Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Phần mềm khó là ngành mũi nhọn nếu doanh nghiệp tự 'bơi'

Phần mềm Việt Nam đang đứng trước những cơ hội hợp tác lớn nhưng hầu hết doanh nghiệp (DN) chưa sẵn sàng điều kiện cần thiết để đạt được các mục tiêu khó... Đây là ý kiến của nhiều đại biểu tại Đại hội toàn quốc Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam lần II, ở TP HCM, ngày 18/6.

Từng có thời gian trực tiếp thiết kế và giảng dạy phần mềm, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, tiếp cận và hiểu phần mềm phải là người trong cuộc. Vướng mắc của doanh nghiệp phần mềm hiện nay là khó khăn của các ngành công nghiệp cách đây 10 năm. Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO nhưng số đông doanh nghiệp ngành này chưa có lộ trình cụ thể, phù hợp cho việc gia nhập.

Ông Nhân phân tích, hiệu quả kinh tế chính là động lực cho các ngành phát triển. Phần mềm không nằm ngoài quy luật này. Nếu có hướng đi đúng, tới năm 2010, hiệu quả kinh tế của ngành phần mềm TP HCM có thể gấp đôi tổng giá trị các ngành công nghiệp khác trên địa bàn.

Đại hội đã thông qua Danh sách Ban chấp hành Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm (VINASA) khoá II (2005 -2010), gồm 24 thành viên. Ông Trương Gia Bình, Tổng Giám đốc FPT, vẫn giữ cương vị Chủ tịch. Ban chấp hành VINASA mới cũng ra mắt các nhóm lợi ích, hỗ trợ những vấn đề liên quan tới tổ chức, hoạt động, tư vấn, pháp lý... cho doanh nghiệp. Trong đó, nhóm lợi ích về game online, do Phó chủ tịch Trương Hoài Trang phụ trách. Nhóm lợi ích về bản quyền, pháp lý phần mềm, do Phó chủ tịch Hoàng Minh Châu phụ trách. Nhóm lợi ích liên quan tới năng lực cạnh tranh của phần mềm, Phó chủ tịch Nguyễn Đình Thắng phụ trách...

Thực tế, các doanh nghiệp phần mềm mới hiện khó xác định hướng đi cho mình vì không nơi nào cung cấp thông tin về hiệu quả các sản phẩm phần mềm, không định hướng phát triển ngành gì, sản phẩm gì cho phù hợp. Thị trường sản phẩm phần mềm còn rất rộng nhưng cách nào đến được thị trường và thị trường nào tiếp nhận sản phẩm cũng không rõ. Những nhân tố đầu vào của ngành phần mềm như: nhân lực, quản lý... chưa được đồng bộ hoá. Doanh nghiệp và các cơ quan chức năng phải xác định yếu tố "đầu vào" nào có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng trực tiếp của tốc độ tăng trưởng để chú trọng đầu tư. 

"Thay vì mỗi doanh nghiệp tự bỏ vốn tìm thông tin thì Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) và Bộ Bưu chính Viễn thông nên đảm nhiệm công tác nghiên cứu thị trường, tư vấn, xúc tiến thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp cách thức đồng bộ hoá đầu vào. Nói chung, các công tác này cần có tổ chức của Hiệp hội, của nhà nước đứng ra làm mới hiệu quả", ông Nhân nhận định. Cũng theo ông Nhân, Chương trình sản xuất thiết bị chi phí thấp của thành phố có thể đóng góp kinh nghiệm bổ ích cho phát triển ngành phần mềm. Nếu các doanh nghiệp phần mềm ngồi bàn với nhau tìm ra cách làm đúng, ngành này cũng có khả năng sản xuất ra sản phẩm cạnh tranh được với nước ngoài. 

Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Hữu Hiền, Trung tâm Công nghệ phần mềm Sài Gòn (SSP), phản ánh rằng nhiều đơn vị trong ngành đang rất thiếu kinh nghiệm nghiên cứu thị trường. Hoặc có nghiên cứu thì chỉ tự phát, phiến diện. "Hiệp hội nên tổ chức nghiên cứu để đưa ra bức tranh thị trường toàn cảnh và chính xác. Qua đó, ngành phần mềm Việt Nam xác định được mình đang đứng ở đâu, có thế mạnh gì để có cơ sở vững vàng định hướng cho doanh nghiệp phát triển", ông Hiền nói.

Ông Dương Đăng Khôi, Công ty K2K Tech, nhận xét các doanh nghiệp nhỏ thường phát triển phần mềm không theo một quy trình nào mà hoàn toàn dựa vào kinh nghiệm và cảm tính. Điều này sẽ không có lợi khi làm ăn với đối tác Bắc Mỹ, Nhật và châu Âu. VINASA nên kiến nghị Chính phủ có biện pháp khuyến khích doanh nghiệp áp dụng những chuẩn xây dựng và quản lý phần mềm. Chính phủ nên xem xét hỗ trợ mức phí nhất định để doanh nghiệp đạt được chứng chỉ ISO 9001 hoặc CMM Level 3 trở lên. Khi có các chứng chỉ này, những đơn vị trong ngành dễ dàng bán sản phẩm ra toàn cầu hơn và cũng dễ tìm kiếm đối tác, nhà đầu tư để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chỉ tiêu cơ bản của VINASA Nhiệm kỳ 2005 - 2010

Tăng số doanh nghiệp hội viên lên thành 225 đơn vị. Tổ chức bộ máy thường trực VINASA chuyên nghiệp, có văn phòng đại diện tại TP HCM và 2010 có văn phòng đại diện tại Tokyo, Nhật Bản. Thành lập Tạp chí chuyên ngành phần mềm vào năm 2006. Duy trì tốc độ phát triển chung của hội viên VINASA là 30%/năm. Nâng số hội viên có chứng chỉ chất lượng quốc tế lên 2-5 lần, tuỳ theo từng loại chứng chỉ. Tổ chức giải thưởng Sao Khuê hằng năm và đẩy mạnh hoạt động xây dựng thương hiệu phần mềm Việt Nam. Tổ chức định kỳ Hội chợ gia công phần mềm tại Việt Nam từ năm 2007. Mở rộng hợp tác toàn diện với các Hiệp hội và doanh nghiệp CNTT Nhật Bản, đưa Nhật thành thị trường gia công phần mềm lớn nhất của Việt Nam vào 2010. Thành lập các đơn vị chuyên môn hoá để cung cấp dịch vụ cho hội viên...

Ông Khôi cho biết thêm, các doanh nghiệp nhỏ cũng không dám mơ đến việc vay vốn của ngân hàng để phát triển các dự án. Vì ngoài máy tính cần nâng cấp và số ít dự án thì sản phẩm giá trị của các doanh nghiệp này lại hữu hình phi vật chất. Nếu Chính phủ có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho Hiệp hội các nhà đầu tư rủi ro và đầu tư tư nhân ở Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật đầu tư vào Việt Nam thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội huy động vốn hơn.

Một số đại diện doanh nghiệp khác cho rằng, thị trường trong nước có triển vọng nhưng phần mềm Việt Nam khó chiếm được thị phần so với nhiều nhà sản xuất, cung cấp phần mềm nước ngoài. Vì tâm lý khách hàng nói chung muốn sử dụng sản phẩm của những thương hiệu đã có tiếng. Phần mềm là sản phẩm đặc trưng với giá trị không nhỏ nên việc chọn mua có phần khắt khe hơn. Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ phần mềm Việt Nam chiếm lĩnh được thị trường nội địa. Đơn cử như việc khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam dùng phần mềm thiết kế trong nước. Như thế, các nhà sản xuất và cung cấp phần mềm nước ngoài muốn bán phần mềm tại Việt Nam thì cũng phải đầu tư vào sản xuất ở Việt Nam.

Cảm thông với những khó khăn và trọng trách của ngành phần mềm Việt Nam, ông Phan Diễn, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng CSVN, khẳng định mục tiêu phát triển công nghiệp phần mềm thành ngành mũi nhọn vẫn là mối quan tâm lớn của nhà nước. Mặc dù công nghiệp phần mềm chưa đạt mục tiêu đề ra, mức tăng trưởng 30% một năm cũng đáng kể. Cơ hội và ý nghĩa phát triển công nghiệp phần mềm còn nguyên giá trị.

Theo ông Diễn, ngành phần mềm Việt Nam hiện có nhiều điều kiện để hội nhập và tiếp nhận đầu tư nước ngoài, đang đứng trước những cơ hội lớn hơn các năm trước. Nhưng những cơ hội này không phải còn mãi mãi nên các doanh nghiệp không được bỏ lỡ. Hiệp hội và các doanh nghiệp phần mềm phải giải thích, thuyết minh rõ ràng cơ hội , ý nghĩa và khả năng giành cơ hội này với nhà nước. Doanh nghiệp cũng phải trình bày những mục tiêu, ý thức phấn đấu và những vấn đề cần hỗ trợ. "Hiệp hội cần bàn với Bộ Bưu chính Viễn thông thuyết phục nhà nước hiểu những yêu cầu từ thực tế. Nếu chúng ta đi một cách bình thường như hiện nay thì khó đạt được các mục tiêu đề ra. Trong cương vị của mình, tôi hứa sẽ hỗ trợ tối đa cho việc thực hiện nguyện vọng, mong muốn của doanh nghiệp", ông Diễn khẳng định.

Các tin tức khác:

Phần mềm McAfee lại gây trục trặc

Thông tin 40 triệu tài khoản thẻ tín dụng Mỹ bị lộ

Ôi, giấc mơ ADSL của tôi!

Cổ phiếu của "Google Trung Quốc" tăng giá 4 lần trên thị trường Nasdaq

Thiết kế Web SEO theo hướng Khoa Học Phong Thủy

2004: 298 triệu USD cho máy tính và máy in ở Việt Nam

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp

Siêu máy tính mạnh thứ hai thế giới của IBM

Học sinh Việt Nam đoạt giải 'Internet trường học'

Website cá nhân: Hợp pháp hay không?

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone