Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Những kế sách phát triển CNTT và viễn thông VN 2004
- Tiến sĩ Trần Minh Tiến, Viện trưởng Viện Chiến lược bưu chính viễn thông và CNTT (Bộ Bưu chính Viễn thông): Có biện pháp và chính sách quyết liệt, mạnh mẽ trong việc phát triển và sử dụng nguồn nhân lực. Thu hút và tạo điều kiện thuận lợi để các trường đại học quốc tế giảng dạy về CNTT&VT tại Việt Nam. Có chính sách thu hút chuyên gia giỏi về CNTT&VT từ nước ngoài vào Việt Nam thực hiện giảng dạy, đào tạo. Khuyến khích các trường đại học Việt Nam giảng dạy về CNTT&VT bằng tiếng Anh, sử dụng giáo viên nước ngoài trong đào tạo. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo CNTT&VT.
Ông Stephen Browne, Trưởng nhóm CNTT phục vụ phát triển của UNDP, cảnh báo: "Chiến lược CNTT ở nhiều nước đã thất bại do người ta đồng nhất nó với một danh mục ước mơ. Điều quan trọng là Việt Nam phải có những giải pháp và hành động cụ thể". |
Tháo rỡ các rào cản tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet để mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp mới sẽ đóng góp vào 25-30% thị phần các dịch vụ viễn thông, Internet vào năm 2005. Hiện nay Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT) chiếm khoảng 90% thị phần, cho thấy tình trạng độc quyền quá cao.
- Nguyễn Chí Công, Trưởng ban đề án 112: Muốn ngành CNTT&VT Việt Nam phát triển thì phải cải thiện mạnh mẽ cơ cấu thị trường. Trong tầm trung hạn, mọi cơ quan và cá nhân cần không ngừng học tập và ứng dụng CNTT, ngoài ra phải tiết kiệm chi phí (như tránh mua sắm những thiết bị không dùng hết công suất hoặc quá đắt) để dùng số tiền đó đầu tư cho phát triển phần mềm và các loại dịch vụ liên quan.
10 dự án CNTT ưu tiên 1. 1 triệu máy tính giá rẻ (khoảng 200 USD). |
Không thể nào đầu tư mà không tính đến hiệu quả mang lại, theo tôi hiệu quả mới là thước đo chính xác của sự phát triển bền vững chứ không phải doanh số tăng trưởng đơn thuần. Thí dụ, một trong những lĩnh vực có hiệu quả thấp chính là: đào tạo và giáo dục. Hệ thống này nói chung vẫn cổ hủ, chạy theo bằng cấp, làm hại tiền của, thời gian và tinh thần của cả trò lẫn thầy...
Việc quan trọng hàng đầu có tác động to lớn nhất đến phát triển CNTT&VT năm 2004 là cần phải nhanh chóng tháo bỏ các rào cản lỗi thời (đặc biệt về giải ngân) để các dự án ứng dụng CNTT kiểu “xx điện tử” đã được phê duyệt hợp lệ và chuẩn bị kỹ càng từ vài năm nay sớm được triển khai đúng tiến độ. Nên nhớ rằng chỉ riêng tổng kinh phí cho những dự án thuộc khu vực đầu tư nhà nước đã đạt đến vài nghìn tỷ đồng, đủ để CNTT&VT năm 2004 vượt hơn mức phát triển năm 2003.
Dự báo, nếu như năm 2003, CNTT Việt Nam tăng trưởng 25% thì năm nay có thể đạt 30%-35% trong tất cả các lĩnh vực phần cứng, phần mềm, dịch vụ và viễn thông. Doanh số CNTT (không tính viễn thông) có khả năng vượt ngưỡng 700 triệu USD so với doanh số 400 triệu USD năm 2002 và khoảng 520 triệu năm 2003.
Doanh số phần mềm và dịch vụ sẽ vào khoảng 150 triệu USD và doanh số phần cứng là 550 triệu USD. Trong doanh số phần mềm & dịch vụ, doanh số phần mềm và dịch vụ phần mềm xuất khẩu sẽ vào khoảng 40 triệu USD.
Có đầu óc thực tế trong ứng dụng CNTT, chỉ đầu tư khi cần thiết, tránh đầu tư theo phong trào và càng cần tránh lợi dụng các khái niệm còn mới trong CNTT&VT để chạy dự án. Quan tâm đến nội dung một cách cụ thể, vì hạ tầng kỹ thuật, xa lộ thông tin,... mới chỉ là các con đường, việc đầu tư xây dựng mạng lưới đường này sẽ vô ích nếu không có xe, có hàng chạy trên đó.