Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Microsoft DirectX là gì?
Windows hỗ trợ Multimedia rất tốt chính là nhờ vào DirectX. DirectX không phải là một “mẫu” phần mềm duy nhất mà là một tập hợp đa dạng của các hàm giao tiếp lập trình ứng dụng (Application Programming Interface-API) của riêng Windows, cung cấp một bộ công cụ đã chuẩn hoá các tính năng hỗ trợ cho đồ hoạ, âm thanh, việc cài đặt các ứng dụng, sự tương tác của nhiều người cùng tham gia trong một trò chơi nối mạng.
DirectX được chia thành ba lớp (tầng): Lớp nền tảng (Foundation Layer), lớp phương tiện (Media Layer) và lớp thành phần (Components Layer)
* Lớp nền tảng:
Foundation là phần cốt lõi của DirectX, nó là một tập hợp các API cấp thấp tạo nên cơ sở cho những hoạt động multimedia hiệu năng cao trong Windows. Thông qua lớp nền tảng có thể tác động đến các API sau:
+ DirectDraw: Quản lý bề mặt đồ hoạ.
+ Direct3D: Cung cấp tính năng 3D cấp thấp.
+ DirectInput: Hỗ trợ các thiết bị nhập, kể cả các Joystick thế hệ mới.
+ DirectSound: Cung cấp hiệu ứng âm thanh và bộ trộn tiếng.
+ DirectSound 3D: Giúp tạo hiệu ứng âm thanh 3D từ kiểu loa 2D thông thường.
+ DirectSetup: Giúp cài đặt các phần mềm, các Driver một cách tự động
* Lớp phương tiện:
Media Layer của DirectX bao gồm các API ở cấp ứng dụng, tận dụng khả năng của lớp nền tảng. Các dịch vụ của lớp phương tiện này có tính độc lập với các thiết bị. Lớp phương tiện này gồm có:
+ Direct3D: Cung cấp tập hợp các tính năng biểu diễn 3D.
+ DirectPlay: Hỗ trợ nhiều người cùng tham gia chơi game qua mạng.
+ DirectShow: Quản lý các Slide Show.
+ DirectAnimation: Cung cấp khả năng làm hoạt hình.
+ DirectModel: Cung cấp khả năng mô phỏng 3D.
* Lớp thành phần:
Components Layer là lớp trên cùng của DirectX, nó có thể tận dụng các tính năng của hai lớp trên (Media và Foundation) bao gồm:
+ NetMeeting: Hỗ trợ làm việc theo nhóm trong mạng máy tính.
+ ActiveMovie: Bộ các công cụ quản lý và trình diễn phim MPEG, hỗ trợ việc chơi các file âm thanh và phim ảnh.
+ NetShow: Hỗ trợ việc truyền các nội dung multimedia qua Internet.
* Làm việc với DirectX:
Rõ ràng DirectX hết sức quan trọng đối với cái “Sướng mắt, đã tai” cho nên chúng ta cần quan tâm đến nó, để nó tận tụy phục vụ mình.
Cách đọc phiên bản Direct:
a. Cách thứ nhất: Trong thư mục Windows của ổ đĩa khởi động, bạn mở thư mục System (đối với Win9x, WinMe), hoặc System32 đối với Win XP.
+ Tìm file DDRAW.DLL. Bấm nút phải chuột vào file này, chọn Properties, chọn thẻ Version trong hộp thoại.
+ Ở dòng File Version bạn sẽ đọc thấy dãy các con số tương ứng với phiên bản DirectX đang sử dụng:
4.07.01.3000 DirectX 7.1
4.8.0.400 DirectX 8.0
5.1.2600.1106 DirectX 8.1
4.09.00.900 DirectX 9.0
Mỗi phiên bản Windows có một phiên bản DirectX tương ứng. Với Win98 là DirectX6.1; WinMe, Win2000 là DirectX7.1; WinXP là DirectX8.0 và 8.1.
Hiện nay đã có DirectX 9.0 và 9.0b. Tuy nhiên không phải Card tăng tốc đồ họa nào cũng phù hợp với nó.
b. Cách thứ hai đọc phiên bản DirectX:
Đơn giản hơn cách thứ nhất. Bạn chỉ cần mở Run trong menu Start, gõ vào dxdiag, bấm OK để gọi ra công cụ DirectX Diagnostic Tool. Ngay trong thẻ đầu tiên (System) bạn sẽ đọc được phiên bản của DirectX đang sử dụng. Các thẻ còn lại: DirectX Files, Display, Sound, Music, Input, Network. Sẽ cung cấp cho bạn các thành phần của DirectX, các Driver đã cài đặt vào hệ thống, thử các chức năng Multimedia và chẩn đoán các sự cố xảy ra. Thường thì khi không có vấn đề gì gây lỗi khung Notes sẽ có dòng thông báo No problems found. Nếu có sự cố gì bạn nên bấm chọn thẻ More Help để nhận được sự trợ giúp.
Card AGP (tăng tốc đồ họa) tương thích DirectX.
+ Các loại NVIDIA thuộc thế hệ Riva, TNT, TNT2, Quadro trở về trước tuơng thích tốt với DirectX 8.0
+ Các loại Soltek Geforce Ti trở lên thì dùng rất tốt với DirectX 9.0
Vì vậy, khi cài đặt nâng cấp DirectX bạn phải cẩn thận. Ví dụ tôi dùng Card AGP hiệu NVDIA RIVA TNT2 Model 64. Xài phiên bản DirectX 8.0 và 8.1 thì nhận đúng 32MB. Nhưng với Direct 6.1 nó chỉ nhận được 1MB. Còn với Direct 9.0 thì chỉ nhận 15MB mà thôi. Chưa chắc mới đã hơn cũ.