Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Thư rác điện tử Việt Nam

Hằng ngày Mạnh Nam (Công ty cổ phần ATI) vẫn mở hộp thư điện tử để nhận thư của gia đình ở nước ngoài và của đối tác làm ăn. Nhưng tràn ngập trong hộp thư của anh là những email quảng cáo và thư nhiễm virus.

“Không phải tôi mở hộp thư để đọc email mà để xóa chúng” - Nam phàn nàn.

Thanh Tùng, Trung tâm tin học Thế Giới Số, than thở: “Tôi phải xử lý quá nhiều email của khách hàng rồi, việc phải đọc và xử lý những lá thư không mời khác thường chiếm một nửa thời gian chăm sóc khách hàng của tôi. Những email rác đến dồn dập thỉnh thoảng làm hộp thư bị đầy khiến tôi không thể nhận được những email quan trọng khác. Thật bất hạnh cho những người không rành tin học, đang sử dụng những hòm thư miễn phí dung lượng bằng 1/20 của tôi!” (100 MB).

Theo Cơ quan nghiên cứu công nghệ Ferris Research, lượng thư rác điện tử (spam) mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải hứng chịu trong năm vừa qua ở Mỹ chiếm tới 30% số lượng email nhận về, còn đối với các doanh nghiệp, con số này là 15-20%. Như vậy, áp lực xử lý thông tin thừa thãi quả là không nhỏ. Số thiệt hại mà các công ty Mỹ phải bỏ ra vì vấn nạn thư rác trong năm vừa qua lên tới hơn 10 tỉ USD và ở châu Âu là 2,5 tỉ USD. Còn ở VN?

Người sử dụng ở VN dường như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía những nhà quản lý thông tin và những nhà cung cấp dịch vụ. GS Phan Ý Thuận (ĐH Xây dựng Hà Nội) bức xúc: “Tôi sử dụng hai hộp thư điện tử, một của nhà cung cấp dịch vụ (ISP) tại VN và một hòm thư miễn phí của Yahoo. Yahoo có chế độ chuyển tất cả những bức thư khó chịu này vào một phần riêng không ảnh hưởng đến hộp thư của người sử dụng, còn với hộp thư phải trả tiền hằng tháng kia, tôi không thể nào chặn những email “virus” này”.

Không những thế, rất nhiều thư rác “made in Vietnam” đang được chính những công ty cung cấp dịch vụ Internet và viễn thông lớn của VN tích cực sử dụng vào quá trình làm nặng thêm đôi vai những người sử dụng.

“Dịch vụ thư rác” xuất hiện công khai trên một email quảng cáo “bán 100.000 địa chỉ email VN”. Dịch vụ này nhận gửi email quảng cáo tới các địa chỉ email VN với giá 500.000đ, và bán đứt danh sách những địa chỉ email xấu số này với giá 3 triệu đồng. Những danh sách email này được họ thu thập bằng cách mua lại từ những diễn đàn có đông thành viên hoặc những danh sách thuê bao Internet bị hacker khai thác.

Trong một mẩu quảng cáo (cũng là thư rác) của một công ty ở TP.HCM ghi rõ công ty “thu mua email số lượng nhiều, giá thỏa thuận”. Khi chúng tôi làm việc với một đại diện của công ty thì được biết: “Chúng tôi có rất nhiều danh sách email, do đó rất dễ bị trùng lặp nên cần phải coi trước để xác định xem chúng tôi đã có danh sách này chưa thì mới mua”.

Tại Úc, từ ngày 10-4 vừa qua bản luật chống thư rác “Spam Act 2003” đã có hiệu lực.

Những người gửi thư quảng cáo không mời qua thư điện tử hoặc tin nhắn di động sẽ phải nhận những hình phạt như bồi thường lớn, thậm chí ngồi “nhà đá”.

Nhật Bản đã có luật qui định rõ thư quảng cáo phải có ghi đầy đủ thông tin của người gửi và người nhận có thể đăng ký rút khỏi danh sách nhận, nếu vi phạm sẽ bị phạt tới 5.000 USD.

Malaysia, Trung Quốc đã có những biện pháp thiên về giáo dục người dân có ý thức hơn trong việc gửi và nhận email cũng như những tin nhắn di động khác.

Trong một năm điều tra thu thập, chúng tôi đã nắm giữ hơn 60 tổ chức, cá nhân có sử dụng thư quảng cáo không mời để trực tiếp hoặc gián tiếp quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của họ. Tất cả những email nêu trên đều không có khả năng hủy bỏ đăng ký cho người nhận, có nghĩa là dù có muốn hay không muốn đọc thì nạn nhân vẫn phải nhận những email không mời này.

Chỉ có một số nhỏ gửi thư không mời có ý thức làm trang web đăng ký cho phép người dùng có thể từ chối nhận thư, như bản tin hằng tuần của trang thông tin điện tử SMENet, VDC Media, Luật Gia Phạm, Hồng Hải New…

Trong danh sách những email spam của VN mà chúng tôi thu thập được còn rất nhiều thư rác vô ý thức khác của cả doanh nghiệp, từ nhà sách, dầu gội đầu, sản xuất bao bì, du học... đến những cá nhân như gia sư ngoại ngữ, kiếm tiền trên mạng, thiết kế web và tư vấn thành lập doanh nghiệp… Không hiểu một người bình thường có thể xử lý hết tất cả thông tin “hữu ích” đó hay không?

Thu Trang, du học sinh VN tại Pháp, cho biết: “Tại Pháp có một công ty truyền thông đã bị tẩy chay vì chuyên gửi những lá thư có kèm đĩa CD giới thiệu sản phẩm vào hòm thư bưu điện của các gia đình, những hòm thư vốn đã được nhận rất nhiều tờ rơi và tạp chí quảng cáo. Câu hỏi đặt ra là làm sao họ có được danh sách họ tên, địa chỉ thật của những người trong các khu chung cư. Những người nhận được thư đã khởi kiện các công ty điện lực và điện thoại đã để lộ những thông tin cá nhân đó của họ”.

Rõ ràng các cấp quản lý thông tin cần phải vào cuộc nghiêm túc hơn để bắt kịp những xu thế chung của khu vực và thế giới, đưa hoạt động thông tin và Internet VN trở nên trong sạch, lành mạnh hơn

Các tin tức khác:

LifeCard - phao cứu sinh cho hệ thống máy tính

Khai mạc Hội nghị trù bị Phát triển Viễn thông thế giới

CNTT-TT Việt Nam đột phá từ đâu?

DVD Jon 'ra tay' với Windows Media Player

Đi chợ "com"

MontaVista giới thiệu phiên bản phần mềm lõi mới

ĐTDĐ PDA: HP iPaq 6365 Pocket PC

Windows Media Player sẽ được nâng cấp bảo mật

Sự khác nhau giữa Email Marketing và Email spam

2004 - năm "thịnh vượng" của tội phạm trên mạng

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone