyến điện tử Việt Nam cho rằng luật CNTT ra đời sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp CNTT nói chung và công nghiệp phần mềm nói riêng của Việt Nam. Giai đoạn hiện nay là thời điểm hội tụ của CNTT, công nghệ viễn thông, công nghệ số và truyền thông đại chúng. Công nghiệp nội dung chiếm vị trí hết sức lớn và cũng cần có một môi trường pháp lý để công nghiệp nội dung phát triển thuận lợi. Điều này nên được bổ sung trong luật CNTT.

Một chi tiết mà Ban soạn thảo luật CNTT cần lưu ý và xây dựng chặt chẽ hơn thông qua băn khoăn của một chuyên gia đại diện cho Bộ Quốc phòng về việc đánh giá tiêu chuẩn chất lượng CNTT được nêu trong các điều 54, 55, 56 của dự thảo. Ông cho rằng rất khó để đánh giá được hết chất lượng cũng như giá cả của các sản phẩm công nghiệp CNTT. Cụ thể, với những thiết bị CNTT phần cứng thì hiện nay đã có tiêu chuẩn tương đối rõ ràng, tuy nhiên, với những sản phẩm phần mềm sẽ phải đánh giá tiêu chuẩn như thế nào?

Có một thực tế hiện nay, để phục vụ việc xây dựng các dự án về CNTT hay trong một số công tác quản lý CNTT, Việt Nam thường rất dễ dàng quyết định chọn phần mềm của nước ngoài, nhưng lại băn khoăn khi chọn mua phần mềm của chính mình làm ra. Lý do, phần mềm do Việt Nam xây dựng hiện vẫn chưa có một chuẩn mực gì để có thể đánh giá cả về chất lượng lẫn giá cả. Điều này cũng là một rào cản đối với sự phát triển của nền công nghiệp CNTT.

Tiếp thu những ý kiến đóng góp cho bản dự thảo luật, Thứ trưởng Bộ BCVT Trần Đức Lai nhận định: "Bất cứ một luật nào cũng vậy, khi xây dựng cũng đều phải căn cứ vào các hoạt động, các hiện tượng đã và đang xảy ra trong xã hội để đưa vào luật để điều chỉnh lại, luật hóa các hoạt động, hiện tượng đó. Nhưng đối với lĩnh vực CNTT, hoặc sau này là Công nghệ thông tin - truyền thông lại có một tốc độ phát triển rất nhanh. Hiện nay, phần quản lý đã không thể theo kịp được sự phát triển đó".

"Lĩnh vực CNTT khác với viễn thông. Nếu như đến giờ viễn thông đã có một hệ thống luật từ tổ chức Liên minh Viễn thông quốc tế đến các nhà khai thác rất bài bản, đầy đủ thì với lĩnh vực CNTT, hiện nay sự phát triển của lĩnh vực này còn khá tự do, chưa có nhiều hệ thống văn bản pháp lý quy định các hoạt động. Đây không chỉ là cái khó của riêng Việt Nam mà ngay cả những nước có nền công nghiệp CNTT phát triển cũng đang vướng phải".

Thứ trưởng cũng cho biết: "Với quan điểm xây dựng luật không quá cầu toàn, nhằm đáp ứng giai đoạn phát triển Công nghiệp CNTT trong vòng 3-5 năm tới của Việt Nam, Ban soạn thảo luật sẽ thu nhận toàn bộ những ý kiến đóng góp và khẩn trương sửa đổi, bổ sung để sớm có được một bản dự thảo hoàn chỉnh. "Làm sao luật CNTT được xây dựng, ban hành để điều chỉnh, hạn chế được các tệ nạn xã hội đang xảy ra trên không gian mạng nhưng cũng không làm cản trở sự phát triển của lĩnh vực CNTT trong đời sống hiện nay".

Các tin tức khác:

Phụ nữ Hàn Quốc nghiền Internet nơi công sở

Công nghiệp điện tử Việt Nam: Yếu... toàn thân!

Mặt trời đã mọc trên đế chế Sun

Google cung cấp công cụ tìm kiếm cho thiết bị di động

Những công cụ bổ sung cho trình duyệt Firefox

Lật tẩy “chiêu” của... Hacker: Tôi bị đánh cắp!

Hệ điều hành Windows sẽ bị tấn công trên quy mô lớn?

Windows: Trình bày lại menu “New” trong Context menu

Oracle ra mắt Oracle Database 10g phiên bản 2

10 sự thay đổi xã hội từ Internet

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone