Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Viễn cảnh CNTT toàn cầu những năm tới (phần II)
Về card đồ họa, thời gian tới, bạn sẽ thấy có những giải pháp tích hợp kết hợp nhiều tính năng tiên tiến hơn, nhưng chúng có thể sẽ chậm hơn một, hoặc hai thế hệ so với các card độc lập. Tuy nhiên, đối với dân nghiền game và các chuyên gia đồ họa, thì một thế hệ mới của bộ xử lý đồ họa đã cho họ cảm giác thích thú như trên mây. Thế hệ mới nhất của bộ xử lý đồ họa sẽ thực sự thắp sáng trong các game sắp ra mắt như Half-Life 2 và Doom 3, cho những hình ảnh 3D tự nhiên và đẹp mắt. Các chip đồ họa tích hợp tiếp tục thay thế card đồ họa trong nhiều PC giá rẻ. Ngày nay có khoảng 55% máy tính để bàn dùng chip đồ họa tích hợp và con số này có vẻ như sẽ không thay đổi trong tương lai gần. Hầu hết những sản phẩm này đều do Intel sản xuất - công ty này xuất xưởng các bộ vi xử lý đồ họa nhiều hơn bất kỳ công ty khác. Trong 5 năm tới, sẽ xuất hiện nhiều bộ xử lý đồ họa phức tạp và mềm dẻo hơn sử dụng 16, 32, hoặc 64 đường xử lý đồ họa song song. Giấy điện tử Nhìn xa hơn, thế giới của đồ họa và hiển thị bắt đầu trở nên giống với thế giới của truyện khoa học viễn tưởng. Đầu năm ngoái, hãng E Ink cho ra mắt tờ “báo giấy điện tử” (hiển thị trên một lá thép mỏng và dẻo), sử dụng những viên nang mang sắc tố màu đen và trắng có khả năng phản ứng với dòng điện. Khi điện thế âm được đưa vào viên nang, những sắc tố trắng sẽ chạy lên bề mặt và ngược lại, khi điện thế dương xuất hiện, những sắc tố đen sẽ tạo thành các tổ hợp mẫu tự và hình ảnh. “Tờ giấy” này, với kích thước của một màn hình PDA, có thể cuộn lại thành một hình trụ có đường kính 1 inch và cho ra độ phân giải 96 pixel/inch, tương đương với độ phân giải của hầu hết các thiết bị cầm tay. Theo Darren Bischoff, giám đốc tiếp thị của E Ink, cuốn sách điện tử đầu tiên sử dụng công nghệ này có thể sẽ xuất hiện vào giữa năm 2004. Bộ vi xử lý tương lai Công nghệ đang tiến bộ không ngừng, nhưng một số thứ không bao giờ thay đổi. Đơn cử một ví dụ về cuộc chiến quanh bộ vi xử lý: Cuối năm ngoái, AMD nổ phát súng đầu tiên nhằm vào Intel bằng cách tung ra loại chip 64 bit cho PC. (Apple giành thắng lợi trước AMD trên thị trường với loại chip 64 bit G5 Power Macs vào tháng 9). Loại chip 2 GHz Athlon 64 có thể tăng cường các tác vụ như mã hóa dữ liệu, chơi game 3D, đồ họa CAD và những công việc sáng tạo khác. Tuy nhiên, người ta chỉ có thể cảm nhận được toàn bộ sức mạnh của nó khi phiên bản 64 bit của hệ điều hành Windows XP và các trình ứng dụng chính khác xuất hiện. Và trong một cuộc họp báo, Microsoft tuyên bố, kế hoạch đưa Windows XP 64 ra thị trường sẽ được hoãn tới cuối năm 2004. Để đáp trả động thái của AMD, Intel cho ra đời Pentium 4 Extreme Edition. Bộ vi xử lý 3,2-GHz này đưa ra bộ nhớ đện lớn hơn, kênh truyền hệ thống 800 MHz cho phép truyền dữ liệu nhanh hơn, và bổ sung bộ nhớ đệm L3 dung lượng 2M. Giống với Athlon 64, chip Extreme hướng tới giới game thủ và những ứng dụng khắt khe nhất. Cuối năm nay, Intel sẽ tung ra một thế hệ chip Pentium 4 mới, được biết đến với tên gọi Prescott. Đây sẽ là những CPU đầu tiên được sản xuất với đường dẫn tín hiệu đường kính 90 na-nô-mét, giúp cho mạch điện trong chip có kích thước nhỏ hơn mạch của Pentium 4 hiện nay tới 50%. Nhờ mạch điện nhỏ hơn, bộ vi xử lý có thể chạy nhanh hơn và đưa ra nhiều lệnh hơn mỗi giây. Nathan Brookwood, trưởng nhóm phân tích của công ti Insight 64 nhận xét: "Bộ vi xử lý 130 na-nô-mét đã bắt đầu chạm giới hạn của nó ở tốc độ 3,2 GHz. Prescott có thể đạt tới 4 GHz”. Bộ vi xử lý Prescott cũng sẽ có bộ nhớ đệm trên chip lớn hơn, giúp tăng tốc độ tính toán bằng cách giảm nhu cầu truy cập bộ nhớ hệ thống của máy tính. Hiện đang có tin đồn về việc Intel sẽ tung ra bộ vi xử lý Tejas, sản phẩm tiếp theo của Prescott, sẽ ra mắt gần cuối năm nay với tốc độ từ 5-7 GHz, mang tính năng tiết kiệm điện giống với máy tính xách tay. Đồng thời, Tejas và Prescott sẽ hỗ trợ các ứng dụng 64 bit. Theo Brookwood, trong năm nay, nhiều bộ vi xử lý nhanh hơn sẽ đến với người dùng, khi chip Double Data Rate 2 (DDR2) được đưa ra thị trường. Tốc độ truyền dữ liệu của DDR2 đạt 533 megabit/giây (khoảng 4,3 gigabit/giây mỗi module bộ nhớ), 33% nhanh hơn DDR thế hệ thứ nhất và cũng nhỏ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn. Ngay tiếp đó sẽ là DDR3, có khả năng truyền dữ liệu với tốc độ 1,6 gigabit/giây (6,4 gigabit/giây mỗi module). Loại chip này đang được các nhà sản xuất card đồ họa chất lượng cao thử nghiệm. Giới hạn của tốc độ xử lý và kích thước mạch điện trong bộ vi xử lý Định luật Moore - tốc độ xử lý của chip sẽ tăng gấp đôi sau 18 tháng - vẫn tiếp tục tỏ ra chính xác. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu sản xuất những bộ vi xử lý có mạnh điện đường kính 65 na-nô-mét. Thậm chí, IBM, AMD và một số công ty khác còn phát triển loại chip có mạnh điện đường kính 45 na-nô-mét. Intel dự kiến đưa ra loại chip có mạch điện dường kính 22 na-nô-mét vào năm 2011. Tuy nhiên, để giảm đường kính xuống dưới 45 na-nô-mét, các nhà sản xuất cần phải ứng dụng những phương pháp mới. Ngày nay, các bộ vi xử lý được chế tạo bằng công nghệ Ultraviolet Lithography (chạm khắc sử dụng tia cực tím), dùng ánh sáng hội tụ qua lăng kính để khắc mạch điện lên trên một mảnh silicon. Bước sóng càng ngắn, mạch điện càng nhỏ. Tới năm 2009, các nhà sản xuất chip sẽ đạt tới giới hạn vật lý về kích thước bước sóng và sẽ phải chuyển sang công nghệ Extreme Ultraviolet Lithography (EUVL). Dùng các phân tử khí xenon và các tấm gương, EUVL có thể thu nhỏ các mạch điện tới hàng chục lần. Tuy nhiên, Jim Tully, trưởng nhóm nghiên cứu của Gartner nhận định, tới năm 2013, khả năng cải thiện tốc độ xử lý nhờ sử dụng silicon thu nhỏ sẽ gần đạt giới hạn chót. Ông nhấn mạnh: “Những nhà cung cấp và người sử dụng vật liệu bán dẫn sẽ phải lên kế hoạch sử dụng công nghệ bán dẫn thế hệ mới, chẳng hạn transitor phân tử”. Trong lĩnh vực này, các nhà nghiên cứu của UCLA và Hewlett-Packard đã tạo ra được những phân tử có thể tạo ra được trạng thái đóng và ngắt mạch với những dòng điện rất nhỏ. Những phân tử đó có thể được sử dụng như những công tắc trong các mạch lôgích để tạo ra những con chip siêu nhỏ. Còn tiếp