Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Tổng thống Mỹ sợ dùng thư điện tử
Tại Hội nghị xuất bản báo chí Mỹ ngày 13/4 vừa qua, ông George Bush thừa nhận không bao giờ gửi e-mail cho 2 cô con gái của mình là Jenna và Barbara vì sợ những bí mật riêng tư sẽ nhanh chóng xuất hiện trên mặt báo.
Bush cho rằng công chúng nên biết càng nhiều càng tốt về các quyết định của chính phủ, nhưng bí mật quốc gia và đời sống cá nhân - trong đó có ông - cần được bảo vệ. “Tôi tin vào một chính phủ mở”, ông phát biểu. “Nhưng tôi không bao giờ gửi e-mail vì lý do duy nhất: không muốn bất cứ ai đọc được những vấn đề riêng tư của tôi”.
Tổng thống Bush từng là người ưa chuộng gửi thư điện tử nhưng đã “chia tay” công cụ này vào năm 2001 khi các luật sư cảnh báo ông rằng thư điện tử của tổng thống phải có nội dung khách quan, đúng luật vì chúng luôn là chủ đề gây tò mò cho nhiều người.
“Cần có ý thức nhất định về vấn đề cá nhân”, Bush nói. “Bạn có quyền can thiệp vào các quyết định của tôi, có quyền đặt câu hỏi và tôi sẽ trả lời. Nhưng tôi không cho là các bạn có quyền đọc thư của tôi và các con tôi”.
Tổng thống Mỹ cho biết hàng năm chính phủ nhận được khoảng 3,5 triệu yêu cầu liên quan đến Quyền tự do thông tin. Theo Quyền tư liệu tổng thống tại Mỹ, các tài liệu liên quan tới chính phủ hay tổng thống được cho phép xuất bản công khai trừ phi chúng được phân loại hay hủy bỏ vì một số lý do, trong đó có lý do cá nhân. Vấn đề bảo mật thông tin chính phủ ngày càng được xiết chặt sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001.
Bush thừa nhận ông tránh gửi e-mail vì “ở Washington, mọi thứ đều bị kiểm duyệt”, đồng thời nhấn mạnh rằng “việc để lộ thông tin không chỉ là vấn đề của riêng tôi mà với cả các tổng thống khác”. Điều này có thể chứng minh qua việc Bill Clinton không bao giờ gửi e-mail mang tính đùa cợt với Monika Lewinsky.