Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Máy tính second-hand: Vàng thau lẫn lộn!

Những năm gần đây, thị trường máy tính cũ (second-hand) ở VN ngày càng phát triển mạnh mẽ và đã hình thành nhiều đường dây lớn, mỗi lần đánh về hàng loạt container với nhiều nhóm hàng khác nhau.

Bên cạnh những chiếc Pentium III tốc độ cao, những màn hình LCD có thể sử dụng nhiều năm nữa, còn có những thiết bị từ những năm 1990 mà ngay cả người nhập về cũng không biết dùng làm gì...

Bắt đầu xuất hiện rác kỹ thuật cao!

Tuy không có con số thống kê chính thức từ Tổng cục Hải quan, nhưng một số chuyên gia kinh tế ước tính mỗi tháng có khoảng 10.000 - 20.000 bộ máy tính cũ được nhập khẩu vào VN.

Với những nhu cầu sử dụng thông dụng như văn phòng (soạn thảo văn bản, kế toán), Internet (gửi nhận email, duyệt web, chat), học tập cũng như giải trí (nghe nhạc, xem phim), những chiếc máy tính Pentium III hoặc thậm chí Pentium II đời cuối vẫn còn có thể sử dụng được trong một thời gian dài nữa.

“Một số người tưởng rằng mình cần máy mới, song thật ra nâng cấp thiết bị cũ là đủ, nhất là khi ta dùng máy chỉ để duyệt e-mail, lướt web hay những ứng dụng không cần nhiều bộ nhớ và đồ họa”, anh Nguyễn P. Nam - chủ một cửa hàng bán máy tính cũ tại Hà Nội - cho biết.

Ông Trần Nhật Quang, Giám đốc FPT Elead, cũng nhận định: “Không thể phủ nhận vai trò tích cực của máy tính cũ  trong việc đưa các ứng dụng tin học đến người dân. Nhờ có máy tính cũ với giá cả chỉ xấp xỉ một chiếc tivi loại tốt, tin học đã đến được với nhiều gia đình mà việc dành dụm 5-6 triệu  đồng mua PC chỉ là mơ ước”.

Thế nhưng trong thực tế, một dạng rác kỹ thuật cao cũng đã bắt đầu xuất hiện, tuy chưa nhiều nhưng đã trở thành dấu hiệu đáng lo ngại.

Anh Nguyễn P.Nam cho biết: “Theo quy định, PC cũ còn mới 80% mới được nhập về. Tuy nhiên có trường hợp quá nửa container ở dạng đồng nát”. Thực tế cho thấy khi chúng tôi tìm đến một bãi tập kết máy tính trên đường Láng. Nằm trong con phố khá khuất, lại bên trong một cơ quan lớn nên rất ít người biết nơi đây là bãi tập kết các loại PC cũ lớn thuộc loại... nhất, nhì ở Hà Nội.

Ở đây có vô số các loại máy tính vừa được chuyển về và đang nằm chồng chất lên nhau đợi xuất xưởng, chủng loại cực kỳ phong phú. Trong số những mặt hàng này có loại máy cũ của các hãng nổi tiếng như HP, Compaq, Dell, IBM và có cả các máy không thương hiệu, cũng như linh kiện, máy tính nhái mặt hàng nổi tiếng tràn vào VN mà mắt thường người dùng không thể phân biệt được”.

Một chủ cửa hàng ở Hà Nội cho biết hằng tháng anh nhập về khoảng 7.000 bộ, có những tháng cao điểm lên tới 10.000 bộ máy. “Chúng tôi mua ở nước ngoài cũng không đơn giản, không được lựa chọn mà hầu hết mua lô. Nếu mua quen thì chọn được hàng tốt, nếu không thì phải chịu rủi ro”. Rác thải máy tính còn thể hiện rõ hơn ở khu vực chợ trời.

Tại đây, phế liệu như vỏ màn hình, bản mạch hỏng, vỏ case được xếp thành đống đem bán đồng nát. Còn những linh kiện như ổ cứng, ổ CD-ROM, mainboard, dây dẫn, cáp, RAM... được bày bán trong các sạp đồ cũ với giá chỉ 25.000 - 30.000 đồng/chiếc. Như bán quần áo cũ, các chủ cửa hàng ở đây cũng cho khách hàng tha hồ lựa chọn, cái nào tốt thì dùng, cái nào mua về không chạy được thì phải chấp nhận.

Cần có chuẩn cụ thể hơn

Điều đáng nói là hiện không có cơ quan nào theo dõi việc xử lý rác máy tính mặc dù có nhiều kim loại nặng, nếu xử lý không đúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người, như chì, cadmi, thủy ngân...

Trong khi ở nước ngoài, các công ty chuyên nghiệp thường thu tiền xử lý rất đắt để giải quyết rác máy tính, nhiều công ty VN lại hồn nhiên nhập món hàng này về, rồi hồn nhiên quẳng ra bãi rác nếu các thiết bị không sử dụng được hoặc quá cũ không bán được.

 

Theo các chuyên gia trong ngành, để đạt được hiệu quả tối ưu, Nhà nước cần có chính sách phân loại sản phẩm rõ ràng hơn trước khi nhập và yêu cầu tái xuất hàng nếu cần thiết.

Bàn về vấn đề này, nhiều người cho rằng cần có chuẩn nhập máy tính cũ với tuổi đời tối đa của mỗi sản phẩm không được quá ba năm kể từ ngày sản xuất, tuyệt đối cấm nhập những sản phẩm không còn hoạt động được.

Như vậy, chúng ta vừa có thể tận dụng được nguồn máy tính giá rẻ bán thanh lý của nước ngoài mà vẫn tránh được việc trở thành lò xử lý rác của thế giới.

Theo ông Trần Nhật Quang, máy tính cũ sẽ không cạnh tranh được với máy tính sản xuất trong nước. Tuy nhiên, cần chú ý tới nội dung có sẵn trong các đĩa cứng nhập về có thể chứa những thông tin độc hại, ảnh hưởng không tốt tới các gia đình.

Ngoài ra, hải quan nên yêu cầu các doanh nghiệp phải chứng minh được khả năng hoạt động lâu dài của sản phẩm trước khi cho nhập khẩu.

Ông Nguyễn Phước Hải, Giám đốc máy tính CMS, lại cho rằng máy tính cũ đang lấn thị phần và ảnh hưởng tới việc phát triển nền công nghiệp máy tính trong nước. Việc kiểm tra, giám sát nhập khẩu hoặc đánh thuế cao cũng sẽ không giải quyết được vấn đề do thiếu nhân sự và thiết bị kiểm tra.

Giải pháp tốt nhất là Nhà nước hỗ trợ thêm cho các công ty sản xuất phần cứng để có thể đưa ra những máy tính VN tốt hơn, bền hơn và rẻ hơn. Như vậy, về mặt lâu dài sẽ mang lại nhiều ích lợi hơn là chỉ nhập máy cũ và quan tâm tới lợi nhuận trước mắt.

Các tin tức khác:

Game Master - nghề "quản lý xã hội ảo"

Duyệt tin nhắn với OutlookSMS của Microsoft

1.485 đoạn mã nguy hiểm xuất hiện trong tháng 9

Chọn phần mềm thiết kế website

Mặt trời đã mọc trên đế chế Sun

Hai công ty PC ở Hà Nội vi phạm bản quyền phần mềm

Quảng bá chiến dịch Online Marketing (phần 2)

Nghe nhạc với máy MP4

Lê Vũ Nhật Quang: Đại diện sinh viên của Microsoft tại Singapore

Tổng hợp các website về âm nhạc

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone