Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Nghị định Chữ ký số-Chứng thực điện tử: Phải... chờ?

Nghị định này nên độc lập để sớm ban hành, hay nên là một trong năm nghị định hướng dẫn của Luật Giao dịch điện tử (GDĐT) chờ Quốc phê duyệt vào cuối năm 2005? Trao đổi với bà Lê Thị Ngọc Mơ, phó vụ trưởng Vụ Viễn thông, Bộ BCVT - thường trực Ban soạn thảo Nghị định. 

Nghị định về Chữ ký số và Chứng thực điện tử được bắt đầu xây dựng từ tháng 2/2004, do Bộ Bưu chính Viễn thông (BCVT) chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan: Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học-Công nghệ,...

Theo dự kiến và cũng là yêu cầu của Chính phủ, Bộ BCVT sẽ hoàn tất việc xây dựng nghị định này để trình Chính phủ trong tháng 12/2004. Nếu không có gì thay đổi, có thể tháng 1/2005 hoặc chậm nhất là đầu quý II/2005 sẽ ban hành. Tuy nhiên, theo dự thảo Luật GDĐT do Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường thuộc Quốc hội chủ trì soạn thảo, nghị định này là một trong năm nghị định hướng dẫn của Luật GDĐT.

Trước vấn đề tính chất và thời điểm ban hành Nghị định này, báo điện tử VietNamNet nêu câu hỏi:

- Thưa bà, liệu có ấn định được thời điểm ban hành Nghị định về Chữ ký số và Chứng thực điện tử?

- Bà Lê Thị Ngọc Mơ:

Trong khi đó, hiện nay Ban soạn thảo Luật GDĐT đang đưa ra những vấn đề về việc đây là một nghị định hướng dẫn của Luật. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc độ ban hành của Luật, bởi nếu là một nghị định hướng dẫn thì nhanh nhất năm 2006 mới ban hành được. (Vì Luật GDĐT phải cuối năm 2005 mới được trình Quốc hội, cho nên vấn đề này chưa thể nói chắc chắn ngay được.)

Tuy nhiên, thực ra không nhất thiết coi Nghị định Chữ ký số và Chứng thực điện tử phải là một nghị định hướng dẫn. Nghị định Chữ ký số, bản thân nó đã chứa tất cả những vấn đề cần phải quy định liên quan đến chữ ký số và chứng thực điện tử. Vì vậy, nên được ban hành sớm để các đơn vị có được sở cứ pháp lý hoạt động cũng như sử dụng dịch vụ. Hiện đã có một số doanh nghiệp đã và đang cung cấp dịch vụ như Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC chẳng hạn. Quan trọng hơn, xã hội đang cần dịch vụ chữ ký số và chứng thực điện tử.

- Trước đây, Bộ Thương mại có tiến hành soạn thảo Pháp lệnh Thương mại điện tử (TMĐT), đã hoàn thành nhưng đến giờ vẫn chưa được ban hành mà sẽ phải tích hợp với Luật GDĐT. Được biết Bộ Thương mại đã "kêu" quá vì không biết sẽ phải chờ Luật đến bao giờ. Liệu Nghị định về Chữ ký số và Chứng thực điện tử có chịu chung tình trạng trên?

- Thực ra, vấn đề Pháp lệnh TMĐT có hơi khác. Từ năm 2002, Bộ Thương mại được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng Pháp lệnh TMĐT. Bản chất và nội dung của Pháp lệnh TMĐT cũng tương tự Luật GDĐT, trừ vấn đề một bên là Pháp lệnh, còn bên kia là Luật. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai văn bản đó chính là phạm vi điều chỉnh. Nếu như đó là một Pháp lệnh về TMĐT thì nó chỉ điều chỉnh những vấn đề liên quan đến GDĐT trong lĩnh vực thương mại. Còn Luật GDĐT áp dụng cả trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại như hành chính công, hay dân sự.

Trên thế giới, nhiều nước định nghĩa TMĐT rộng hơn là khái niệm thương mại vốn có, không chỉ là hợp đồng buôn bán giao dịch mà tất cả kể cả hành chính công, y tế - giáo dục từ xa cũng gọi chung là TMĐT... Về mặt lý thuyết, Pháp lệnh TMĐT có thể điều chỉnh rộng hơn, nhưng khi xây dựng, trong quá trình soạn thảo, mọi người cũng cân nhắc khái niệm TMĐT có phạm vi đến đâu, khiến cho vẫn "loay hoay" mãi, không ban hành được.

Vì vậy, do xét tính chất các giao dịch điện tử không phải trong lĩnh vực thương mại mà cả phi thương mại cũng cần điều chỉnh, nên Quốc hội quyết định thu hút Pháp lệnh TMĐT vào trong Luật GDĐT

- Những khó khăn mà Ban soạn thảo gặp phải trong quá trình triển khai xây dựng Nghị định?

- Đây là vấn đề mới, gắn liền với công nghệ nên để hiểu bản chất của vấn đề thì phải tìm hiểu rất kỹ. Đó chính là khó khăn lớn nhất trong soạn thảo Nghị định. Hơn nữa, vì là vấn đề mới, chưa diễn ra trên thực tế ở Việt Nam cho nên chúng ta chưa thể tổng kết được gì cả, mà phải tham khảo luật của nước ngoài trên cơ sở khuôn khổ, những đặc thù pháp lý chung của Việt Nam.

Khó khăn thứ hai là vấn đề thời gian: phải xây dựng trong thời gian ngắn - chỉ trong mười tháng là phải trình rồi, nên Ban soạn thảo, Tổ biên tập Nghị định phải có những cố gắng lớn và phải hoạt động rất tích cực...

- Các khó khăn ấy có ảnh hưởng gì đến tiến độ, thưa bà?

- Bộ BCVT đang cố gắng trình theo đúng kế hoạch.

- Trong quá trình xây dựng Nghị định, có những nội dung nào còn vướng mắc?

- Hiện nay, còn một số vấn đề cũng muốn xin ý kiến thêm của những cơ quan tổ chức, xã hội:  . Hệ thống CA của Việt Nam, theo dự kiến của Ban soạn thảo, gồm ba loại: CA chuyên dùng (của các cơ quan Đảng và Chính phủ, An ninh, Quốc phòng ), CA công cộng (phục vụ công cộng và kinh doanh), và CA dùng riêng (thuộc một số lĩnh vực đặc biệt như Tài chính, ngân hàng... và không đặc biệt như doanh nghiệp, trường học...).

Dự thảo Nghị định về Chữ ký số và dịch vụ Chứng thực điện tử

Gồm tám chương, 65 điều:
- Chương I: Những quy định chung.
- Chương II: Giá trị của Chữ ký số và Bản tin ký số.
- Chương III: Cấp phép.
- Chương IV: Quyền hạn và nghĩa vụ các bên.
- Chương V: CA nước ngoài.
- Chương VI: Quản lý Nhà nước.
- Chương VII: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng và xử lý vi phạm.
- Chương VIII: Điều khoản thi hành.

 Thứ nhất, là vấn đề phân loại và quản lý tổ chức chứng thực điện tử (CA)

Phân loại để quản lý, vì vậy có nên là: CA chuyên dùng thì để các cơ quan Đảng, Chính phủ quy định; CA công cộng - CA kinh doanh phải được Bộ BCVT cấp phép mới được cung cấp dịch vụ; còn CA dùng riêng thì không cần cấp phép nhưng có cần hình thức quản lý gì không? Ban soạn thảo đang cân nhắc: Cách thức phân loại, quản lý như thế có phù hợp không? Phần này không chỉ tham khảo luật quốc tế mà cũng đang tham khảo ở Việt Nam, nên quy định như vậy có hợp lý chăng?

Vấn đề thứ hai: Quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số và bản tin điện tử được ký số. Theo dự thảo, chữ ký số gắn với một bản tin điện tử có giá trị như chữ ký tay trên văn bản. Bản tin điện tử được ký số có giá trị như văn bản được ký tay; ký và đóng dấu, hoặc điểm chỉ; hoặc hình thức khác do pháp luật quy định. Theo Dự thảo hiện nay của Bộ BCVT như vậy có ổn không, đã bao quát hết chưa, có hạn chế gì không? Vấn đề này, chúng tôi đang xin thêm ý kiến.

Vấn đề thứ 3: Quyền được tạo cặp khóa cho thuê bao. CA bắt buộc phải tạo cặp khoá và chỉ có CA được quyền tạo cặp khoá, hay là người sử dụng cũng có quyền được tạo cặp khoá? Điều này liên quan nhiều đến quan điểm quản lý nhà nước về vấn đề khoá và cũng liên quan đến nghĩa vụ của các bên tham gia (CA và thuê bao) khi xảy ra tranh chấp, tuỳ theo cách quản lý, nghĩa vụ các bên như thế nào, nặng nhẹ như thế nào. Đây cũng là một vấn đề cần xin ý kiến rộng rãi.

- Xin cám ơn bà!

 

Đây là một vấn đề hiện nay chưa thể trả lời ngay được. Thực ra, ý kiến riêng từ Ban soạn thảo Nghị định Chữ ký số và Chứng thực điện tử cho rằng đây nên là nghị định độc lập với Luật GDĐT, vì thế nó có thể ban hành được sớm.

Các tin tức khác:

Thêm một hình thức lừa đảo trực tuyến mới

Truy tìm nguồn gốc tiền giả

Thị trường viễn thông Việt Nam: Tăng trưởng thứ hai trên thế giới

Internet Explorer 7.0 xuất hiện sớm

Phần mềm tấn công website phát tán spam

Một số tiện ích miễn phí dành cho Windows

S-Fone “đại hạ giá” cước

Thiệt hại do virus MyDoom lên đến 38,5 tỷ USD

Virus Slammer mới có thể tấn công mạng Internet

Microsoft, Eastman Kodak thống trị các ngành công nghệ Trung Quốc

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone