Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
VNPT sẽ là tập đoàn kinh tế mạnh
Tại Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2005 của VNPT hôm 20/1/2005, một mục tiêu quan trọng được Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Phạm Long Trận đặt ra là phải "tạo sức bật để phát triển theo mô hình tập toàn kinh tế".
Tới dự Hội nghị có Bộ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) Đỗ Trung Tá, Thứ trưởng Bộ BCVT Đặng Đình Lâm, cùng nhiều cán bộ của VNPT ở mọi miền đất nước.
2004: Mạng lưới bưu chính, viễn thông phát triển toàn diện
Trong năm 2004 vừa qua, Tổng doanh thu phát sinh của VNPT đạt 30.662,77 tỷ đồng, vượt 2,38% kế hoạch, tăng 15,65% so với năm 2003. Nộp ngân sách 4.936 tỷ đồng, vượt 14% kế hoạch, tăng 19,08% so với thực hiện 2003. Năng suất lao động tính theo doanh thu đạt 330,23 triệu đồng/người/năm, tăng 12,24% (năm 2003 là 294 triệu đồng/người/ năm).hát triển mới 2.631.836 thuê bao, vượt 21,26% kế hoạch, tăng 46,65%; trong đó thuê bao cố định tăng 17,12%, thuê bao di động tăng 71,36%. Nâng tổng số thuê bao hiện có lên 9.906.091, đạt mật độ 12,06 máy/100 dân, trong đó có 54,8% thuê bao cố định, 18,49% thuê bao di động MobiFone, 25,27% thuê bao di động VinaPhone và 1,44% thuê bao vô tuyến nội thị CityPhone, CDMA.
Cũng trong năm qua, VNPT đã p
Với việc đưa vào khai thác mạng thế hệ mới NGN và thiết lập mạng trục gồm 2 điểm chuyển mạch mềm (Soft Switch), lắp đặt 3 nút mạng trung tâm NGN tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh và 31 thiết bị mạng Media Gateway vùng tại 31 tỉnh, thành phố, VNPT đã chuyên toàn bộ lưu lượng VoIP 171 và hơn 20% lưu lượng PSTN khai thác trên mạng NGN. Nhiều dịch vụ được mở trên nền NGN như điện thoại cố định dùng thẻ 1719, dịch vụ miễn cước người gọi 1800, dịch vụ thông tin giải trí 1900, dịch vụ MEGAWAN, VPN, và sắp tới là dịch vụ Free Call Buuon, Call Waitting Intemet... góp phần làm phong phú hơn thị trường viễn thông, đáp ứng nhu cầu của đông đảo khách hàng trong đó có các doanh nghiệp, các ngân hàng...
Mạng lưới và các dịch vụ Bưu chính tiếp tục được mở rộng và tăng cường, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khách hàng. Toàn mạng hiện có 14.674 điểm phục vụ, tăng 2.342 điểm so với năm 2003, gồm 3.033 bưu cục, 6.935 Điểm Bưu điện Văn hóa xã (tăng 560 Điểm), 4.635 đại lý bưu điện và 71 ki-ốt. Bán kính phục vụ rút ngắn từ 2,89 km năm 2003 xuống 2,69 km. Số dân bình quân trên một điểm phục vụ giảm từ 6.363 người/điểm cuối năm 2003 xuống 5.390 người/điểm. Mô hình Điểm Bưu điện Văn hóa xã tiếp tục hoạt động có hiệu quả, phát huy vai trò là kênh thông tin, hỗ trợ bán hàng, khuếch trương sản phẩm và các dịch vụ bưu chính, viễn thông, Intemet tới khách hàng tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Mạng vận chuyển và khai thác Bưu chính được củng cố, đảm bảo việc chuyển phát, khai thác Bưu chính quốc tế và trong nước: Đường thư quốc tế duy trì 25 tuyến đường hàng không và 4 tuyến thuỷ, bộ; đường thư trong nước cải tiến hợp lý hơn trong việc kết hợp đường không, đường bộ và đường sắt.
Các dịch vụ khai giá, dịch vụ thanh toán thẻ từng bước đáp ứng nhu cầu thị trường. Năm 2004, đã triển khai một số dịch vụ bưu chính mới, nhiều tiềm năng như: phát hàng thu tiền, chuyển quà tặng, EMS thoả thuận, dịch vụ chuyển phát hồ sơ xét tuyển nguyện vọng vào các trường Đại học, Cao đẳng... Sau 2 tháng triển khai (từ 10/2004), dịch vụ phát hàng thu tiền phát triển tốt ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Quảng Ninh và Lạng Sơn, đạt sản lượng 15.720 bưu gửi, doanh thu đạt 182 triệu đồng.
Mạng thông tin di dộng VinaPhone và MobiFone được tăng cường năng lực và mở rộng vùng phủ sóng với 60 trạm BSC, 1.913 trạm BTS, phủ sóng di động tại 86% trung tâm các huyện trong cả nước. Đã mở dịch vụ chuyển vùng (roaming) với các đối tác thuộc 84 quốc gia. Nhiều dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng như GPRS, MMS, Mobile Banking đã được mở thêm tại một số tỉnh, thành phố với sản lượng cao. Sản lượng điện thoại di động đạt 3,05 tỷ phút, trong đó sản lượng di động trong nước là 3,04 tỷ phút, tăng 38,59%. Sản lượng dịch vụ GPRS trung bình đạt 87,7 Gb/tháng; khách hàng sử dụng GPRS để truy nhập wapsite và website chiếm 95%; gửi, nhận MMS chiếm 5% lưu lượng. Doanh thu từ dịch vụ di động chiếm 48,45% tổng doanh thu viễn thông.
Công tác phát hành báo chí : Mặc dù bị cạnh tranh mạnh, đặc biệt là tại các trung tâm thành phố, thị xã, song VNPT vẫn duy trì khai thác, phát hành 863 loại báo, tạp chí, sản lượng đạt 342,2 triệu tờ/cuốn, tăng 5%. Việc đưa điểm truyền và in báo Điện Biên - Lai Châu vào hoạt động trong quý I/2004 đã hoàn thành mục tiêu phát hành Báo Nhân Dân đến trong ngày tới 64/64 tỉnh, thành phố và 89,9% số xã trên toàn quốc (tăng 350 xã so với năm 2003).
Hệ thống vô tuyến nội thị lắp đặt được 2.718 trạm thu phát. Đã phát triển mới 92.000 thuê bao, vượt 8,24% kế hoạch, nâng tổng số thuê bao trên mạng đạt 135.450. Từ tháng 10/2004, VNPT quyết định ngừng cung cấp dịch vụ nhắn tin, các khách hàng hiện đang sử dụng dịch vụ nhắn tin được VNPT hỗ trợ chuyển sang sử dụng các hình thức liên lạc khác như di động GSM, Cityphone.Song song với mạng Internet truyền thống, mạng Intemet băng rộng tuy được đầu tư phát triển mạnh. Đã có 17 tỉnh, thành phố cung cấp dịch vụ ADSL, 26 Bưu Điện tỉnh cung cấp dịch vụ kết nối qua Pop/intemet. Đã phát triển mới 121.968 thuê bao Intemet gián tiếp; 1.427 thuê bao trực tiếp; 17.952 thuê bao MegaVNN, nâng tổng số thuê bao Intemet hiện có là 553.637 thuê bao. Đã hoàn thành chương trình đưa Intemet MegaVNN tới các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và Trung học phổ thông trong cả nước.
Hệ thống Intemet quốc tế khai thác trên 6 hướng (tăng 1 hướng so với năm 2003) với tổng dung lượng 1,66 Gbps (tăng 1,051 Gbps so với năm 2003) đáp ứng lưu lượng quốc tế liên tục tăng nhanh. Tống dung lượng Intemet vào giờ cao điểm đã vượt trên 1 Gbps. Đã đầu tư điểm truy nhập Intemet trực tiếp tới 100% các tỉnh, thành phố. Dung lượng trung kế backbone đạt mức 155 Mbps, đáp ứng đủ lưu lượng, hiệu suất sử dụng kênh trung bình là 70% : 80%. Tổng số kênh trung kế liên tỉnh là 327 luồng E1 và 06 luồng E3 . Đang triển khai mở rộng thêm 1 luồng 155 Mbps trung kế Intemet mạng ngoài Hà Nội - Hồ Chí Minh - Đà Nẵng. Mạng Intemet băng rộng tuy được đầu tư phát triển mạnh song vẫn chưa theo kịp được nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, đặc biệt là tại thành phố Hồ Chí Minh.
Cùng với viễn thông và công nghệ thông tin, mạng lưới và các dịch vụ Bưu chính tiếp tục được mở rộng và tăng cường, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu khách hàng. Toàn mạng hiện có 14.674 điểm phục vụ, tăng 2.342 điểm so với năm 2003, gồm 3.033 bưu cục, 6.935 Điểm Bưu điện Văn hóa xã, 4.635 đại lý bưu điện và 71 ki-ốt. Bán kính phục vụ rút ngắn từ 2,89 km năm 2003 xuống 2,69 km. Số dân bình quân trên một điểm phục vụ giảm từ 6.363 người/điểm cuối năm 2003 xuống 5.390 người/điểm.
Mục tiêu trọng tâm, nhiệm vụ 2005
Năm 2005 là năm VNPT coi là năm tạo sức bật và những chuyển biến căn bản cho giai đoạn phát triển tiếp theo, đặc biệt là việc VNPT chuyển sang hoạt động theo mô hình Tập đoàn Kinh tế. Doanh thu phát sinh dự kiến năm 2005 là 33.115 tỷ đồng, tăng 10,32% so với năm 2004. Nộp ngân sách 5000 tỷ đồng, tăng 7,8% so với kế hoạch đăng ký. Vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng, khối lượng thực hiện là 7.500 tỷ đồng.
Về phát triển thuê bao, VNPT có kế hoạch phát triển 3,65 triệu máy điện thoại. Phát triển mới 151.272 thuê bao Internet gián tiếp, 44.090 thuê bao Mega VNN. Hoàn thành chỉ tiêu 100% số xã có máy điện thoại; 93% số xã có báo đến trong ngày.... Triển khai đề án Tập đoàn Bưu chính Viễn thông theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.