Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Thiết lập máy tính hoạt động ở chế độ chờ
Bạn rơi vào tình huống phải thường bật/tắt máy tính nhiều lần trong ngày để kiểm tra thư điện tử. Chuyện này thật mất thời gian khi phải lặp đi, lặp lại! Câu hỏi tự nhiên là có cách nào thuận tiện hơn để đưa máy tính hoạt động ở chế độ chờ (standby) hay không? Bài viết này chính là lời giải đáp dành cho bạn.
Bạn có thể sử dụng một số biện pháp trong Windwos XP/2000 để tiết kiệm nguồn điện hoặc bảo vệ bí mật cá nhân mỗi khi cần rời khỏi máy tính. Chọn cách nào là tùy thuộc vào bạn cần gì và mức độ thường xuyên sử dụng chức năng này. Bạn thử dùng các cách sau đây:
Khóa máy: Nếu chỉ muốn giấu máy tính khỏi những cặp mắt tò mò thì cách nhanh nhất là bạn hãy ấn tổ hợp phím ÿ - L. Cách này sẽ đưa bạn quay lại màn hình chào hoặc màn hình đăng nhập của Windows XP. Xin lưu ý rằng, một số bàn phím không có phím ÿ.
Sử dụng nút ấn: Nếu quan tâm đến vấn đề tiết kiệm điện, bạn nên cân nhắc sử dụng chế độ chờ (standby) hoặc ngủ đông (hibernate). Chế độ chờ khởi động lại nhanh, trong khi chế độ ngủ đông chậm hơn nhưng an toàn hơn.
Trước tiên, hãy xem xét chế độ chờ. Khi ở chế độ này, thực chất máy tính của bạn chuyển sang trạng thái ít tiêu thụ điện nhờ tắt màn hình và đĩa cứng. Đây là cách rất phù hợp để tiết kiệm điện khi bạn tạm ngưng dùng máy trong vòng vài phút. Tuy nhiên cũng cần biết rằng, mọi thay đổi mà bạn thực hiện đối với các tập tin đang mở trước khi chuyển sang chế độ chờ đều không được lưu vào đĩa cứng. Máy tính vẫn dựa vào mức điện đã bị hạn chế để phục vụ cho công việc của bạn. Nếu xảy ra sự cố mất điện khi đang ở trong chế độ chờ, bạn có nguy cơ mất hết mọi dữ liệu chưa kịp lưu đó.
Do đó nếu muốn lưu trữ dữ liệu trên đĩa, hãy sử dụng tính năng ngủ đông (hibernate). Chế độ này sẽ lưu trạng thái của hệ thống (mọi thứ hiện có trong RAM) vào đĩa cứng. Thực hiện như vậy, bạn có thể rời máy lâu hơn so với chế độ chờ.
Cách đơn giản nhất để vào chế độ chờ là biến nút tắt mở nguồn của máy thành nút kích hoạt. Trong thanh địa chỉ ở cửa sổ Windows Explorer hoặc Internet Explorer bất kỳ, bạn gõ vào nội dung control panelpower options, rồi ấn Enter. Tại nhãn Advanced trong hộp thoại Power Options Properties, chọn Standby trong trình đơn thả xuống ở mục When I press the power button on my computer (hình 1).
Nếu sử dụng máy tính xách tay, bạn thường bắt gặp những tùy chọn bổ sung, chẳng hạn như mục “When I close the lid of my portable computer”. Do đó, bạn có thể cấu hình để máy tính xách tay chuyển sang chế độ chờ khi gấp màn hình lại (hình 2).
Một số máy tính thậm chí còn thiết kế riêng một nút nghỉ (sleep button) hoặc tính năng nghỉ (sleep function) có thể kích hoạt bằng cách ấn và giữ phím <Fn> thường thấy ở máy IBM ThinkPads. Cấu hình nút này bằng cách sử dụng tùy chọn “When I press the sleep button on my computer”. Để có một chế độ chờ bảo mật hơn, bạn chọn nhãn Advanced và bảo đảm rằng tùy chọn “Prompt for password when computer resumes from standby” đã được đánh dấu ở mục Options. Ngược lại, nếu muốn quay về ngay với công việc mà không cần phải nhập mật khẩu, bạn có thể bỏ tùy chọn này. Khi thực hiện xong, bạn nhấn OK. Từ đây trở đi, khi ấn vào nút tắt mở nguồn, máy tính của bạn sẽ chuyển ngay sang chế độ chờ.
Nhưng phải làm gì khi muốn tắt điện thực sự? Hầu hết các máy tính đều tự động tắt điện khi thoát Windows, cho nên bạn không cần bận tâm về điều này. Tuy nhiên, nếu sau khi đã thoát khỏi Windows mà hệ thống vẫn không tắt nguồn cho máy tính, bạn hãy “cắt đứt” nguồn cấp điện cho máy tính, màn hình.
Tùy biến shortcut: Nếu không muốn nút mở nguồn trên máy tính trở thành công tắc kích hoạt chế độ chờ, bạn có thể tạo một shortcut làm nhiệm vụ đó (bạn cần đăng nhập vào máy tính dưới quyền quản trị). Ngoài ra, phương pháp đơn giản nhất để làm công việc này là sử dụng tiện ích PsShutdown (www.pcworld.com.vn, ID:47516). Sau khi tải về, bạn chỉ cần trích tập tin psshutdown.exe ra từ tập tin nén và chuyển tập tin này đến một thư mục bất kỳ.
Đến đây, bạn phải tạo một shortcut trên màn hình Windows (desktop) bằng cách nhấn phải chuột lên desktop (hoặc trong cửa sổ thư mục bất kỳ, nơi bạn muốn lưu shortcut này) và chọn New.Shortcut. Trong trình hướng dẫn Create Shortcut, gõ vào đường dẫn của tập tin psshutdown.exe ví dụ như “c:Program Filepsshutdown.exe”. Sau đó, bạn gõ thêm một khoảng trắng (spacebar) rồi tiếp sau đó là khóa –d để xác lập chế độ chờ ( thay khóa này bằng –h nếu bạn muốn có một shortcut kích hoạt chế độ hibernate). Muốn kiểm soát khoảng thời gian trước khi lệnh này có tác dụng, bạn gõ thêm khoảng trắng, tiếp theo là –t, rồi một khoảng trắng nữa nữa và cuối cùng là số giây (tối đa hai con số). Ví dụ, để bắt đầu chế độ chờ được kích hoạt gần như ngay tức khắc sau khi chọn shortcut, bạn phải gõ vào –t 1 hoặc thậm chí t 0 (hình 3). Để thêm vào đoạn văn bản riêng sẽ xuất trong một hộp thông báo ngay trước khi kết thúc, bạn bổ sung thêm -m, tiếp theo là một khoảng trắng và sau đó là dòng thông báo trong các dấu nháy. Tiếp đến là chọn Next, gõ tên shortcut, rồi nhấn Finish.
Bây giờ bạn nhấn phải lên biểu tượng shortcut vừa tạo, rồi chọn Properties. Tại nhãn Shortcut, chọn hộp thoại Shortcut key và ấn tổ hợp phím tắt mà bạn muốn dùng để khởi động chương trình chuyển sang chế độ chờ. Tổ hợp phím tắt mà bạn dùng phải bắt đầu bằng một trong các tổ hợp phím sau đây: <Ctrl>-<Alt>, <Ctrl>-<Shift>, <Alt>-<Shift> hoặc <Ctrl>-<Alt>-<Shift> (hình 4). Phím tắt chỉ hoạt động khi biểu tượng còn lưu trên desktop hoặc trong các thư mục trong hệ thống cấp bậc của trình đơn Start. Cuối cùng, nếu muốn làm nổi bật shortcut, bạn nhấn vào Change Icon. Khi đã thực hiện xong, bạn nhấn OK. Từ đây trở về sau, khi nào bạn cần chuyển sang chế độ chờ, bạn chỉ cần nhấn chuột lên biểu tượng trên màn hình hoặc kích hoạt tổ hợp phím tắt.
Khuyết điểm của PsShutdown là gì? Một khi chương trình này đã thực hiện lệnh chuyển sang trại thái chờ, bạn không cách nào để hủy bỏ những gì đã làm. Cách giải quyết ở đây là tạo một shortcut khác (gọi là shortcut hủy bỏ), để đình chỉ hoạt động của shortcut trước. Bạn cũng dùng trình hướng dẫn Create Shortcut nói trên, nhưng lần này bạn kết thúc dòng lệnh bằng khóa –a ( “abort” – hủy bỏ) ví dụ như “c:Program Filespsshutdown. Exe” –a. Cũng có thể bạn phải điều chỉnh lại dòng lệnh của chính shortcut kích hoạt chế độ chờ đó để thiết lập thời gian trễ cho shortcut đó (con số bạn đưa vào sau khóa –t). Khi đó bạn sẽ có đủ thời gian để phát động shortcut hủy bỏ. Sau này, nếu xảy ra việc vô tình chạy shortcut kích hoạt chế độ chờ, bạn chỉ cần sử dụng shortcut hủy bỏ để khắc phục.
Xuân Cường
PC World Mỹ 7/2005
Quản lý giao diện với FreeSnap
Nếu thích các cửa sổ chương trình được canh lề trùng với một số cạnh màn hình (không phải tất cả), bạn sẽ cảm thấy chán nản khi phải kéo từng cạnh cửa sổ sao cho chúng khít nhau. Rất may, Blue Onion Software đã đưa ra một phương pháp nhanh chóng để giải quyết vấn đề này cũng như công việc quản lý cửa sổ khác bằng công cụ FreeSnap (www.pcworld.com.vn, ID:47522). Khi chạy tiện ích này, bạn có thể dùng nhiều phím tắt khác nhau (như ÿ kèm một phím mũi tên chẳng hạn) để kéo các cạnh phải, trái hoặc đáy của các cửa sổ đang có đến cạnh màn hình. Muốn phục hồi hiệu ứng này, bạn chỉ việc kích hoạt shortcut lần nữa. FreeSnap cho phép dùng một phím tắt để chuyển đổi giữa các chế độ cửa sổ lớn nhất (maximized) và thông thường, đồng thời bạn có thể dùng các shortcut khác nhau chuyển đổi qua lại các độ phân giải màn hình (800x600 và 1024x768) rất có lợi cho các nhà thiết kế Web.