Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Quản lý Internet - ai là người sẽ nắm dây cương?

Tranh cãi về thẩm quyền điều hành mạng thông tin toàn cầu gần như đưa Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về xã hội thông tin (WSIS I) tháng 12/2003 đến chỗ bế tắc. Tuần qua, Liên minh viễn thông quốc tế ITU đã tổ chức cuộc hội thảo đầu tiên trong nỗ lực đi đến một kết luận sơ bộ về chủ đề nhạy cảm này.

Hội nghị có sự hiện diện của 200 đại biểu bao gồm khối doanh nghiệp, chính phủ và các tổ chức thuộc cộng đồng về Internet. Lại một lần nữa, người ta không thể đi đến một thỏa thuận nào thậm chí là cách định nghĩa quyền kiểm soát Internet. Nhiệm vụ này được tiếp tục giao cho nhóm công tác đặc biệt do Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan chỉ định, nhằm chuẩn bị cho WSIS II tổ chức tại Tunis năm 2005.

Theo Daniel Karrenberg, Giám đốc công nghệ của RIPE NCC, 1 trong 4 tổ chức phi lợi nhuận có vai trò phân bổ các địa chỉ IP cho các ISP, sự thiếu hiểu biết rõ ràng về những khái niệm cần được ấn định đối với Internet là điều quan ngại lớn nhất. Là người cầm đầu ban thư ký tại hội thảo, ông cho rằng nếu việc quản lý chỉ giống như chèo một chiếc thuyền thì những con tàu lớn đang cung cấp các dịch vụ số và tên miền hiện nay đã làm tốt nhiệm vụ điều hành. Quan điểm này nhận được sự tán đồng của một số đại biểu RIPE, ICANN và CENTR (Hội đồng đăng ký những tên miền hàng đầu quốc gia của châu Âu).

Theo Bill Manning, đại diện của EP.net, một trong 12 nhà điều hành máy chủ cơ sở chủ yếu trên thế giới, việc chính phủ các nước nắm quyền điều khiển có thể sẽ cản trở sự phát triển của Internet. Ông chia sẻ quan điểm của một số đồng nghiệp khác khi nhấn mạnh sự tin tưởng của cả ngành công nghiệp Internet về khả năng tự điều hành. Phần lớn số đại diện khối doanh nghiệp tham gia hội thảo cũng cảnh báo về ý tưởng tăng cường các biện pháp kiểm soát kênh thông tin điện tử.

Trên một quan điểm khác, Nabil Kisrawi, đại diện của Chính phủ Syria, phát biểu: “Chúng tôi không thích phải đến xin xỏ một người ngồi tận ở Hà Lan để có được một mã số IP. Chúng tôi không muốn ICANN có quyền ra quyết định đối với Syrie hay Bộ Ngoại giao Mỹ có quyền ra lệnh cho các bộ khác của nước này gây áp lực bắt ICANN phải làm cái này cái nọ”. Kisrawi nhấn mạnh không nên đánh đồng khái niệm quản lý Internet với các quy định nhà nước.

Trên thực tế, chính phủ nhiều nước đang phát triển không đòi hỏi phải có sự quản lý mà là một hiệp định bình đẳng dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc. Syria và Ảrập Xêút nêu ra ví dụ mạng điện thoại di động GSM như một minh chứng cho phương thức quản lý liên chính phủ, đang tỏ ra rất thành công.

Hiện nay, thái độ chung của đại bộ phận các chính phủ trên thế giới muốn khống chế Internet. Những lý do nổi cộm mà họ đưa ra là vấn đề như thư rác và nạn lạm dụng tình dục trẻ em. Trung Quốc là nước hăng hái nhất trong quan điểm nhà nước phải “nắm dây cương con ngựa Internet”.

Trong khi đó, chính phủ một số nước khác lại cho rằng chính Liên minh viễn thông quốc tế mới là tổ chức hợp lý nhất có quyền điều hành mạng thông tin toàn cầu, mặc dù quan niệm truyền thống của cộng đồng Internet vẫn còn hoài nghi về vai trò của ITU. Mở rộng thêm quan điểm này, Markus Kummer đại diện Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ, cho rằng ý tưởng thành lập một siêu tổ chức đứng trên tất cả mọi thiết chế hiện nay để quản lý Internet cũng là một điểm cần bàn.

Cuộc hội thảo tại Geneva là một diễn đàn cho các bên tiếp tục bày tỏ quan điểm hòng sớm xác lập được những ưu tiên quan trọng về cách nhìn nhận một số vấn đề then chốt liên quan đến Internet. Tuy nhiên, rõ ràng là nỗ lực này vẫn chỉ phản ánh một viễn cảnh không mấy sáng sủa trên con đường gồ ghề hướng tới WSIS II.

Các tin tức khác:

Spyware trở thành bệnh dịch của Internet

Vá lỗi cho bản vá lỗi Internet Exploler

Microsoft không thu thêm tiền bản quyền

Intel mở rộng dòng sản phẩm công nghệ di động Intel Centrino

Sôi động Hội thi tin học trẻ không chuyên Vĩnh Phúc

5 trào lưu công nghệ trong năm 2004

“Chiêu thức” độc đáo của Yahoo IM mới

Mười xu hướng kinh doanh điện tử năm 2005

Biến thể mới của MyDoom tấn công các website bảo mật

FPT Mobile ra mắt chương trình bảo hành 24 giờ

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone