Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Mỹ: cường quốc số 1 về … thư rác
Các nhà nghiên cứu của công ty bảo mật Sophos vừa đưa ra một kết quả nghiên cứu cho biết: 42% lượng spam được gửi đi trên toàn cầu là xuất phát từ Mỹ. Sophos cho biết đây là bằng chứng chỉ ra rằng luật chống thư rác tại Mỹ đã gần như bị vô hiệu hóa.
Sophos đã thiết kế ra một hệ thống máy tính đặc biệt có biệt danh “Lọ mật” chuyên dùng để theo dõi và thu hút đủ loại thư rác và virus và các thống kê của “Lọ mật” đã chỉ ra Mỹ chính là siêu cường số 1 về thư rác.
Vào ngày thứ sáu 24-12, Graham Cluley, cố vấn kỹ thuật của Sophos cho biết:”Thông báo đầu tiên của chúng tôi về tỷ lệ thư rác đã được đưa ra từ hồi tháng 2-2004, nhưng khi đó quốc hội Hoa Kỳ đang xem xét các dự luật về chống thư rác và chỉ cho phép nó có hiệu lực trong 3 tháng. Suốt cả năm dài qua đã có hàng bao nhiêu triệu thư rác được gửi đi, điều đó chỉ ra rằng điều luật chống thư rác không có tác dụng bao nhiêu với dòng lũ spam đang cuồn cuộn chảy”.
Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm hạng thứ hai và ba trong số các siêu cường thư rác, nhưng tổng tỷ lệ thư rác của 2 quốc gia này cũng chỉ bằng một nửa so với Mỹ. Vương quốc Anh đứng hàng thứ 9 trong danh sách và chỉ “chịu trách nhiệm” về 1,13% lượng thư rác của toàn cầu.
Các siêu cường thư rác được sắp xếp theo thứ tự như sau: 1. Hoa Kỳ: 42,11%. |
Sophos cũng cảnh báo rằng có nhiều tay chuyên gửi thư rác đã sử dụng các máy tính bị chiếm đoạt từ xa có kết nối băng thông rộng để gửi thư rác. Sophos cho biết Hàn Quốc chỉ “chịu” đứng sau Mỹ về tỷ lệ gửi thư rác nhưng hạ tầng băng thông rộng của Hàn Quốc hiện nay đã đứng đầu thế giới.
Graham Cluley cho biết thêm:”Các tay chuyên gửi thư rác được thúc đẩy chỉ bằng một động cơ duy nhất: kiếm tiền nhanh và dễ dàng".
Hiện nay đã có rất nhiều máy tính kết nối băng thông rộng đã bị bọn hacker chiếm đoạt và điều khiển chúng từ xa, những máy tính này được gọi là những máy tính “ma” có khả năng “hợp tác” hoàn toàn với hacker hay những kẻ chuyên tạo virus. 40% lượng thư rác trên toàn cầu đều được gửi đi từ những hệ thống máy tính bị chiếm đoạt này mà chính chủ nhân của nó cũng không hề hay biết.