Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Việt Nam có cơ hội phát triển tốt công nghệ phần mềm

Tham gia Bàn tròn trực tuyến trên VietNamNet với chủ đề: "Làm thế nào để Việt Nam (VN) mạnh hơn, vững chắc hơn, vị thế cao hơn trong 20 năm tới?", GS David Dapice (Trung tâm Doanh nghiệp và Chính phủ của Trường Quản lý Chính phủ Kennedy) đã có những đánh giá về nền kinh tế VN nói chung, và ngành công nghệ thông tin - viễn thông (CNTT-VT) nói riêng.

Là một GS. kinh tế xuất sắc đã có 15 năm gắn bó và tìm hiểu về kinh tế VN, ông David Dapice đến VN lần đầu tiên năm 1989 và đã nghiên cứu nhiều công trình về VN. Có lẽ, ngoài những nghiên cứu, ông còn dành nhiều tình cảm cho VN. Ông đã từng xuất bản nhiều tài liệu nghiên cứu tình huống phân tích tình hình kinh tế của Việt Nam như "Toàn cầu hoá: Lịch sử, tổng quan, hiện trạng và ý nghĩa đối với Việt Nam" (2002); "Sự phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ" (2003); "Lịch sử hay chính sách: Tại sao các tỉnh phía Bắc không tăng trưởng nhanh hơn?" (2004). GS David Dapice được coi như một chuyên gia hàng đầu về chính sách kinh tế Việt Nam. Ông cũng đã từng là giáo viên hướng dẫn cho nhiều cán bộ của Việt Nam trong thời gian họ học ở Harvard.

Sáng 18/12 vừa qua, GS. David Dapice đã có cuộc thảo luận Bàn tròn trực tuyến cùng Tổng Biên tập VietNamNet Nguyễn Anh Tuấn về sự phát triển của VN trong 20 năm tới. Chúng tôi xin trích dẫn lại một số nội dung quan trọng về vai trò của CNTT-VT trong công cuộc phát triển của VN.

TBT Nguyễn Anh Tuấn: - Thưa GS, tôi đã tham dự một số khoá học của GS. Hôm nay, VietNamNet chào đón GS với chủ đề thảo luận về "Xung lực nào đưa VN tiến lên trong 20 năm tới"? Đây cũng là câu hỏi đầu tiên của tôi dành cho GS.

- GS David Dapice: Đó là một câu hỏi lớn. 20 năm là một khoảng thời gian dài. VN đã đạt được những thành tựu lớn trong 15 năm qua trong việc tăng trưởng GDP. Xuất khẩu và sản xuất tổng thể sẽ tiếp tục là một nhân tố cực kỳ quan trọng cho VN để tạo ra những bước tiến mới. Hiện nay, xuất khẩu của VN là 25 tỷ USD trong khi nhập khẩu còn cao hơn thế.

..."Cơ chế sử dụng thương mại để phát triển những ngành không thể xuất nhập khẩu của Việt nam chưa được mạnh mẽ. Do đó, các bạn cần phát triển cơ chế trong nước để tạo ra áp lực buộc các nhà cung cấp phải hoạt động hiệu quả hơn. Tôi có thể nói rằng trong lĩnh vực Internet và viễn thông, VN đang làm được điều đó. Tôi nghĩ những ngành này sẽ phát triển rất nhanh và hiệu quả.

Thước đo thực sự của một đất nước phát triển không chỉ là một vài chỉ số công nghiệp hoá, vốn tương đối cao ở VN. Tôi thấy chỉ số công nghiệp của VN thậm chí còn cao hơn cả Nhật Bản. Vì thế, nếu nhìn vào công nghiệp, dĩ nhiên đây là ngành các bạn muốn nâng cao trình độ kỹ thuật song tôi không cho rằng đó thực sự là nhân tố đang kìm giữ kinh tế VN.

Yếu tố kiềm giữ các bạn chính là khả năng tiếp thu công nghệ mới một cách nhanh chóng và dễ dàng đào tạo nhân lực đáp ứng trình độ cao cần thiết nhằm tạo ra các giá trị gia tăng. Các bạn có thể nhìn vào một số nhà máy và người khác sẽ nói, lao động VN thuộc nhóm có trình độ chuyên môn và kỹ năng. Tôi không hề có một chút nghi ngờ nào rằng người VN thông minh, luôn sẵn sàng học hỏi và có khả năng học hỏi rất nhanh. Vì thế, tôi cho rằng vấn đề nằm ở cơ chế làm sao để tạo điều kiện cho những con người rất sẵn sàng cầu thị này, đem tới những giá trị mới cho kiến thức của họ để họ có thể tham gia ở trình độ cao hơn trong nền kinh tế toàn cầu"...

- Thưa GS, có một bạn đọc nêu câu hỏi: Nhiều nước (và vùng lãnh thổ) trong khu vực đã tập trung phát triển vào các ngành công nghệ cao và đã thành công như Nhật Bản và sau này là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan. Trong khi đó,  VN vẫn tập trung vào nông nghiệp. Theo GS, điều này là tốt hay xấu? Việt Nam có nên đi theo con đường của các nước nói trên?

- Đúng là Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đã phát triển được ngành công nghệ cao. Điều mà họ đã làm là thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng một số nhà máy hướng ra xuất khẩu. Khả năng phát triển và quy mô ngành công nghệ cao ở Malaysia và Thái Lan thì hạn chế. Tôi cho rằng, VN có nhiều khả năng phát triển công nghệ cao hơn cả Thái Lan và Malaysia. Đất nước các bạn có đội ngũ nhà khoa học và kỹ sư đông đảo.

Tuy nhiên, một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh rằng VN cần nâng cấp hệ thống giáo dục có trình độ cao hơn, hội nhập hơn với thế giới. Hiện các công ty VN có xu hướng mua máy móc nước ngoài hơn là đầu tư cho nghiên cứu và phát triển.

- Thưa GS có một bạn đọc hỏi thế này: - Một số nước đã chọn CNTT như mũi nhọn phát triển. GS đánh giá như thế nào về CNTT của VN?

- Tôi thấy rằng CNNTT và điện tử vẫn đang trong giai đoạn sơ khởi. VN đã sản xuất khá tốt một số linh kiện điện tử. Từ những gì tôi chứng kiến, tôi nghĩ thách thức thực sự nằm trong các chương trình phần mềm trình độ cao. Tuy nhiên, ngành này có thể đem lại sự tăng trưởng nhanh nhất. Như những gì đã phân tích ở trên, công nghiệp phần mềm trình độ cao rất hứa hẹn mà VN có thể nghiên cứu phát triển. 

- Thế nhưng, công nghiệp phần mềm ở VN trên thực tế không phát triển đúng như VN mong đợi? 

- Tôi nghĩ phần lớn nguyên nhân là do sự sụt giảm kinh tế toàn cầu và sự chững lại của ngành này trên toàn thế giới. Hiện ngành này đã bắt đầu tăng trưởng trở lại. Mặt khác, những nước như Ấn Độ chẳng hạn đã chiếm được miếng bánh lớn trong ngành kinh doanh giá trị này. Bởi vì họ đã phát triển nó trong 20, 30 năm và đã giành được một trong những vị thế dẫn đầu. Chẳng hạn trong lĩnh vực viết nguồn cơ bản, các sản phẩm của Ấn Độ vừa tốt vừa rất rẻ. Khi mức độ hội nhập cao hơn, nó sẽ đòi hỏi nhiều nguồn đầu tư lớn hơn. Và tôi nghĩ VN có cơ hội phát triển tốt công nghệ phần mềm khi đầu tư nước ngoài trở lại và dịch vụ phát triển. Khi đó, VN có thể giành được thị phần đáng kể trong thị trường đang lên đó. 

- Chính phủ VN đã đầu tư khá nhiều vào CNTT, từ giáo dục cho tới hoạch định chính sách và chính phủ điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển của công nghiệp IT ở VN vẫn chưa được thành công cho lắm. GS có suy nghĩ gì về hiện tượng này? 

- Tôi cho rằng hầu hết các ngành công nghiệp có thị trường nội địa vững mạnh sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu. Ở VN, việc viết một chương trình hay một sản phẩm trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng sao chép phổ biến. Vì vậy, khi VN cải thiện được tình hình bảo vệ sở hữu trí tuệ, đầu tư vào thị trường trong nước sẽ nhiều hơn và khi đó, các sản phẩm của VN sẽ tìm được đường ra thị trường thế giới một cách dễ dàng hơn. Nhưng tôi đồng ý với ý kiến của anh là tình hình hiện nay không được khả quan.   

- GS cảm thấy ấn tượng nhất về điều gì ở VN? 

- Điều gây ấn tượng mạnh mẽ nhất đối với tôi là nguồn sinh lực của những con người nơi đây. Mọi thứ dường như đều tàng trữ trong mình nguồn năng lượng dồi dào hơn nhiều nước khác mà tôi đã đến làm việc. Con người ở đây luôn muốn tiến về phía trước....

- Xin cám ơn GS về cuộc trao đổi thú vị này!

Các tin tức khác:

Cisco muốn mua Nokia?

Hãng bảo mật phát tán virus?

Quảng cáo luyện thi trực tuyến: thực ít, ảo nhiều

Quản lý giao thông đường bộ bằng trạm thu phí điện tử

Đã đến lúc cần một Hiệp hội Game Việt Nam?

Đưa cuộc sống gia đình lên Internet

Kiến thức bảo mật mạng máy tính

Thủ thuật cho hộp thư Gmail

Thiết Kế Web Bán Hàng Chuyên Nghiệp, Hiệu quả

RC-WINTRANS V7.0 – công cụ bản địa hóa các ứng dụng

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone