Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
SEA Games 22 trên mạng toàn cầu
Gõ ký tự “SEA Games 22” trên thanh search của Google.com - công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới, kết quả thật đáng kinh ngạc: 1.500.000 bài viết về SEA Games VN hiện ra! Điều đó chứng tỏ SEA Games 22 không chỉ là mối quan tâm của website, báo mạng VN... Website tiếng Việt bùng nổ SEA Games 22 đã đánh dấu một sự bùng nổ các trang báo điện tử ở VN. Mở các báo điện tử nổi tiếng nhất của VN như www.vnn.vn, www.vnexpress.net... thông tin về SEA Games được cập nhật liên tục, đầy màu sắc, với đủ các góc nhìn. Suốt những ngày SEA Games, phần tin nổi bật luôn đẩy lùi tất cả các tin khác. Ví dụ, trận chung kết bóng đá VN - Thái Lan, các báo như VietNamNet, VnExpress, Tuổi Trẻ Online, Lao Động điện tử, Tintucvietnam.com... đồng loạt tiến hành tường thuật trực tiếp trên mạng. Trong thời điểm tường thuật trực tuyến, nhờ lợi thế tính tương tác của báo điện tử, bạn đọc tới tấp gửi thông tin phản hồi, tham gia bình luận, thậm chí có thể nói lên cảm xúc, trao đổi với người đang tường thuật và bình luận trực tuyến. Điều tra của mạng “Alexa.com” cho thấy hầu hết những trang web kể trên trong dịp SEA Games 22 đều có số người truy cập tăng cao và nhanh nhất từ trước đến nay. Chẳng hạn với Tuổi Trẻ Online vừa mới khai trương không lâu nhưng đã trở thành một tờ báo điện tử đắt khách. Ở thời điểm ngày 30-11, báo VietNamNet có khoảng 10 triệu lượt truy cập mỗi ngày, đến 5-12 - tức ngày khai mạc SEA Games 22, lượng truy cập đã tăng gấp rưỡi (lên tới trên 15 triệu lượt). Tờ báo mạng đầu tiên của VN ở địa chỉ www.quehuong.org.vn (chủ yếu dành cho kiều bào VN) cũng chuyển tải thông tin về SEA Games khá kịp thời. Quê Hương dẫn lời ông S.Wongsalangkan, trưởng đoàn thể thao Thái Lan tại TP.HCM: “Thật bất ngờ khi các nhà thi đấu ở TP.HCM và các địa phương khác cũng thế, luôn đầy ắp khán giả dù phần lớn các môn thi đều có bán vé. Tôi chưa thấy ở đâu như thế. Ngay tại nước tôi, nếu bán vé những môn thể thao tổ chức tại TP.HCM sẽ không có người chịu mua. Tinh thần thể thao của các bạn không chỉ có lòng tự hào dân tộc cao độ mà các bạn còn rất fair-play khi cổ động nhiệt tình và vô tư cho các đoàn khác”. Một loạt diễn đàn trên mạng như “ttvnol.com”, “vnn.vn”, “svduhoc.org”..., hay một diễn đàn xưa nay chỉ dành riêng cho cậu bé phù thủy Harry Potter, nhiều học sinh cũng chuyển đề tài sang SEA Games 22 và Olympic VN. SEA Games 22 VN đến với thế giới Ngay sau thất bại 1-2 của Olympic VN trước kình địch Thái Lan trong trận chung kết, BBC (www.bbc.ko.uk/vietnamese) - một trong những trang báo trực tuyến lớn nhất châu Âu - đã có bài viết giật tựa: “Thái Lan vẫn vô địch”. Bài viết này đã tường thuật lại những diễn biến chính của trận đấu đồng thời đưa ra những lời ca ngợi phong độ xuất sắc của tiền đạo số 10 Phạm Văn Quyến của Olympic VN. Mục thể thao của BBC luôn chật kín tin tức về SEA Games 22 được cập nhật từng giờ. Đặc biệt, BBC còn lập hẳn diễn đàn để độc giả bình luận về SEA Games. Người Việt cả ở trong nước và ngoài nước đều cảm thấy rất tự hào về sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á đang diễn ra trên mảnh đất quê hương. Tạp chí Kinh Tế Viễn Đông (FEER) (www.feer.com) đưa thông tin rất nóng về chi phí của nước chủ nhà cho SEA Games 22. Tạp chí này cho biết để tổ chức thành công một đại hội thể thao tầm cỡ như vậy, VN đã đầu tư 155 triệu USD để xây mới các sân vận động, mua sắm thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng... Uớc lượng tổng số tiền đầu tư cho SEA Games 22 khoảng hơn 340 triệu USD. Trong khi đó số tiền thu về chỉ khoảng 5 triệu USD qua du lịch, dịch vụ... Tuy nhiên, FEER vẫn đánh giá khoản đầu tư này của VN là hợp lý và đúng đắn. Tờ này dẫn ý kiến của Phó chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Quốc hội VN Tôn Nữ Thị Ninh: “Đây là một khoản chi cần thiết và hợp lý bởi sự kiện thể thao lớn nhất Đông Nam Á này sẽ cải thiện hình ảnh VN trong con mắt người nước ngoài”.