Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Trò lừa cảnh báo virus điện thoại di động 'mò' vào Việt Nam

Hôm qua, một số nhân viên công ty thép Zamilsteel (Hà Nội) bỗng nhận được một thư điện tử trên máy tính, cảnh báo họ có thể sẽ phải vứt bỏ chiếc điện thoại của mình nếu trả lời những cuộc gọi mà trên màn hình có hiển thị cụm từ “ACE-?

Tất nhiên cảm giác đầu tiên của người dùng di động khi đọc e-mail này cũng thấy ghê ghê vì thông báo nói rằng virus có thể phá hủy SIM card và bộ nhớ điện thoại. Hơn nữa, trong nội dung thư còn cho biết các công ty điện thoại như Motorola và Nokia đã xác nhận vấn đề này, đồng thời chi tiết được đưa trên trang CNN (có hẳn đường link). Hơn nữa, e-mail lại được gửi hoặc forward từ những người mà họ quen biết nên người nhận cũng thấy rất quan tâm và lo ngại.

Anh Hiệp, một nhân viên của Zamilsteel, cho biết, e-mail này là của một người bạn Ấn Độ gửi tới và không rõ người này đùa hay cũng nghĩ là có virus như vậy.

Thực ra đây là một trò lừa chuyển tiếp thông tin đã cũ, từng rất phổ biến ở Mỹ và các nước châu Âu mấy năm trước. Theo ghi nhận của các hãng phần mềm an ninh hàng đầu như Symantec (Mỹ), Sophos (Anh) và F-Secure (Phần Lan), kiểu bịp dọa người sử dụng ĐTDĐ này bắt đầu xuất hiện trên Internet từ năm 1999. Đó là một e-mail cảnh báo: nếu chủ máy di động nhận được một cú điện thoại và trên màn hình hiển thị thông điệp "Unavailable" thì đừng có trả lời vì điện thoại sẽ bị nhiễm virus lập tức. Chương trình phá hoại sẽ xóa sạch thông tin trên bộ nhớ điện thoại và SIM card, khiến máy không thể kết nối vào mạng và tất nhiên nạn nhân chỉ còn cách mua điện thoại mới. Thông báo bịp bợm còn cho biết đã có 3 triệu người tại Mỹ bị dính virus này và thông tin đã được Nokia, Motorola xác nhận. Điểm đặc trưng nhất của thể loại lừa này là yêu cầu người đọc chuyển tiếp thông điệp cho người khác.

Sau một thời gian lắng đi, đến năm 2000, một trò bịp tương tự lại xuất hiện, hầu hết các chi tiết trong nội dung e-mail đều giống như trên, chỉ khác là tác giả của thông điệp cảnh báo tất cả những máy ĐTDĐ thuộc hệ thống kỹ thuật số có thể bị nhiễm virus nếu trả lời cuộc gọi mà trên màn hình hiển thị cụm chữ "ACE-?".

Điểm chung của hai thông điệp này là đều cho biết tin về virus đã được hãng CNN đưa trên trang điện tử và e-mail còn cung cấp cả đường link tới bản tin này. Trên thực tế, khi mở ra người sử dụng sẽ thấy một tin chiến sự ở Falluja (Iraq) chứ hoàn toàn không có bất cứ một thông tin virus nào. Tất nhiên, ở cuối thư, tác giả của trò lừa cũng không quên nhắc nhở người nhận hãy chia sẻ tin “quan trọng” này cho người dùng máy di động khác.

Theo bà Hoàng Ngọc Thịnh, Giám đốc tiếp thị Motorola Việt Nam, đến nay công ty chưa thấy có trường hợp khách hàng nào thông báo về những e-mail nhắc đến việc virus xâm nhập điện thoại và là lần đầu tiên công ty biết đến trò bịp này. Bà Thịnh cũng cho rằng không thể có cách nào mà virus lại phát tán trực tiếp qua mạng sóng di động để phá hủy các bộ phận bên trong điện thoại.

Theo các chuyên viên của hãng bảo mật Kaspersky (Nga), trên thực tế không có một nguy cơ nào như vậy. Đến nay, các công ty phần mềm an ninh chưa xác định thấy bất cứ một loại virus ĐTDĐ nào có thể tấn công và phá hỏng SIM card điện thoại.

Năm 2000, trường hợp đầu tiên được coi là “tấn công mạng di động” là virus "Timofonica". Đây thực ra cũng chỉ là một virus lây lan qua đường mạng máy tính chứ không phải mạng sóng điện thoại. Chương trình này được thiết kế nhằm phát đi những thông điệp chêu trọc các thuê bao di động thuộc mạng Telefonica ở Tây Ban Nha. Thể thức hoạt động của nó như sau: nạn nhân nhận được một e-mail có phần đính kèm. Khi mở attachment này, virus cùng với một thông điệp bêu xấu mạng Telefonica, sẽ được gửi đến tất cả các địa chỉ e-mail mà nó sao chép từ address book. Virus cũng sẽ làm cho máy tính phát đi những tin nhắn text tới một chiếc điện thoại được lựa chọn ngẫu nhiên trên mạng của nhà cung cấp Telefonica. Virus Timofonica không ra bất cư hư hại nào cho điện thoại.

Ngay cả vụ rắc rối thực sự đáng chú ý đối với ĐTDĐ tại Nhật cũng liên quan đến con đường e-mail Internet. Tháng 6/2001, hãng DoCoMo (Nhật Bản) thông báo 13.250.000 chiếc điện thoại sử dụng dịch vụ truy cập web i-mode của họ bị một loại mã tấn công khai thác thông qua việc phát tán một e-mail. Khi mở thư này, virus có thể làm tê liệt và khống chế các chức năng của điện thoại. Toàn bộ 24 triệu thuê bao của nhà sản xuất này rất hoang mang vì sau khi “nhảy” từ e-mail ra, loại mã virus này có thể chỉ thị cho phần mềm điện thoại DoCoMo thực hiện một số hoạt động như quay số “110” (Số điện thoại khẩn cấp ở Nhật, giống như 911 ở Mỹ).

Nhiều chuyên gia viễn thông cho biết tại thời điểm này chưa virus nào có thể thông qua những cú điện thoại mà lây lan trực tiếp vào ĐTDĐ kể mạng kỹ thuật số và analog.

Ngoài ra, trong thời gian gần đây khi mà các công ty cung cấp phần mềm bảo mật đang tích cực tìm mọi cách để tăng doanh thu, họ thường cố ý thổi phồng mức độ nguy hiểm của virus đối với các dịch vụ liên lạc cá nhân di động, WAP, PCS... Trên thực tế, điều duy nhất có thể xảy ra cho mobile do virus là chúng chỉ gửi thông điệp đến những hộp thư e-mail mà chủ máy thường truy cập qua điện thoại di động và không một bộ phận nào, kể cả phần cứng và mềm, trên thiết bị này có thể bị lây nhiễm.

Các tin tức khác:

Sun dỡ bỏ 1.670 bản quyền phần mềm

Microsoft công bố bản WinFS thử nghiệm

Siêu máy tính của giới nghiệp dư

Phim Transformers 4

Tác giả MyDoom phát tán mã nguồn virus để lẩn trốn?

900 điện thoại di động “xài chùa”

Đa nghi: cách phòng vệ tốt nhất

Cảnh báo virus: Backdoor.Sdbot.T

Lỗi ICMP ảnh hưởng sản phẩm của một loạt nhà cung cấp

Điều khiển máy tính từ xa bằng điện thoại di động

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone