Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Vụ kiện bản quyền phần mềm đầu tiên: Lever4 có phải là bản sao Lemon3?
Ngày 10/1/2005 công ty TNHH Định Gia (DigiNet) đã chính thức gửi đơn kiện hai ông Hoàng Tấn Tài và Võ Thành Nghi Vũ là giám đốc và phó giám đốc P.C.I. Vụ tranh chấp giữa DigiNet và P.C.I là giọt nước tràn ly của hiện tượng “spin-off” trong ngành PM.
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều năm qua trên thế giới “spin-off” đã xảy ra không ít, đó là trường hợp nhân viên các công ty PM xin nghỉ việc và sau đó thành lập những công ty PM mới, bán những sản phẩm “giống” của công ty họ đã từng làm việc trước đó.
DIGINet nói gì?
Ông Trần Đào Anh, giám đốc DigiNet, cho biết hai ông Hoàng Tấn Tài và Võ Thành Nghi Vũ khi vào DigiNet làm ở bộ phận Tư Vấn & Triển Khai của DigiNet với chức danh chuyên viên tư vấn PM. Bộ phận này không liên quan đến phát triển PM. Tuy vậy theo ông Đào Anh, hai ông Tài và Vũ đã tự ý xâm nhập (hack) vào hệ thống và thêm tên họ vào các dự án của DigiNet. Bằng chứng là phó giám đốc khối dịch vụ của DigiNet khi đó là ông Nguyễn Ngọc Nghĩa, đã rất bất ngờ khi phát hiện người “phân công” dự án không phải là ông Trần Đào Anh, giám đốc của DigiNet mà lại là ông Hoàng Tấn Tài. Dấu vết vẫn còn lưu trên máy tính của DigiNet. Trong khi đó, mọi lập trình viên (LTV) công ty đều chỉ được phân quyền với một số phần chứ không phải toàn bộ hệ thống trừ giám đốc, phó giám đốc công ty. Cũng theo ông Đào Anh, chỉ có thâm nhập hệ thống cấp cao, người thâm nhập mới có thể phát hiện đường dẫn hệ thống để copy mã nguồn.
TRÌNH BÀY CỦA P.C.I
P.C.I cho rằng PM Lever 4 do P.C.I viết và đã đăng ký nhãn hiệu. Theo P.C.I trên cơ bản, PM kế toán đều tuân theo những chuẩn mực, nguyên tắc chung về tài chính kế toán và giải pháp kỹ thuật tin học nên việc giống nhau về nghiệp vụ và thao tác là chuyện thường.
P.C.I khẳng định Lever 4 là PM đã được công khai trên thị trường kể từ “Chợ PM” Softmart 2004 tại TP.HCM.
Ý KIẾN LUẬT SƯ
Luật sư Bùi Quang Nghiêm - Trưởng Văn Phòng Luật Sư Nghiêm&Chính
Những gì tôi bình luận về vụ kiện này dựa trên kinh nghiệm tố tụng nói chung, chứ không phải kinh nghiệm tố tụng riêng về các vụ kiện quyền tác giả. Bởi từ trước đến nay chỉ có một hai vụ về quyền tác giả liên quan đến sao chép nhạc. Còn vụ DigiNet kiện P.C.I là vụ kiện đầu tiên liên quan đến quyền tác giả PM máy tính.
PM máy tính là một trong những loại hình tác phẩm được Nhà Nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm theo Bộ Luật Dân Sự. Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo ra. Cũng theo Bộ Luật Dân Sự (Điều 759), thì tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm khi bị người khác xâm phạm quyền tác giả, quyền chủ sở hữu tác phẩm, có quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người đó phải chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại.
Trong vụ kiện này, nếu DigiNet (nguyên đơn) có đầy đủ bằng chứng chứng minh PM Lemon 3 do mình sáng tác ra từ năm 1998 và đưa ra kinh doanh (KD) trên thị trường từ 1999, trong khi đó phía công ty P.C.I (bị đơn) chỉ mới viết và đưa ra thị trưòng PM Lever 4 từ năm 2004 với nội dung PM giống hệt Lemon 3 của DigiNet, thì coi như P.C.I đã sao chép PM của DigiNet, vi phạm quyền tác giả, quyền của chủ sở hữu tác phẩm. “Khuôn mặt” của P.C.I sẽ còn “xấu” hơn nữa nếu như bên DigiNet có đủ bằng chứng chứng minh rằng hai sáng lập viên của P.C.I (ông Hoàng Tấn Tài và ông Võ Thành Nghi Vũ) vào thời điểm năm 2002-2003 đã từng là người lao động của DigiNet, đã từng đột nhập trái phép vào hệ thống máy chủ của DigiNet, tức việc bị sao chép PM của DigiNet là quá rõ. Bên P.C.I cho rằng các PM kế toán giống nhau là đương nhiên, theo tôi lập luận như thế không ổn. Bởi vì các nguyên tắc chung về tài chính kế toán, các giải pháp nghiệp vụ tin học có thể giống nhau về cơ bản, nhưng nội dung hai PM của hai tác giả, chủ sở hữu khác nhau không thể giống hệt nhau.
Ngoài ra, trong vụ kiện này bên nguyên đơn DigiNet cho biết đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho PM Lemon 3 vào năm 1999 và bị đơn P.C.I cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho PM Lever 4 vào năm 2004. Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu (từ ngữ, hình ảnh, các yếu tố...) dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất KD khác nhau - là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà Nước bảo hộ. PM khi đem ra KD là hàng hoá, người KD có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hoá để được Nhà Nước bảo hộ. Hai nhãn hiệu hàng hoá Lemon 3 và Lever 4 là khác nhau nên đều được chứng nhận sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu hàng hoá. Nhưng PM khác với các hàng hoá sản xuất thông thường bởi là tác phẩm do sáng tạo, được bảo hộ về quyền tác giả với nội dung sáng tạo đó. Vì vậy, được bảo hộ về nhãn hiệu hàng hoá không có nghĩa là được bảo hộ về quyền tác giả, quyền sở hữu tác phẩm.
Tuy nhiên, mọi kết luận phải chờ vào thẩm định của Hội Đồng Thẩm Định. Từ kết quả thẩm định, Tòa sẽ có quyết định P.C.I có vi phạm quyền tác giả hay không.
| Trước một vụ kiện về CNTT phức tạp như vậy, Tòa Án Nhân Dân TP.HCM đã gửi công văn số 1963/CV - KT mời Sở Khoa Học & Công Nghệ TP.HCM, Hội Sở Hữu Trí Tuệ TP.HCM, Hội Tin Học TP.HCM, Cơ Quan Bản Quyền TP.HCM và tạp chí Thế Giới Vi Tính-PC World Vietnam họp ngày 15/7/2005, chuẩn bị thành lập Hội Đồng Chuyên Môn để giám định mức độ giống nhau của hai PM Lemon 3 và Lever 4. |
|
|
Đối với các yêu cầu nguyên đơn DigiNet đưa ra trong đơn khởi kiện, nếu DigiNet chứng minh được bị đơn có lỗi và gây hậu quả đối với nguyên đơn thì những yêu cầu này hoàn toàn hợp lý, cần phải được bảo vệ. Từ nhiều năm nay, chúng ta cũng đã đặt vấn đề bảo vệ những người làm ăn chân chính: bỏ chất xám, bỏ tiền để làm nên sản phẩm. Nếu rõ ràng đã có việc sao chép PM, vi phạm quyền tác giả thì phía bị đơn P.C.I phải trả lại PM cho bên nguyên đơn DigiNet hay phải hủy đi. P.C.I phải cải chính, xin lỗi công khai. Thứ hai, từ việc sao chép bất hợp pháp mà đem KD kiếm lời, dẫn đến bên nguyên đơn DigiNet giảm lợi nhuận và DigiNet chứng minh được điều đó, thì bị đơn P.C.I phải bồi thường thiệt hại cho DigiNet. Trường hợp bị đơn P.C.I giải thể rồi thì trách nhiệm của các cá nhân góp vốn vào P.C.I - tức các ông Tài và ông Vũ phải liên đới chịu trách nhiệm.
Luật sư Trần Hồng Phong - Giám đốc công ty tư vấn luật P&A
| Ông Trần Đào Anh, giám đốc DigiNet | ||
|
| Từ 1998 đến nay, DigiNet đã có hơn 40 phiên bản của Lemon 3, mỗi phiên bản đều có đĩa đóng gói, tài liệu thiết kế, mã nguồn cho phiên bản tương ứng, các cuốn hướng dẫn sử dụng và tài liệu. DigiNet đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa năm 1999. |
|
|
|
Việc đưa ra Tòa Án để giải quyết vụ kiện tranh chấp bản quyền PM kế toán giữa công ty TNHH Tin Học Định Gia và công ty TNHH P.C.I sẽ tạo điều kiện cho các bên có cơ hội tố tụng thuận lợi nhất để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Theo tôi, nếu sự việc đúng như trong đơn trình bày của nguyên đơn (DigiNet) thì đã có dấu hiệu sao chép. Nếu DigiNet đưa ra những bằng chứng chứng minh được P.C.I đã sao chép, “mông má” lại sản phẩm Lemon 3 thành Lever 4 để KD và gây thiệt hại cho DigiNet thì DigiNet có quyền yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, theo tôi, việc chứng minh giá trị thiệt hại cụ thể là bao nhiêu rất khó chứ không đơn giản chỉ căn cứ vào doanh số của Lever 4. Hơn nữa, cũng theo trong đơn trình bày, DigiNet chỉ mới đăng ký nhãn hiệu chứ chưa thấy có thông tin chứng tỏ đã đăng ký về mặt kỹ thuật như: giải pháp hữu ích, quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp...
Theo quy định trong Bộ Luật Dân Sự về ý tưởng sáng tạo, phát minh, sáng chế thì yêu cầu bắt buộc là phải có “tính mới” - Phải khác biệt về mặt nguyên tắc, nguyên lý so với những yếu tố kỹ thuật, công nghệ đã được phổ biến. Do đó, phía bị đơn (P.C.I) muốn chứng minh Lever 4 là của mình thì phải đưa ra được những bằng chứng đáp ứng yêu cầu trên. Ngoài các khía cạnh tranh chấp của các bên đưa ra, theo tôi trong vụ kiện này có dấu hiệu của hành vi gian lận thương mại. Cụ thể là: P.C.I có dấu hiệu đã “lấy khách hàng” của DigiNet.