Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Năm Việt Nam bùng nổ Internet băng rộng và dịch vụ

Theo TS. Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội Tin học TP HCM, VN đã đạt mức phát triển Internet trung bình của châu Á đúng như dự báo và thị trường công nghệ thông tin (CNTT) năm 2004 tăng trưởng cao nhất kể từ 2001. Tuy nhiên, trên bản đồ CNTT thế giới, thứ hạng của VN không có cải thiện đáng kể nào.

Trong báo cáo Toàn cảnh CNTT Việt Nam 2005 sẽ được trình bày tại VN Computer World Expo 2005, tác giả Lê Trường Tùng dẫn chứng con số 685 triệu USD là doanh thu của thị trường CNTT trong nước năm 2004, tăng 33% so với năm 2003 (phần cứng tăng 32,9%, phần mềm/dịch vụ tăng 33,3%). "Đây là con số tăng trưởng rất ấn tượng trong bối cảnh chi tiêu CNTT toàn cầu chỉ ở mức tăng 5% mỗi năm", TS. Lê Trường Tùng nhận định.

12 tháng qua, danh sách Top 10 quốc gia xuất khẩu CNTT đến Việt Nam không thay đổi. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt. Đó là Nhật Bản đã thay thế vị trí số 1 của Singapore, trở thành nguồn nhập khẩu CNTT lớn nhất vào Việt Nam (chiếm 40%) và là đối tác chiến lược trong việc phát triển CNTT. Kim ngạch nhập khẩu CNTT từ các nước sang Việt Nam (trừ Thái Lan) đều tăng đáng kể.

Nếu năm 2003 chỉ 3 quốc gia và nền kinh tế có kim ngạch nhập khẩu CNTT vào Việt Nam trên 40 triệu USD (Singapore, Nhật Bản và Hong Kong) thì năm 2004 lên tới 7 quốc gia và nền kinh tế vượt ngưỡng này (gồm Nhật Bản, Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Mỹ, Malaysia và Trung Quốc).

Năm 2003 Kim ngạch
(triệu USD)
Năm 2004 Kim ngạch
(triệu USD)
Singapore 154,3 Nhật Bản 363,8
Nhật Bản 59,9 Singapore 235,3
Hong Kong 51,6 Hong Kong 63,9
Đài Loan 31,9 Đài Loan 44,9
Mỹ 29,5 Mỹ 44,6
Trung Quốc 27,2 Malaysia 44,6
Malaysia 25,9 Trung Quốc 42,6
Thái Lan 25,8 Thái Lan 18,8
Hàn Quốc 9,7 Hàn Quốc 11,4
Indonesia 8,5 Indonesia 9,0

Trong khi đó, phần mềm nhập khẩu vẫn chỉ "dừng chân" ở con số khiêm tốn 15 triệu USD, còn lại 125 triệu USD là giá trị phục vụ thị trường trong nước của ngành công nghiệp phần mềm nội địa.

Nhìn nhận một năm hoạt động của ngành công nghiệp phần mềm và phần cứng của VN, báo cáo toàn cảnh khẳng định chưa có các công ty phần mềm lớn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. "Tuy nhiên, sự kiện IDG đầu tư mạo hiểm cho 4 công ty phần mềm hay việc TP HCM hình thành công ty ươm tạo phần mềm, phát triển gia công phần mềm với Nhật Bản cùng sự thiếu hụt nhân lực phần mềm là các dấu hiệu chứng tỏ sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp phần mềm Việt Nam sau 5 năm xây dựng", Chủ tịch Hội Tin học TP HCM đánh giá.

Công nghiệp phần cứng đạt doanh số 760 triệu USD, trong đó chủ yếu là xuất khẩu từ các công ty 100% vốn nước ngoài và chỉ có 2 thương hiệu máy tính nội địa vượt ngưỡng doanh số 5 triệu USD/năm. Nếu như năm 2002, doanh thu FPT Elead bằng ½ CMS, năm 2003 khoảng cách thu hẹp còn 2/3 thì sang năm 2004, FPT Elead vươn lên vị trí số 1 với doanh số cao hơn CMS 30%.

2004-2005 là năm chứng kiến tốc độ phát triển nhanh của Internet, viễn thông trong nước. Sau 12 tháng, số thuê bao Internet tăng 2,38 lần, số người dùng Internet tăng 1,6 lần, nâng tỷ lệ người dùng Internet Việt Nam lên 9,1%, cao hơn tỷ lệ trung bình của châu Á (8,4%), tuy nhiên vẫn còn thấp hơn tỷ lệ sử dụng Internet trung bình của thế giới (13,9%).

"Với tốc độ phát triển hiện nay, hy vọng VN sẽ đạt mức trung bình của thế giới sau 6 tháng nữa. Tuy nhiên để có được trên 50% dân số sử dụng Internet như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapore, Hong Kong là một việc không dễ dàng", tác giả báo cáo toàn cảnh nhận định.

Thời gian qua, vị trí độc tôn trong lĩnh vực dịch vụ Internet của VNPT đã bị chia sẻ khá nhiều, giảm hơn 10% sau 12 tháng, trong khi FPT tăng thêm 7%, Viettel thêm 8% và từ tháng 8/2004 đã vượt qua Netnam và SaigonNet để đứng vững ở vị trí thứ 3, trong khi Netnam và SaigonNet suy giảm mạnh. Báo cáo Toàn cảnh CNTT 2005 khẳng định: "Một điều có thể thấy rõ nhất trong năm qua là sự bùng nổ Internet băng rộng và các dịch vụ đi kèm. Đặc biệt là lĩnh vực giải trí như game online, âm nhạc trực tuyến… Đây cũng sẽ là điểm nổi bật của bức tranh Internet - viễn thông Việt Nam trong 12 tháng tới".

Năm qua, trên các bảng xếp hạng quốc gia về các tiêu chí liên quan đến CNTT, viễn thông do nhiều tổ chức quốc tế ghi nhận, thứ hạng của VN không có thay đổi nhiều, vẫn ở vị trí rất khiêm tốn.

Về chỉ số Xã hội thông tin (Information Society Index - ISI), VN xếp thứ 52/53, nhích lên 1 bậc (trên Indonesia). Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm do BSA và IDC công bố khẳng định VN vẫn là nước vi phạm bản quyền phần mềm cao nhất thế giới (92%) với giá trị vi phạm 55 triệu USD. Chỉ số sẵn sàng kết nối (Networked Readiness Index - NRI) năm 2004-2005 của VN không thay đổi so với một năm trước là 68/104 với điểm số -0,46. Về chỉ số sẵn sàng cho nền kinh tế điện tử (E-Readiness - EIU Index 2005), VN đứng thứ 61 trong 65 nước (3,06 điểm).VN đã bị tụt hạng khá nhiều, từ 97 xuống 112.

Các tin tức khác:

Chọn mua USB

RAM và chip tăng giá mạnh

Xây dựng phòng thí nghiệm tin học cho Đề án 112

Để không bị mất hết nội dung soạn thảo của e-mail trong OE

Giao thức Internet mới tạo ra hàng nghìn tỷ địa chỉ

Đại lý Internet phải chịu trách nhiệm về nội dung truy cập

Đọc tạp chí trên điện thoại di động

Microsoft dàn xếp vụ kiện InterTrust với 440 triệu USD

Máy chủ phiến IBM 4 chip Xeon sẽ ra mắt trong tháng 2

RC-WINTRANS V7.0 – công cụ bản địa hóa các ứng dụng

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone