Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Máy tính tự hành bao giờ trở thành hiện thực?

Hàng thập kỷ qua người ta đã bàn nhiều về một công nghệ có thể tối ưu hóa mọi quy trình và tự khắc phục sự cố. Nhưng “trí tuệ nhân tạo” và “cuộc sống nhân tạo” chưa bao giờ tồn tại như sự thổi phồng về chúng. Mọi con mắt đều trông chờ vào máy tính tự hành (grid computer) để đạt được hai mục tiêu trên. Einstein từng có một câu nói nổi tiếng: “Không phải mọi thứ đáng kể đều được nói và không phải tất cả những gì được nói đều đáng kể”. Cái logic ẩn sau câu nói này khá phù hợp với ngành máy tính. Kể từ buổi bình minh của những chiếc máy tính đầu tiên to bằng cả một căn phòng nhưng năng lực xử lý không bằng những chiếc điện thoại di dộng ngày nay, một cuộc đua đã bắt đầu với mục tiêu làm cho chiếc máy tính không đơn thuần chỉ là công cụ tính toán. Khi Oracle, một trong những công ty tiên phong trong hạ tầng công nghệ ngày nay, tung ra các phiên bản máy chủ dữ liệu và ứng dụng hoạt động trong tổ hợp, câu hỏi đặt ra là liệu chúng ta đã tiến gần hơn chút nào tới một thể loại máy tính hứa hẹn có tính năng tự chẩn đoán và tự chữa bệnh mà các công ty công nghệ và khách hàng đã tìm kiếm bấy lâu nay? Tiền đề cơ bản của máy tính tự hành không phải là quá mới. Trở lại đầu thập kỷ 80, đã có những lời đồn thổi tương tự về cái gọi là trí tuệ nhân tạo (TTNT). Thời ấy, TTNT được xem là một niềm hy vọng lớn. Người ta cho rằng không khó khăn lắm để có được những chiếc máy tính có thể tự suy nghĩ, tự giải quyết những vấn đề phức tạp nhất, và hơn cả là có thể tự khắc phục sự cố. Chúng sẽ tìm ra những bí ẩn của vũ trụ, giúp chúng ta đảo ngược quá trình nóng lên toàn cầu, thậm chí chấm dứt nạn đói trên toàn thế giới nhờ có những đột phá trong khoa học và y tế. Và vì thế, rất nhiều công ty máy tính đã lao vào nghiên cứu TTNT. Tuy nhiên, đến cuối thập kỷ đó, tất cả mới vỡ ra rằng TTNT không tồn tại như lời đồn. TTNT đã không thể trở thành xu hướng chủ đạo do vẫn còn hết sức phức tạp và chỉ thực sự hữu dụng với các phép toán kỹ thuật và khoa học. Mặc dù TTNT không vượt khỏi việc sử dụng hạn chế trong các mục đích hàn lâm, đến năm 1990, người ta chuyển hướng sang ý tưởng “cuộc sống nhân tạo”, có vẻ như còn điên rồ hơn, theo đó, phần mềm máy tính được phát triển như một cơ quan hữu cơ. Một máy tính sẽ chạy đồng thời hàng nghìn chương trình, và một chương trình chủ được thiết kế đặc biệt sẽ chọn lựa những chương trình hiệu quả nhất cho mỗi vấn đề. Những chương trình mạnh hơn sẽ được sáp nhập nhằm tạo ra một thế hệ mới tốt hơn để hoàn thành công việc. Vấn đề là trước tiên phải viết hàng nghìn chương trình, mà như vậy thì không đúng với mục tiêu ban đầu. Một trong những trở ngại của TTNT là nó dựa trên logic của sự khẳng định, theo đó không chấp nhận sự thiếu chính xác. Trong cuộc sống, có rất ít sự chính xác: cỏ không phải luôn có màu xanh, và cây không phải lúc nào cũng có lá. Phần mềm TTNT đã thất bại trong việc cung cấp mọi thứ hoàn toàn chính xác. Hiện nay, chỉ còn một công ty, Computer Associates (Mỹ), vẫn nhắc đến TTNT. Công ty này tuyên bố công nghệ mạng thần kinh “Neugent” của họ đủ sức giám sát và quản lý các máy chủ rải rác với kỹ thuật tương tự như TTNT. Điều mà TTNT đã thể hiện được là giá trị công nghệ dựa trên các nguyên tắc. Trong khi những thế hệ phần mềm trước đó đòi hỏi việc lập trình đồ sộ, thì phần lớn lối tư duy của TTNT đã dần dần xuất hiện trong những phương thức lập trình chủ đạo ngày nay và khiến các chương trình phần mềm đa dụng hơn. Những công nghệ hiện thời như Rules của hãng Ilog (Pháp) nằm trong số những ví dụ điển hình nhất về phần mềm thương mại. Chương trình sử dụng công nghệ Rules có thể rà soát hàng nghìn kết quả mỗi phút, và chọn ra đáp án tốt nhất dựa trên các nguyên tắc do người phát triển phần mềm quy định. Điều này tỏ ra hữu dụng đối với tất cả các loại nguyên tắc, từ việc tính toán tuyến đường hậu cần tối ưu, đến việc tìm ra mạng điện thoại di động tốt nhất. Trong khi chưa có một định nghĩa thống nhất về máy tính tự hành, phần lớn giới chuyên môn cho rằng, về cơ bản, đó là thay vì có phần cứng, phần mềm đứng riêng lẻ độc lập, các hệ thống máy tính được kết nối chặt chẽ với nhau thành một nhóm. Lợi ích ở đây là các yếu tố riêng rẽ trong nhóm, từ các bộ lưu trữ đến các server ứng dụng đều hiểu rõ về nhau. Khi đã hiểu về nhau, chúng có thể bắt đầu tối ưu hóa hoạt động của mình và tự tìm cách xử lý tốt nhất, đồng thời tự khắc phục sự cố. IBM cũng đã nói nhiều đến máy tính tự hành và thậm chí còn công bố những khách hàng đang sử dụng một số hệ thống tương tự. Nhưng thực ra, đây chỉ là khách hàng thuê các trung tâm dữ liệu của họ. Về cơ bản, điều này cũng không sai so với những gì họ nói, nhưng nó chỉ có ý nghĩa khi các doanh nghiệp có khả năng biến cơ sở hạ tầng công nghệ hiện thời của họ thành một tổ hợp máy tính tự hành. Đây chính là chỗ Oracle gây sự chú ý khi công ty này vừa tung ra máy chủ ứng dụng Application Server và máy chủ dữ liệu Database Optimizer mang công nghệ 10g. Sử dụng những khái niệm xuất hiện lần đầu trong TTNT, mỗi máy sẽ có khả năng tự hành trong một chừng mực nào đó dựa trên hoạt động của máy kia. Ví dụ, Database Optimizer 10g sẽ thu thập số liệu không chỉ theo yêu cầu của các dòng, cột và bảng biểu của chính nó mà còn của cả Application Server 10g. Tương tự, Application Server 10g sẽ có khả năng phát hiện kết quả kém trong cơ sở dữ liệu hoặc vùng dữ liệu, và chuyển yêu cầu sang một bộ phận khác. Theo cách này, khi cộng tác với nhau, những thiết bị bắt đầu thể hiện khả năng tự điều chỉnh và khắc phục sự cố. Thậm chí khi tách biệt, mỗi máy cũng có tính năng tự tối ưu hóa, ví dụ máy Database 10g có tính năng tự động quản lý bộ nhớ chung và khả năng tự động tái phân vùng bộ nhớ. Cho đến nay, Oracle mới chỉ đạt được mức độ hỗ trợ máy chủ dữ liệu và ứng dụng hoạt động theo kiểu tổ hợp tự hành. Các phiên bản Ebusiness Suite ứng dụng cho doanh nghiệp của họ cũng sẽ khó có thể được triển khai theo hướng tương tự trước năm tới. Ngay cả đến khi đó, phần lớn các công ty vẫn chưa thể chuyển ngay sang sử dụng phần mềm của Oracle. Vì thế, giới phân tích cho rằng con đường còn rất xa trước khi đạt đến công nghệ máy tính tự hành đích thực, trong đó mọi thành phần trong hạ tầng công nghệ thông tin đều kết nối chặt chẽ với nhau và phối hợp trong một thể thống nhất để tự điều chỉnh và tự khắc phục sự cố. Hiện nay, ở Mỹ, ngoài Oracle và IBM, còn có HP và Sun quan tâm đến đề tài máy tính tự “chữa bệnh” và tự điều chỉnh.Vấn đề lớn nhất vẫn là không có bất cứ nguyên tắc bất biến nào phù hợp cho công nghệ này, thậm chí phần mềm thông minh nhất cũng không biết phải làm gì khi xảy ra sự cố. Máy tính tổ hợp hay tự hành có thể sẽ chỉ tự khắc phục sự cố một khi con người chỉ dẫn chúng và đây sẽ không bao giờ là giải pháp hoàn hảo.

Các tin tức khác:

Khám phá vị trí địa lý thông qua địa chỉ IP

OCI cung cấp thẻ truy cập Internet 24/24 giờ

Thiết kế web chớ thấy rẻ mà ham

Cách tránh lỗi trùng nội dung

'Half-Life 2' ra mắt

VinaPhone phải khuyến mại để "giữ khách"

Thêm một phần mềm diệt spyware hiệu quả

Giấc mơ về dịch vụ Internet tại trường học

Microsoft: Miếng vá cho Windows 98, SE, và Me có vấn đề

Bước vào thế giới game di động

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone