Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Sự kiện bình luận: nỗi buồn của kẻ “dẫn đầu”

Ngày 22/6/2005, lãnh đạo Bộ Văn Hoá Thông Tin, Liên Minh Phần Mềm Doanh Nghiệp (BSA) và Hiệp Hội Doanh Nghiệp Phần Mềm Việt Nam (VINASA) đã ký lá thư “Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ phần mềm tại Việt Nam” và chính thức gửi đến hơn 12.000 doanh nghiệp trên cả nước. Thêm một động thái cho thấy Việt Nam đang muốn thoát khỏi vị trí “dẫn đầu thế giới” về vi phạm bản quyền phần mềm.

Thế giới “ngước nhìn”

Chẳng thích thú gì khi ta đứng trên đỉnh thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm (BQPM). Tỷ lệ vi phạm BQPM ở Việt Nam năm 1995 là 99%. Sau đó, suýt soát một thập kỷ, năm 2004, tỷ lệ này vẫn còn “ngất ngưởng” ở 92%! Có lẽ thế giới đang “ngước nhìn” chúng ta bằng con mắt vừa giận vừa ái ngại. Giận vì tỷ lệ vi phạm BQPM cao khiến các nhà sản xuất của họ phải chịu thiệt hại về kinh tế (năm 2004, thiệt hại do vi phạm BQPM ở Việt Nam là 55 triệu đô-la Mỹ). Ái ngại vì tình trạng vi phạm BQPM gây hại cho chính chúng ta: Nhà Nước thất thu thuế; các nhà sản xuất phần mềm trong nước khổ sở lo sắm đủ loại “khóa” cho sản phẩm mà vẫn không an toàn, đành phải cho dùng chùa, hoặc bán thật rẻ để “cạnh tranh” với phần mềm bẻ khóa (!). Từ đó dễ dẫn đến tình trạng không muốn nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; các nhà đầu tư trong và ngoài nước dè sợ khi đầu tư vào công nghiệp phần mềm Việt Nam; thói quen coi thường luật lệ, coi thường sáng tạo trí tuệ gia tăng...Tóm lại, có thể thấy rõ ảnh hưởng xấu của tình trạng vi phạm BQPM đối với nền CNp CNTT cũng như kinh tế xã hội nước nhà. Và trong khi chúng ta chưa kịp lượng hoá lợi ích của việc ngăn chặn vi phạm BQPM, thì thế giới đã giúp chúng ta làm điều đó. Một công trình nghiên cứu do tập đoàn IDC tiến hành năm 2003 chỉ ra rằng, việc cắt giảm tỷ lệ vi phạm BQPM tại Việt Nam xuống còn 84% vào năm 2006 có thể giúp tạo 3000 việc làm mới trong ngành CNTT, tăng doanh thu của ngành CNTT trong nước thêm 750 triệu đô-la Mỹ, đóng góp thêm 31 triệu đô-la Mỹ tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng góp 760 triệu đô-la Mỹ cho nền kinh tế. Còn trong một cuộc hội thảo gần đây, đại diện của Liên Minh Phần Mềm Doanh Nghiệp (BSA) đưa ra dự tính Việt Nam (cũng như khu vực châu Á – Thái Bình Dương) sẽ tăng được quy mô ngành CNTT lên gấp đôi nếu giảm 10% tỷ lệ vi phạm BQPM.

Cái lý của anh nghèo

Những con số nêu trên quả là hấp dẫn. Nhưng, có lẽ chúng chỉ gây ấn tượng với những người quản lý ở tầm vĩ mô, hoặc thu hút sự chú ý của giới truyền thông. Còn đối với các tổ chức, doanh nghiệp hay cá nhân - đối tượng trực tiếp sử dụng PM - thì chúng dường như không có nhiều ý nghĩa. Những đối tượng này chỉ quan tâm đến lợi ích thiết thân của họ. Nếu dùng phần mềm có bản quyền, nhất là của nước ngoài, họ phải bỏ thêm hàng trăm, hàng nghìn đô-la Mỹ, một khoản đầu tư quá lớn so với thu nhập. Cái lợi chưa thấy đâu, túi tiền đã rỗng! Thế nên, năm 2006 sắp đến gần mà con số 84% vẫn xa vời lắm.

Xưa nay, người nghèo vốn không thích phân biệt đối xử. Chính sách một giá trên toàn cầu của các hãng máy tính lớn có vẻ không phân biệt đối xử (vì coi mọi đối tượng khách hàng là như nhau), nhưng cuối cùng lại dẫn đến phân biệt, vì cơ hội tiếp cận công nghệ của họ là khác nhau. Nếu giá rau muống là 1 đô-la/bó trên toàn thế giới thì rõ ràng người Việt không có nhiều cơ hội ăn rau muống bằng người Mỹ! Cho nên, nếu không tìm cách tiếp cận công nghệ hiện đại của họ theo con đường rẻ tiền, người dùng PM ở Việt Nam sẽ chẳng khác nào một đứa trẻ nghèo tức tưởi đứng bên lề cuộc chơi toàn cầu.

Một trong những “con đường rẻ” là vi phạm BQPM thì đang bị phản đối gay gắt, dẫu dùng được cũng không thoải mái. Một con đường khác là đề nghị các “đại gia” PM thay đổi luật chơi, hạ giá sản phẩm, tạo thêm cơ hội cho người dùng Việt Nam. Con đường này xem ra khó khăn hơn vì đụng đến “hầu bao” của các hãng lớn. Song, có ý kiến cho rằng đây là cách làm “hai bên cùng có lợi” vì sẽ khiến lượng người dùng PM có bản quyền tăng lên, kích thích ngành CNTT tăng trưởng, và các hãng PM nước ngoài sẽ được lợi từ điều đó.

Không thể đi ngược xu thế

Thực ra, nguyên nhân dẫn đến vi phạm BQPM không phải chỉ vì người Việt có thu nhập thấp. Ngay cả những PM nội giá không cao như bộ từ điển Lạc Việt, bộ gõ Vietkey cũng bị vi phạm tràn lan. Cho nên, người dùng PM ở Việt Nam không thể cứ đổ riệt cho giá cả. Nếu chúng ta “cầm đuốc tự soi chân mình” thì cũng thấy “lấm” nhiều lắm, về luật pháp và thực thi luật pháp, về ý thức, trình độ, văn hoá... Ở đây không nói kỹ. Vấn đề là, ở thời điểm này chúng ta không thể không có cái nhìn nghiêm khắc và hành động thiết thực nhằm ngăn chặn nạn vi phạm BQPM. Việt Nam đang đứng trước những đòi hỏi riết róng từ nhiều đối tác trong tiến trình hội nhập, đặc biệt là từ các vòng đàm phán gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO). Thậm chí, trong một buổi đào tạo cho các nhà báo về chủ đề “sở hữu trí tuệ phần mềm” hồi đầu tháng 6 vừa qua, đại diện của tập đoàn Microsoft còn nói: “Vi phạm BQPM là hành vi ăn cắp”! Không biết có phải Microsoft dùng chiêu “khích tướng” hay không, nhưng rõ ràng cách nói của họ là đúng, và không khỏi khiến chúng ta suy tư.

Đương nhiên, chúng ta không muốn mang một hình ảnh Việt Nam sứt mẻ đi hội nhập. Điều đó chẳng những đụng chạm đến lòng tự hào dân tộc, mà còn ảnh hưởng đến vận hội của đất nước. Khi một quốc gia không tạo được uy tín trên trường quốc tế, con đường phát triển của quốc gia đó sẽ dài hơn, khó khăn hơn, cơ hội sẽ đến ít hơn. Vì thế, thời gian gần đây, Việt Nam đã có nhiều hành động thể hiện quyết tâm ngăn chặn nạn vi phạm BQPM, như kiểm tra, xử lý những công ty máy tính lớn có vi phạm, xây dựng luật sở hữu trí tuệ theo tiêu chuẩn quốc tế, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, gửi thư nhắc nhở, kêu gọi người dùng...

Nhưng làm thế nào ngăn chặn hiệu quả nạn vi phạm BQPM, đẩy nhanh quá trình hội nhập mà không để người dùng PM trong nước phải quá chịu thiệt thòi? Chưa biết Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện những gì, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng ta không thể cưỡng lại xu thế.

Bộ Văn Hóa Thông Tin, BSA, VINASA:

Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (QSHTT) có ý nghĩa quan trọng vì nó có quan hệ chặt chẽ đến việc phát triển ngành CNTT trong nước và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế... Bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào có liên quan đến việc sử dụng PM không có bản quyền sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong khi Việt Nam đang phấn đấu để sớm gia nhập WTO, để bảo đảm sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế và thể hiện quyết tâm của Chính Phủ trong việc bảo vệ QSHTT, chúng tôi khẩn thiết kêu gọi mọi người dân và các DN tại Việt Nam không mua bán, hoặc sử dụng phần mềm VPBQ hay vi phạm QSHTT. Chúng tôi cũng xin kêu gọi quý vị tôn trọng kết quả sáng tạo của người khác và chỉ sử dụng phần mềm hợp pháp. Chúng tôi hi vọng tất cả các DN có thể kiểm tra hệ thống CNTT nội bộ để đảm bảo rằng các phần mềm được cài dặt trên những máy tính của DN mình là hợp pháp. Nếu quý vị không thể kiểm tra thì DN của quý vị cần cố gắng hợp pháp hóa việc sử dụng PM để tránh vi phạm pháp luật. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể tạo lập một môi trường cạnh tranh lành mạnh và khuyến khích sáng tạo để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(Trích thư về việc “Tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ phần mềm tại Việt Nam”)

Diêm Sơn

Các tin tức khác:

Apple thu hồi pin laptop PowerBook bị lỗi

Những phần mềm miễn phí giải cứu mật khẩu

Amazon kỷ niệm 10 năm cùng Bob Dylan và Norah Jones

Các công ty để lộ thông tin thẻ tín dụng bị kiện

Hacker tích cực khai thác lỗi ở công cụ bảo mật

Lựa chọn từ khóa phù hợp để SEO

Tổng hợp các website về âm nhạc

''Nên đào tạo nguồn lực phần mềm ngay tại VN!''

Truy cập Internet từ điện thoại công cộng

Sun đánh vật với nguồn mở Java

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone