Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Săn hàng “ship”

Thế giới “online” bỗng xôn xao vì sự xuất hiện của những “chuyên gia” săn hàng ship (ship hunter) - loại khách chuyên săn những webshop dễ tính trong khâu chuyển vận, mua hàng bằng thẻ tín dụng ăn cắp, sau đó đem rao bán những món này tại VN với giá cực rẻ.

Những món hàng được chuyển về VN (ship) thông qua những nhà cung cấp dịch vụ chuyển vận như UPS, Fedex, có khi núp bóng dưới lớp quà biếu hay một món hàng gửi đường bưu điện theo phương thức International (mail) express...

Đồ xịn, giá rẻ

Ba lần hẹn, hai tuần chờ đợi và giao ước 5 phút đồng hồ gặp mặt, toka@..., một ship hunter cỡ bự, cẩn trọng cho tôi cái hẹn để bán chiếc máy ảnh số hiệu Premier DC 2302 với giá 1,5 triệu. “Hàng nhập từ Anh 100%” - toka@... khẳng định. Tôi chê máy “ít chấm” (2 megapixel), hắn lôi từ lần áo trong một con Casio Exilim Z4, kính koong, giá thị trường 254 USD, rồi xẵng giọng: “Thích nhiều chấm thì lấy con này. 2 triệu, khỏi mặc cả. Nhanh, tôi còn biến!”.

Thấy tôi tỏ vẻ chưa ưng, hắn hậm hực: “Hôm nay đen ngòm, cái xe hỏng, chờ sửa thì tôi mới bán tống bán tháo mấy món này cho ông chứ!”. Hắn lại lôi từ trong người ra một chiếc di động LG màn hình màu: “Hàng ship từ Hong Kong, VN không có con thứ hai, tôi phải mất 500.000 đồng bẻ khóa để dùng, ông anh lấy con này giá hữu nghị 1 triệu”.

Chừng như không móc nổi đồng nào từ tay gã khách lắm chuyện như tôi, hắn lấy nốt một chiếc Sony Walkman D-NE511 cũng giấu từ áo trong. Chẳng mấy chốc trên chiếc bàn nhỏ đã đủ một bộ sưu tập “hàng số”. Tôi đề nghị với toka@... “Nếu ông “ship” được hàng laptop (máy vi tính xách tay) giá trên dưới 400 USD, bao nhiêu tôi cũng nhập”.

Hắn trề môi: “Tôi chẳng dại gì “ship” hàng trên 200 USD, máy laptop trên 1.000 USD mang được về VN cũng phải đóng thuế mất 400-500 USD rồi. Còn đâu lãi?”. Cuộc trao đổi kéo dài thêm hơn 20 phút, không nài được tôi “xách giùm” món nào, hắn bỏ đi với lời hứa sẽ nghiên cứu “hợp đồng” ship hàng laptop giá 400 USD.

Lộ mặt “ship hunter”

Những kỹ thuật căn bản của một “ship hunter” là không “ship” hàng giá trị lớn hơn 200 USD, cũng như không sử dụng một thẻ tín dụng ăn cắp để mua nhiều hơn hai món đồ trên mạng. Mỗi địa chỉ nhận hàng chỉ dùng để chuyển một món hàng. Không trả tiền thuế cho những món đồ bắt buộc phải nộp thuế để lấy hàng.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo chống buôn lậu trung ương, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại qua đường hàng không - bưu điện năm 2003 tăng đột biến: qua Bưu điện TP.HCM tăng 540%, Bưu điện Hà Nội và sân bay quốc tế Nội Bài tăng 154% so với năm 2002.

Thủ đoạn phổ biến là dùng hình thức quà biếu để nhập lậu hàng hóa, một người gửi hàng nhiều lần cho nhiều người hoặc một lô hàng gửi làm nhiều lần.

Mới đây, một hacker khá nổi tên T. bổ sung vào bảng “những điều cần ghi nhớ của một ship hunter”: “Dịch vụ chuyển vận Fedex đang bị soi rất kỹ, không được lựa chọn phương thức ship hàng bằng dịch vụ Fedex”.

Mấy tháng gần đây dường như “đánh hơi” thấy chuyển hàng bằng dịch vụ UPS và Fedex đang bị đặt trong tình trạng cảnh báo nguy cơ gian lận cao, Blk - một cao thủ trong làng ship hàng - đã phát hiện phương pháp chuyển hàng theo kiểu International express (hay còn gọi mail express, một dạng chuyển hàng bưu phẩm thông qua bưu điện) là an toàn nhất”.

Thế là nảy sinh khá nhiều phiền phức cho “ship hunter”, vì hầu hết những món hàng được ship từ trước tới nay đều thông qua trang web đấu giá trực tuyến eBay.com và những công ty thành viên, tất cả đều sử dụng phương thức chuyển vận UPS. Một cuộc dịch chuyển của “ship hunter” từ eBay tràn sang Amazon.com và các công ty thành viên. Lúc này, việc đầu tiên của một “ship hunter” là tìm cho được site bán hàng sử dụng phương thức International express.

Nếu là UPS hay Fedex thì món hàng này bắt buộc phải chuyển qua một trung gian thứ ba, người này là bạn bè hoặc người thân của “ship hunter” đang sống tại nước ngoài, và món hàng thường được chuyển về địa chỉ hộp thư bưu điện (post office đăng ký tự do, phổ biến ở Mỹ và Canada). Thêm một khâu nữa món hàng mới chuyển được về VN dưới dạng quà biếu.

Những món đồ “ship hunter” thường mua trên mạng là máy ảnh số, đồng hồ, điện thoại di động hoặc quần áo, giày dép và đồ trang sức như nhẫn, vòng vàng... nếu đem so với giá bán tại VN thậm chí còn đắt hơn, nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa vì tiền sử dụng để mua bán là tiền ăn cắp, quan trọng là nó phải đủ nhỏ để chủ thẻ ngại kiện.

T.A., một “ship hunter” khác, còn tỏ ra khá sành sỏi: “Tôi đã nhờ một chuyên gia luật tư vấn rồi, ở VN hiện chưa có Luật thương mại điện tử, cùng lắm nếu bị bắt cũng chỉ bị truy tố về tội cưỡng đoạt tài sản công dân”. Cái lý lẽ “ăn cắp” hết sức an toàn của T.A. làm tôi giật mình. Cậu ta chỉ cỡ 20 tuổi.

Được biết tại VN hiện có khoảng 30 “ship hunter” chuyên nghiệp hoạt động, đại đa số đều ở lứa tuổi của T.A., thậm chí nhỏ hơn. Với một môi trường khá linh hoạt và mềm dẻo như Internet, nếu không sớm có luật để quản lý chặt hơn thì các “ship hunter” như T.A., toka@..., T, M, Blk... và những kẻ chưa lộ diện khác sẽ còn thả sức lộng hành.

Các tin tức khác:

Tóm cổ thủ phạm nhờ... website của nạn nhân

Bi hài chuyện máy tính hỏng

Apple cung cấp lại bản nâng cấp bảo mật định kỳ

Thẻ bảo hiểm y tế điện tử lần đầu thử nghiệm tại VN

Driver: Linh hồn của các thiết bị ngoại vi

Học tiếng Anh qua mạng

Apple ban hành bản nâng cấp bảo mật cho hệ điều hành Mac OS X

ICANN xúc tiến .post và .travel

Upsell nghệ thuật bán gia tăng cho sản phẩm

Khi sinh viên viết game

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone