Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

VN chưa khai thác hiệu quả công nghệ Java

Ông Nguyễn Hoài Nam.

"Quyền lực của Java" là tuyên ngôn kỷ niệm 10 năm ngôn ngữ và phần mềm lập trình của Sun Microsystems. Nhưng tại VN, dấu ấn và ảnh hưởng từ sản phẩm công nghệ này còn mờ nhạt. VnExpress đã trao đổi với ông Nguyễn Hoài Nam, Giám đốc dự án của Vietsoftware, về vấn đề này.

 - Java đã có 10 năm trưởng thành trên thế giới. Còn ở VN, "tách cafe" của Sun bắt đầu "bốc khói" từ bao giờ?

- Không có bất cứ một thống kê hay tài liệu nghiên cứu nào thông tin chính xác về điều này. Nhưng theo tôi, có thể chấp nhận một cột mốc là vào cuối năm 1997, thời điểm Internet chính thức được khai thác rộng rãi tại VN. Khi đó, giới công nghệ có điều kiện tiếp cận với Internet là môi trường đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của công nghệ Java.

- Sự có mặt của Java lúc đó đã ảnh hưởng thế nào đến công nghệ thông tin ở VN nói chung và những lập trình viên nói riêng?

- Ban đầu, ảnh hưởng của Java thực sự không đáng kể. Tới tận cuối năm 2003 vẫn chưa có trường đại học nào đưa công nghệ này vào giảng dạy. Các công ty phần mềm cũng không thực sự có các vận động rõ nét chuyển sang sử dụng Java để phát triển sản phẩm.

- Vậy việc phát triển Java ở trong nước đã được xúc tiến ra sao?

- Theo tôi biết, Aptech là một trong những trung tâm đầu tiên thực hiện giảng dạy Java. Còn ban đầu, khi ngôn ngữ lập trình này quá mới mẻ, chưa thành phong trào rộng rãi, các chuyên gia, lập trình viên chỉ có một cách là tự tìm mua hoặc sưu tầm các tài liệu từ Internet, chủ yếu là từ website của Sun hay các cộng đồng Java để nghiên cứu. Về sau, có một số trang web như brainbench.com cung cấp miễn phí các bài kiểm tra và lấy chứng chỉ Java. Đó cũng có thể coi là một động lực thúc đẩy các lập trình viên nghiên cứu công nghệ mới này.

Cho tới gần đây, các doanh nghiệp muốn tuyển lập trình viên Java cũng vẫn gặp rất nhiều khó khăn và thường phải tự đào tạo lấy đội ngũ này thông qua các chương trình nội bộ. Hiện nay, ngoài Aptech, còn có thêm nhiều trung tâm cung cấp các khóa học và chứng chỉ Java. Tôi cũng mới biết Alliant Corp. (alliant-corp.com) đã chính thức liên kết với Sun để cung cấp các khóa học chính quy và thi lấy chứng chỉ Sun tại Việt Nam. Theo tôi, đó là một tín hiệu đáng mừng đối với các công ty phần mềm vì nhu cầu lập trình viên Java hiện đã vượt rất xa khả năng cung ứng của thị trường đào tạo.

- Sun đang phấn đấu mục tiêu 100.000 lập trình viên Java tại VN vào năm 2010. Ông thấy thế nào?

- Ở đây cần lưu ý một điểm quan trọng: tiêu chí xác định một lập trình viên Java là thế nào. Nếu coi việc có một chứng chỉ Java của Sun (bất kỳ) là tiêu chí, con số nói trên quả thực gần như không tưởng. Thậm chí, bây giờ cũng không có những thống kê cụ thể nào về số lượng lập trình viên Java hiện có ở VN.

- Chuyên môn chủ yếu của các lập trình viên Java hiện nay ở VN là lĩnh vực nào?

- Nếu hiểu chuyên môn là lĩnh vực phát triển ứng dụng, thì các lập trình viên VN chủ yếu phát triển Java trong các ứng dụng web, một số ít hơn làm việc với các ứng dụng desktop. Rất ít lập trình viên làm việc với hệ thống Enterprise, nghĩa là phạm vi khai thác và sử dụng công nghệ Java của chúng ta nói chung còn chưa hiệu quả.

Những ghi nhận đáng chú ý nhất của ứng dụng Java trên thế giới và ở VN?

- Thực ra, bản thân công nghệ Java có một số tính chất khá đặc biệt. Chẳng hạn như phát triển dựa trên các định chuẩn do cộng đồng cùng xây dựng hoặc tính chất tương thích đặc biệt cao đối với các hạ tầng phần cứng, phần mềm khác nhau… dẫn tới trở thành một động lực hết sức mạnh mẽ, thúc đẩy sự chia sẻ tri thức trên phạm vi toàn cầu. Tôi cho rằng trước Java chưa có một công nghệ hay một ngôn ngữ lập trình nào đạt được mức ảnh hưởng rộng lớn đến như vậy. Về phạm vi ứng dụng có thể suy ra như một hệ quả của nhận định trên rằng một khi cả cộng đồng phần mềm quan tâm và cùng phát triển, sẽ chẳng có ranh giới nào cho công nghệ này.

Hiện tại, đâu là thách thức lớn nhất của Java trên toàn cầu?

- Tại Việt Nam có 3 trở ngại lớn. Đó là Java chưa được hỗ trợ từ các trường đại học và các cơ sở đào tạo, chưa có hạ tầng căn bản của một “xã hội nối mạng” và sự độc chiếm thị trường của MS Windows.

Còn trên thế giới, một trong số thách thức lớn hiện nay đối với Java là lựa chọn hướng phát triển tiếp theo của công nghệ này. Sun theo đuổi mô hình “open standard”, nghĩa là công bố các đặc tả kỹ thuật trong khi các nhà cung cấp giải pháp tự do lựa chọn cách thức triển khai (implementation). Gần đây, người ta nói nhiều tới việc đề nghị Sun đưa Java trở thành “open-source” giống như Linux hay MySQL. Thực ra cộng đồng có lý khi đưa ra yêu cầu này, bởi tài nguyên (nhân lực) của Sun thực sự không đủ để thỏa mãn nhu cầu về nâng cấp, cải tiến, sửa lỗi… các phiên bản Java khác nhau. Tuy vậy, Sun cũng không phải là không có lý khi họ lo ngại rằng một khi Java trở thành open-source, rất có thể các đại gia như Microsoft hoặc IBM sẽ gây ảnh hưởng và sau một thời gian, những đặc điểm được coi là hấp dẫn nhất của Java như tính mở và tương thích có thể sẽ không còn được ưu tiên.

- Là một đơn vị ứng dụng Java, ông có thể nói gì về mức độ phổ cập cũng như những hiệu quả kinh tế mà tiện ích này đem lại?

- Java giúp hiệu suất làm việc của lập trình viên lớn hơn với khả năng nắm bắt nhanh, tính an toàn, tính trọn vẹn trong thiết kế, tính chuẩn tắc, tính tương thích cao, kiến trúc mở…

Thêm vào đó, gần như trong mọi lĩnh vực ứng dụng cũng như công nghệ, luôn có thể khai thác từ các cộng đồng Java những sự hỗ trợ hết sức hiệu quả. Chẳng hạn như tại VietSoftware (VSI), đa số giải pháp và sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước của chúng tôi đều dựa trên các giải pháp mã nguồn mở như Portal, ERP và E-Commerce. Trong lĩnh vực Chính phủ điện tử, VPortal của VSI dựa trên các hệ thống nguồn mở là uPortal và Liferay. Còn ERP(AMOS) dựa trên phần mềm nguồn mở Compiere… Tất cả các giải pháp này đều dựa trên công nghệ Java.

Về mặt nhân lực, lập trình viên của chúng tôi rất sẵn sàng cho việc điều động giữa các nhóm và qua các lĩnh vực phát triển khác nhau, tạo nên sự linh hoạt quý giá trong điều kiện khan hiếm nguồn nhân lực IT một cách nghiêm trọng như hiện nay. Sự linh hoạt này có thể nói là rất khó có được nếu VSI không phải là một công ty mà tới gần 90% lực lượng kỹ thuật là các lập trình viên Java.

- Để nói về tương lai của Java ở VN, ông sẽ mô tả nó như thế nào?

- Tôi tin "tách cafe bốc khói" sẽ ngày càng có vị trí xứng đáng hơn trong cộng đồng công nghệ thông tin VN, gần với mức ảnh hưởng của công nghệ này trên bình diện quốc tế. Trên thế giới, Java có những tác động rất lớn vào mọi mặt ứng dụng và phát triển công nghệ. Trong khi tại Việt Nam, thị trường lao động cũng như sản phẩm ứng dụng và lĩnh vực nghiên cứu… đều đang ở giai đoạn bỡ ngỡ. Các trường đại học còn phân vân khi đưa Java vào giảng dạy chính khóa, khách hàng vẫn quá say sưa với các giải pháp Microsoft... Theo nhận định của tôi, Java cũng còn chưa được quan tâm đúng mức tại các cơ sở nghiên cứu công nghệ.

Java, đại diện cho mô hình phát triển phần mềm “cộng đồng”, cần được mọi giới công nghệ nhìn nhận một cách khách quan hơn. Có vậy, VN mới không tiếp tục tụt hậu trong tương lai.

Nguyễn Hằng thực hiện

Các tin tức khác:

Microsoft thử nghiệm bản Windows Server 2003 R2

Tặn thiệp điện tử cho bạn gái nhân ngày 8/3

Tìm hiểu và sử dụng hệ thống địa chỉ và giao thức mạng mới IPv6

Máy tính Thánh Gióng mới: Tăng cấu hình, tăng giá!

Webmail 1GB lôi kéo cả ''Chúa tể của những chiếc nhẫn''

Thiết kế icons với icon studio

Cisco sửa chữa hai lỗ hổng nghiêm trọng

Dân mạng lên cơn sốt Euro

Symantec mua lại Sygate?

Cứu nguy dữ liệu trên đĩa CD

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone