Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Việc thực hiện chính phủ điện tử ở Việt Nam còn thấp

Quá trình triển khai Chính phủ điện tử (e-government) ở VN, từ Trung ương tới các địa phương, người dân trong thời gian vừa qua còn rất trì trệ. Đó là ý kiến chung của các đại biểu tham dự bàn tròn sáng nay, 3-11 về góp ý xây dựng “dự thảo phát triển chính phủ điện tử VN đến năm 2010”.

Thứ trưởng Bộ bưu chính Viễn thông Mai Liêm Trực cho rằng mặc dù thời gian qua, VN đã tiến hành nhiều hoạt động liên quan tới chính phủ điện tử như: đã hơn 50% bộ, ngành và hơn 80% tỉnh, thành phố trực thuộc đã có trang web, và có nhiều dịch vụ như: xin cấp giấy phép kinh doanh, làm thủ tục hải quan...được triển khai. Nhưng thông tin trên các website còn nghèo nàn, các dịch vụ mới chỉ đạt được ở bước đầu, và thực hiện còn độc lập, sơ sài.

Khả năng sẵn sàng cho chính phủ điện tử còn thấp

Thực tế cho thấy trong bảng xếp hạng về chỉ số sẵn sàng chính phủ điện tử  (do Liên Hợp Quốc cung cấp), VN xếp thứ 97/173 nước, với điểm số E-Gov Index là 0.357 (điểm tối đa là 1, quốc gia có điểm cao nhất là 0.927, quốc gia có điểm thấp nhất là 0.009). Trong khu vực ASEAN, VN chỉ hơn được Lào, Campuchia và Myanmar.

Trong khi hiện nay Singapore đã đưa được gần 2.000 dịch vụ hành chính lên mạng, trong đó có việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế, xin cấp hộ chiếu, đăng ký tham gia các trung tâm thể thao. Khoảng 75% dân Singapore đã sử dụng các công cụ điện tử trong giao dịch với chính quyền. Thì Việt Nam mới có 6,67 người sử dụng Internet/100 dân.

Theo ông Mai Liêm Trực - Thứ trưởng Bộ BCVT, việc thực hiện chính phủ điện tử còn thấp là do nhận thức của các bộ, ngành, địa phương còn thấp; Hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông còn yếu; Môi trường pháp lý chưa hình thành, bí mật và án toàn thông tin chưa đảm bảo; Cải cách hành chình chậm phương thức điều hành lạc hậu; và Đầu tư dàn trải, thực hiện không tập trung và nguồn nhân lực cao cấp thiếu. Việc xây dựng các đề án, dự án thiếu cụ thể cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho việc áp dụng chính phủ điện tử không hiệu quả.

“Mô hình chính phủ điện tử giúp bộ máy trong minh bạch hơn, tiết kiệm thời gian,  thu hẹp khoảng cách giữa người dân và chính phủ, đẩy mạnh sự tiến bộ kinh tế, xã hội thông qua tin học hóa hành chính nhà nước. Nhưng rất tiếc là nhận thức của lãnh đạo, trung ương cũng như địa phương về vấn đề còn này rất kém”, ông Trực phát biểu.

Giải pháp nào để đẩy mạnh “VN điện tử”?

Theo ông Trực, VN đang phấn đấu để trở thành nước tiên tiến về chính phủ điện tử trong những năm tới. Nhưng nếu tình trạng cứ như hiện nay, từ trung ương tới địa phương còn chưa nắm vững được khái niệm thế nào là chính phủ điện tử, thì kế hoạch đặt ra còn khó có thể đạt được.

“ Do đó, trước hết cần nâng cao nhận thức và thay đổi cách nghĩ của lãnh đạo, trung ương cũng như địa phương. Phải xây dựng được một đề án tổng thể thật cụ thể về vấn đề này ở từng cấp, ngành để tránh lãng phí. Đồng thời, cần giải quyết những vướng mắc tồn đọng, yếu kém hiện nay và học tập kinh nghiệm của những nước khu vực để áp dụng và tạo đòn bẩy để tăng cường sức mạnh của cả nền kinh tế xã hội trước những thách thức mới”, Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông Đỗ Trung Tá nói.

Hiện nay, Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Dự thảo kế hoạch phát triển Chính phủ điện tử VN đến năm 2010. Theo Bộ BCVT, Dự thảo này sẽ được trình Chính phủ xem xét vào tháng 12-2004. Đây cũng là một trong những bước nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý phục vụ sự phát triển của CNTT- TT VN.

Trong đề án dự kiến được trình, mục tiêu là từ 2005 đến năm 2010 sẽ đổi mới tổ chức, phương thức quản lý, quy trình điều hành, xây dựng chính phủ Việt Nam năng động, minh bạch, hiệu lực, hiệu quả dựa trên sự trợ giúp toàn diện của CNTT-TT.

Chính phủ điện tử VN đảm bảo cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin thiết yếu và từng bước cung cấp dịch vụ công trực tuyến, một cửa cho người dân, doanh nghiệp ở mọi nơi, mọi lúc. Giúp doanh nghiệp làm việc với các cơ quan chính phủ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiết kiệm hơn.

Những nhiệm vụ lớn của chương trình này ( trị giá 221 triệu USD) đến năm 2010 là: 100% các cơ quan của chính phủ có trang web, đảm bảo đưa đầy đủ thông tin thiết yếu về pháp lý, hành chính liên quan đến cuộc sống của người dân lên mạng Internet. Người dân có khả năng tìm thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng, kịp thời. Đến năm 2010 phấn đấu ¼ dân đô thị sử dụng chứng minh thư điện tử.

Các tin tức khác:

Công cụ truy tìm thông tin history của Google

Quảng cáo trực tuyến sẽ đạt 9,1 tỷ USD trong năm 2004

Verizon bắt tay hợp tác với Yahoo!

Việt Nam xếp thứ 60 về sự sẵn sàng ứng dụng TMĐT

Biến cả đô thị thành siêu máy tính

Ngày tận thế của báo chí phương Tây?

IBM bán một Blue Gene để nghiên cứu não bộ

Hầu hết báo điện tử Mỹ vẫn chỉ cập nhật 1 lần/ngày

Xu hướng CNTT năm 2005 - Phần I

106 thủ thuật với Microsoft Office - Phần 3

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone