Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

"Sành điệu" + Đắt = Điện thoại Wi-Fi

Các hãng điện thoại di động (ĐTDĐ) đang lên kế hoạch tung ra những mẫu điện thoại Wi-Fi đầu tiên, mang đến cả vận hội cũng như sự đe doạ cho các hãng dịch vụ di động và các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại truyền thống.

Điện thoại Wi-Fi sẽ cho phép người sử dụng kết nối Internet tại các điểm truy cập không dây nội bộ và chuyển đổi liền mạch sang mạng di động khi cần thiết. Họ không chỉ giành quyền chủ động hơn khi tiến hành cuộc gọi mà còn tiết kiệm được khoản cước phí di động hiện không nhỏ chút nào.

Cả Motorola, HP lẫn NEC đều tuyên bố sẽ tung ra những mẫu điện thoại hoặc PDA có tính năng này vào cuối năm nay. Mỗi mẫu có thể khác nhau về chi tiết, song tất cả đều tích hợp tới ba công nghệ "hot' nhất hiện nay vào trong một thiết bị duy nhất: Mạng không dây Wi-Fi tốc độ cao, VoIP (điện thoại Internet) và băng thông rộng không dây. Đáng chú ý là cả ba công nghệ này cùng nhận được sự kỳ vọng sẽ "làm nên chuyện' và thay đổi cả ngành công nghiệp viễn thông thế giới. 

"Những hãng cung cấp dịch vụ lớn ở cả Bắc Mỹ lẫn châu Âu đều tỏ ra "rùa bò' trong chiến lược tích hợp ĐTDĐ với Wi-Fi. Nhân tố kìm hãm họ là cơ sở hạ tầng đủ để quản lý dịch vụ trên diện rộng. Song chẳng thể bảo các hãng ĐTDĐ chờ họ được.' - phó chủ tịch Brad Weinert của Novatel Wireless nói. 

Một điện thoại, ba mạng song song

Cuộc "hôn nhân tay ba" giữa truy cập Net phạm vi ngắn, tốc độ cao Wi-Fi với dịch vụ di động sẽ giúp cả ba công nghệ này sát cánh bên nhau, mở ra những vận hội lớn cho cả sự hợp tác lẫn cạnh tranh. Giới cung cấp dịch vụ di động từng chi hàng tỷ USD để nâng cấp hệ thống dành cho dữ liệu tốc độ cao hay dịch vụ 3G. Công nghệ này có tầm phủ sóng rộng, vượt xa Wi-Fi song độ rộng băng thông tối đa chỉ chưa tới 500kb/giây, "lùn tịt' so với tốc độ 54mb/giây của mạng LAN không dây. Kết hợp cả hai dạng mạng này vào trong một thiết bị duy nhất sẽ cho phép người sử dụng chuyển đổi mạng một cách linh hoạt trong những điều kiện cụ thể để đạt được mục ích một cách tối ưu. 

Cho tới nay, hầu hết các mẫu điện thoại tích hợp chỉ chú trọng vào ứng dụng dữ liệu mà bỏ quên mất ứng dụng trò chuyện. Nhưng thực trạng này sẽ thay đổi nhờ những bước tiến mới về công nghệ, cho phép nhà sản xuất kiểm soát việc chuyển đổi cuộc gọi từ mạng di động sang mạng Wi-Fi và nhất là công nghệ VoIP trong mạng nội bộ của các công ty.

Những mẫu ĐTDĐ thử nghiệm đầu tiên đều thất bại một cách khốn khổ là vì... pin. Những cục pin còi cọc phải bòn rút ruột gan đến kiệt quệ để cung ứng năng lượng cho cùng lúc hai bộ chip, thay vì một như thông thường. Hơn nữa, hiện người sử dụng vẫn buộc phải chuyển đổi bằng tay giữa hai mạng nên tốn khá nhiều pin. Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, ít nhất đã có Motorola tuyên bố giải quyết xong vấn đề tự động chuyển đổi. Chính vì vậy, rất nhiều viễn cảnh "ngon lành" đã được vẽ ra trước mắt người sử dụng cho dịp Noel năm nay. Lấy thí dụ, khách hàng có thể khởi đầu cuộc gọi từ mạng Wi-Fi trong văn phòng, chuyển sang mạng di động thông thường khi di chuyển ra khỏi toà nhà văn phòng và kết thúc cuộc gọi khi đang trong diện phủ sóng của mạng không dây gia đình: Tất cả diễn ra liền mạch và không-hề-có-một-sự-đứt-quãng nào.

T-Mobile đang có kế hoạch sử dụng mẫu di động của HP, cho phép khách hàng sử dụng điện thoại trên cùng một chiếc điện thoại, tiến hành cùng một cuộc gọi dù là đang di trên xa lộ hay ngồi trong văn phòng. Trong khi đó, Sprint lại chọn phân phối và phát hành một trong những mẫu điện thoại Wi-Fi mới. Mặc dù những hãng như Sprint và T-Mobile có thể mất một phần doanh thu do người sử dụng Wi-FI chuyển đổi khỏi mạng với thời lượng lớn, phần lớn họ vẫn coi điện thoại Wi-Fi là một cơ hội để "lăng xê' ĐTDĐ như kẻ thay thế xứng đáng cho dịch vụ điện thoại có dây truyền thống.

"Đường dây cứu hộ"

Motorola, bắt tay cùng Proxim và Avaya, đã phát triển một trong những mẫu điện thoại "con lai' đáng chú ý nhất. Khác với các mẫu điện thoại đối thủ, nó cho phép chuyển đổi tự động giữa mạng di động và mạng Internet không dây Wi-Fi, một khả năng ưu việt không chỉ ở độ tiện lợi mà còn ở khả năng tiết kiệm pin cho thiết bị.

Cẩn trọng không để rò rỉ quá nhiều bí mật công nghệ, Chris White, giám đốc phát triển kinh doanh của Motorola cho biết nhân tố then chốt giúp ĐTDĐ tiếp cận địa hạt Wi-Fi chính là phần mềm mạng. Khi người sử dụng quay số, trong khi cuộc gọi vẫn được tiến hành qua đường Wi-Fi, điện thoại  vẫn tự động đăng ký một đường di động song song để chuyển đổi khi cần thiết. Khi tín hiệu Wi-Fi giảm xuống mức định sẵn, cuộc gọi sẽ được "bắc cầu" sang đường dây cứu hộ nói trên. Song cách thức cụ thể như thế nào thì Motorola từ chối tiết lộ thêm. Dấu hiệu duy nhất mà người sử dụng có thể nhận biết được khi sự chuyển mạng diễn ra là chất lượng giọng nói của người gọi. Nếu ở mạng Wi-Fi, giọng sẽ trong và thật hơn so với giọng trên mạng di động. 

"Điểm khác biệt ở đây là chúng tôi tạo ra hai địa chỉ IP khác nhau cho cùng một cuộc gọi. Đó là điều chưa từng có trong ngành điện thoại." - White cho biết.

Tuyệt, nhưng giá... trên trời

Trái với ĐTDĐ, các thiết bị cầm tay như PDA và Pocket PC "lai' sẽ rất đắt và chủ yếu nhắm đến đối tượng khách hàng thương nhân mà thôi. Hay chí ít thì đó cũng là định hướng đặt ra vào lúc này. 

Lấy thí dụ, iPaq 6315 của HP, với khả năng chuyển đổi Wi-Fi và mạng di động truyền thống, được bán với giá 500 USD. Khách hàng sẽ được giảm giá 100 USD nếu ký hợp đồng thuê bao một năm với T-Mobile. iPaq 6315 sẽ bắt đầu có mặt trên thị trường vào ngày 26/8 tới đây. 500 USD là một cái giá quá cao với đa số những người sử dụng ĐTDĐ, thường chỉ phải trả hơn 50 USD một chút để sở hữu một chiếc điện thoại chụp hình thông qua hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ. Chưa hết, băng thông rộng không dây còn rút túi của người sử dụng từ 40-80 USD/tháng. Còn để truy cập không hạn chế vào mạng điểm nóng Wi-Fi toàn quốc, hãy vui lòng mà móc ví thêm từ 20-40 USD nữa.

"Có quá nhiều rào cản từ chi phí." - người đại diện của Sprint nói - "Không có nhiều khách hàng sẵn lòng chi ra từng ấy tiền chỉ để sử dụng một chiếc điện thoại có khả năng tự động chuyển mạng mà thôi'.

Ngay cả Motorola cũng phải thừa nhận rằng sản phẩm mới của mình chỉ thích hợp chủ yếu với khách hàng doanh nhân. Chính vì vậy, hãng đã chọn chuẩn Wi-Fi 802.11a, thường được sử dụng trong các văn phòng, thay vì hai chuẩn phổ biến là 802.11b và 802.11g.

Giới phân tích thì tin rằng phải mất tới hai năm nữa, những mẫu điện thoại hiện đại này may ra mới đến tay được người tiêu dùng bình thường. Bạn chỉ có thể chọn lựa giữa hai phương án: hoặc nghiến răng chịu bị "chặt chém", hoặc kiên nhẫn chờ đợi và tạm bằng lòng với chiếc điện thoại đang dùng ở nhà. 

Các tin tức khác:

Hacker Việt Nam "mai danh ẩn tích”?

RC-WINTRANS V7.0 – công cụ bản địa hóa các ứng dụng

Microsoft sẽ giới thiệu máy chủ thoại vào tháng tới

AOL 'bỏ rơi' công nghệ chống spam của Microsoft

Tính toán 64 Bit - Nên hay không?

D32 tiếp tục phát hành thêm bản cập nhật Virus cuối tháng 5

Những công cụ cản sóng điện thoại di động – Vũ khí chống lại tình báo công nghiệp và khủng bố

Từ 1-9: Cước thuê bao di động sẽ giảm?

CNTT VN giai đoạn 2006-2010: phát triển hướng nào?

Cách vào Facebook mới nhất bằng File Hosts

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone