Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Tại sao Microsoft giã từ Wi-Fi?

Hãng phần mềm đã làm ngạc nhiên cả cộng đồng công nghệ tuần trước khi tuyên bố bước ra khỏi một thị trường không dây đang ngày một mở rộng. Trên thực tế, tập đoàn có trụ sở ở Redmond, Washington (Mỹ) mới chỉ bán phần cứng Wi-Fi riêng cho người tiêu dùng tại Mỹ.

Mặc dù vậy, tuyên bố của Microsoft vẫn làm cho thị trường này choáng váng bởi họ mới tham gia cung cấp các thiết bị không dây từ tháng 9/2002 và đang không ngừng mở rộng thị phần. Đến tháng Giêng năm nay, Microsoft đã giành được vị trí số 2 tại thị trường bán lẻ Mỹ, tuy nhiên, sau đó lại tụt xuống thứ 4 sau khi họ quyết định tạm ngừng tung ra các sản phẩm theo chuẩn 802.11g. 

Microsoft vốn không phải là “khách lạ’ trong lĩnh vực cung cấp phần cứng - họ khá nổi tiếng với những công cụ như chuột, bàn phím và bộ trò chơi Xbox - và không hay bỏ dở giữa chừng khi đang làm ăn được, thậm chí họ còn sẵn sàng vung tiền vào một thị trường nào đó cho đến khi thành công thì thôi (ví dụ như Xbox). Nhưng trong trường hợp thị trường thiết bị không dây, Microsoft lại “buông tay” khi đang thành công, không bao lâu sau khi tung ra những sản phẩm quan trọng của mình. 

Lý do chính mà hãng phần mềm đưa ra là họ đã hoàn thành sứ mệnh của mình trong sân chơi này. Bước vào thị trường Wi-Fi để “tạo niềm cảm hứng mạnh hơn cho thị trường”, “nâng cao thêm hàng rào bảo mật”, “tăng cường hoạt động và sự thuận lợi khi sử dụng”, sự hiện diện của họ ở đó nay không còn cần thiết bởi vì sự thành công của Cơ chế kích hoạt sản phẩm (WPA) đã cải thiện an ninh và tiến trình thiết lập chuẩn Wi-Fi đã trở nên tốt hơn.  

Lời lý giải được người ta nhắc đến nhiều nhất cho quyết định của Microsoft là nỗi lo ngại về sự cạnh tranh và thua lỗ. Đúng là phần cứng không dây đang trở thành một món hàng mà giá đang xuống rất nhanh. Hơn nữa, những quy định chặt chẽ về các chuẩn Wi-Fi đồng nghĩa với việc rất khó cho mỗi nhà cung cấp tạo sự khác biệt trên thị trường. Tuy nhiên, cái tên Microsoft có lẽ vẫn đủ để bảo toàn thị phần của họ ở đây vì công chúng đang mong chờ những trạm thu phát của Microsoft sẽ phối hợp tốt với hệ điều hành của chính họ. Lấy một ví dụ tương tự: Các sản phẩm Airport của Apple đang bán rất chạy trong thị trường Macintosh, bất chấp việc những thiết bị này có giá rất cao so với những công cụ thu phát khác trong khi lại chẳng có mấy khác biệt về mặt kỹ thuật.

 Vậy có phải lý do Microsoft ra đi là vì cạnh tranh? Những đối thủ được nhắc đến nhiều nhất là các công ty con của Cisco như Linksys và Netgear. Tuy nhiên, cuộc đấu của Microsoft với những hãng này thực ra đơn giản hơn nhiều so với những “tay máu mặt” trên thị trường thiết bị giải trí như Sony hay Nintendo. 

Như vậy, có thể thấy việc tìm ra một lý do cho việc chấm dứt theo đuổi Wi-Fi của hãng phần mềm số 1 thế giới quả thực là phức tạp hơn mức người ta nghĩ. Microsoft có thể đã rút lui nhưng không phải bởi họ sợ thua trong cuộc tỷ thí ở sân chơi này mà có thể nói là họ sợ thắng. Tại sao? Các chuẩn không dây hiện nay có thể coi là tạm ổn định nhưng tương lai của chúng thì chưa chắc chắn. Mặc dù 802.11g là một bộ tiêu chí đã được xác lập và trở nên phổ biến, vẫn có một số chuẩn khác hứa hẹn tiềm năng hoạt động nhanh hơn, trong đó có Super-G của hãng Atheros (hiện được Netgear và một số hãng khác triển khai) hay Afterburner của Linksys. Chuẩn chính thức 802.11n tốc độ cao thì còn phải mất một thời gian dài nữa mới có thể xuất hiện. Thị trường không dây do đó có thể sẽ bị phân tán do những dự án khác nhau về chuẩn cơ sở của các nhà sản xuất. Đây là một tình trạng rất phù hợp cho Microsoft, mở ra cho họ một vị thế hoàn hảo để từ đó có thể “bám chặt và mở rộng” các chuẩn, sử dụng tiềm lực sẵn có nhiều mặt của họ để áp đặt một sự lựa chọn chung có lợi cho riêng mình.

 Tuy nhiên, chính cơ hội này thực ra lại có thể là yếu tố khiến Microsoft quyết định dừng bước. Việc áp đặt một thế có lợi thông qua các chuẩn có thể gây ra nhiều vấn đề phát sinh hơn những thuận lợi mới. Microsoft có thể lại trở thành mục tiêu “xử lý” của nhà chức trách, đồng thời những đối tác của họ như Intel và Cisco cũng sẽ gặp khó khăn khi mà cả hai công ty này đều có kế hoạch phát triển Wi-Fi theo những hướng riêng và đang tăng cường đầu tư vào lĩnh vực phần cứng không dây. 

Nhảy vào sân chơi này với cách tiếp cận như trên sẽ chỉ mang lại cho Microsoft thêm rắc rối và cái được duy nhất cuối cùng có thể chỉ là một phần lợi nhuận nhỏ về kinh doanh phần cứng. Hơn nữa, đó cũng không phải là trọng tâm trong sách lược tổng thể hiện hành của Microsoft: Tăng cường khả năng sử dụng và kinh doanh Windows. 

Ở giai đoạn này, chưa ai có thể nói điều gì sẽ xảy ra nhưng nếu một cuộc chiến về chuẩn nổ ra thì vai trò của Microsoft sẽ là gì? Chỉ biết chắc một điều rằng bớt đi được một đối thủ có đầy sức mạnh và ảnh hưởng thì sẽ là một điều tốt cho sự ổn định của thị trường. (Theo TechWorld)

Các tin tức khác:

Top 10 sai lầm trong xử lý máy ảnh kỹ thuật số

Những hiểu biết cơ bản nhất để trở thành Hacker - Phần 7

Kinh nghiệm gửi file kèm trong Yahoo! Mail

TP.HCM: ứng dụng CNTT địa lý quản lý công trình ngầm

Một số nguyên tắc sử dụng máy tính an toàn trong môi trường Internet

29 điều những nhà thiết kế trẻ nên biết

Việt Nam tụt 15 bậc về xếp hạng chính phủ điện tử

Google thử nghiệm dịch vụ Video blog

Linux sẽ được phát triển trên nhiều thiết bị khác ngoài máy tính

Chi phí chống virus: người dùng PC 'lãnh đủ'

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone