Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Mạng ngang hàng P2P: Một triển vọng mới?
P2P là một kiểu kiến trúc máy tính mới có nhiều hứa hẹn. Tuy vậy để có thể có các ứng dụng tin cậy như thực tế đòi hỏi, không ít công sức và thời gian sẽ phải bỏ ra. Trong những năm qua thuật ngữ mạng ngang hàng peer-to-peer (P2P) đã trở nên đồng nghĩa với Napster, chương trình chia xẻ tệp nổi tiếng được chuyên gia lập trình 20 tuổi là Shawn Fanning viết ra và giờ đây là đề tài cho nhiều cuộc kiện tụng. Napster, cũng giống như Gnutella, cho phép người dùng truyền các file âm nhạc cho nhau, vi phạm các điều luật bản quyền và tạo ra một mạng thư viện âm nhạc rộng lớn rải rác trên Internet. Napster là một ứng dụng thông minh trên một kiến trúc không phải là mới từ những ngày đầu của Internet. Giờ đây, nhiều hãng mới thành lập đang hy vọng triển khai công nghệ đó cho các công ty, hứa hẹn sử dụng kiến trúc tính toán P2P cho phép các nhân viên phát huy tính sáng tạo của họ và giải quyết các vấn đề truyền tin. Trong khi Napster sẵn sàng đấu tranh để chuyển lên thành một doanh nghiệp mẫu mực, thì các công ty khác như Groove Networks, NextPage và Xdegrees đang cố gắng sử dụng P2P cho các ứng dụng làm việc nhóm, trao đổi thông tin và chia sẻ các tài nguyên mạng như không gian lưu trữ, và các thiết bị đắt tiền. Các hãng khác như Entropia và United Devices đang phát triển những ứng dụng siêu tính toán sử dụng các sức mạnh còn thừa của những máy tính nối vào mạng Intermet. Mọi người cho rằng sự thay đổi trong tính toán những nǎm 2000 sẽ giống như những gì mà PC đã làm trong những nǎm 80. Tuy vậy những người hoài nghi coi P2P như một sự thổi phồng, đang chỉ ra những câu hỏi không có lời giải đáp về tính bảo mật và độ tin cậy của kiến trúc này, cũng như sự thất bại của các công ty P2P trong những tháng gần đây. Các dịch vụ âm nhạc của Napster cho thấy công nghệ P2P khá tin cậy, cho phép cung cấp và thiết lập mạng P2P cỡ lớn với nǎng lực rất mạnh từ các máy PC bình thường. Thực tế là khái niệm P2P không phải là mới. Khi các kiến trúc Internet đầu tiên được dựng lên như mạng của các mạng, các máy tính được kết nối theo kiểu ngang hàng. Nhiều dịch vụ trên Internet như DNS, các nhóm tin và vô số các tính nǎng dựa trên các kiến trúc ngang hàng. Nhưng trong thời gian đó, các máy tính nối mạng là những máy tính lớn, nặng nề và liên kết với nhau ít hơn bây giờ. P2P quay lại bằng các chương trình truyền thông điệp. Vào nǎm 1996, hãng Mirabilis ? Israel giới thiệu dịch vụ đưa tin tức thời ICQ được ưa thích ngay lập tức (?I seek you?) sử dụng kiến trúc ngang hàng để nhắn tin giữa các PC kết nối Internet. Napster đã tiến những bước xa hơn, nhờ vào các bộ vi xử lý nhanh hơn, dung lượng nhớ lớn hơn và tốc độ kết nối nhanh hơn cho phép các PC cùng chia xẻ file trên Internet. Thật đáng ngạc nhiên trường hợp Napster cho thấy mọi người sẵn sàng mở máy tính của họ, chia xẻ các file dữ liệu với những người hoàn toàn xa lạ khi họ thấy việc làm đó có lợi. Trong quá trình đó, những mạng máy tính lớn đã được tạo ra nhanh chóng từ sự kết hợp của hàng triệu máy PC riêng lẻ, mỗi máy trong số chúng có chức nǎng của máy chủ cũng như máy khách. Với cách này, kết quả là Napster có 40 triệu máy chủ và người quản trị mạng quản lý hệ thống mạng và cơ sở hạ tầng với một chi phí tối thiểu. Napster chỉ là một chương trình đơn giản thực hiện việc chia xẻ file âm nhạc. Nó cũng không hoàn toàn là một hệ thống P2P. Nó sử dụng một máy server trung tâm để kết nối các máy tính với nhau tránh những rắc rối của các chương trình ngang hàng khác, như Gnutella, một chương trình chia xẻ file được dùng nhiều giữa các cộng đồng công nghệ cao. Khái niệm P2P như người ta hiểu bao gồm bốn hoạt động khác nhau: sự hợp tác giữa những người sử dụng, sự tương tác giữa những ứng dụng phần mềm, việc sử dụng hiệu quả các tài nguyên mạng và các siêu tính toán. Nổi bật nhất là các hệ thống hợp tác đang được phát triển bởi các công ty mới như Groove Networks, Endeavors Technology. Các hệ thống này kết hợp khả nǎng chia sẻ tài nguyên với khả nǎng truyền tin tức thời của ICQ, tất cả trong một môi trường an toàn. Sự hấp dẫn chính là ở sự khuyến khích chia xẻ file và truyền thông giữa các nhóm làm việc. Với Groove, ví dụ, người sử dụng có thể kết nối với các đồng sự trong ?các môi trường ảo? để cùng hợp tác trong công việc, giải quyết các vấn đề phức tạp và thậm chí lập kế hoạch chia xẻ tài liệu và cùng lướt trên Internet. Cũng như các hệ thống khác, hệ thống của Groove cung cấp tin cho mỗi người sử dụng khi có đồng sự đang ở trên mạng, nhận ra họ và cho phép một người sử dụng kết nối tới họ từ bất cứ nơi đâu. Quan trọng hơn cả đối với giới doanh nghiệp là dịch vụ tạo ra một không gian an toàn cho người dùng cho dù họ ở trên Internet hay trong Intranet sau tường lửa. Không cần phải có các kỹ sư của công ty; không cần phải thiết lập hình thức tổ chức trung tâm; và không phải lo đến những vị khách lạ truy nhập vào mạng công ty. Một số công ty khác nhấn mạnh việc xây dựng hạ tầng P2P, trên cơ sở đó các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng khác. Một trong các cách làm này là sử dụng sức mạnh của giao thức XML, cho phép các nhà phát triển không những chỉ định rõ cách bố trí của các trang web mà còn có thể hiện các nội dung. Mặc dù mọi sự chú ý đều tập trung vào vấn đề cộng tác, các hệ thống P2P cho phép các ứng dụng phần mềm tương tác với nhau đem lại nhiều hứa hẹn nhất cho các ứng dụng kết hợp các dữ liệu phân tán cho thương mại điện tử, thiêt kế sản phẩm hoặc quản lý tri thức. Các chương trình đó dùng P2P như một phương thức gửi dữ liệu vào và ra từ trình ứng dụng này tới trình ứng dụng khác hoặc liên kết một số lượng vô hạn các máy tính thành một cơ sở dữ liệu khổng lồ. Công nghệ tương tác phần mềm cho phép các công ty chia nhỏ các vấn đề phức tạp cho dễ quản lý hơn. Các hệ thống cho phép đối chiếu dữ liệu và đảm bảo rằng chúng đang được điều khiển bởi chính những người tạo ra chúng, đảm bảo rằng hoạt động chính xác và kịp thời rất lý tưởng cho các ứng dụng trực tuyến và kinh doanh chứng khoán. Một số các công ty đang tiếp tục phát triển thế hệ tiếp theo của các máy tìm kiếm trên công nghệ P2P để phân phối thông tin đúng lúc và toàn diện hơn cho các công ty truyền thông lớn. Một loạt các hãng mới thành lập đang tạo ra những chương trình tận dụng tài nguyên triển khai khả nǎng của P2P để lưu trữ các file, phân phối nội dung và chia sẻ sức mạnh xử lý của các máy khác. Mục đích ở đây một phần là cắt giảm giá thành phần cứng chẳng hạn như thiết bị lưu trữ, server và các thiết bị khác, nhưng cũng giúp cho việc quản lý giao thông trên mạng. Mặc dù có tiềm nǎng dịch vụ lớn, nhưng đây là một vấn đề khó khǎn nhất của P2P. Có quá nhiều vấn đề liên quan đến an toàn bảo mật và sự phức tạp - không đề cập đến giá của các thiết bị lưu trữ và các server giảm xuống - khiến cho các dịch vụ P2P trở nên không thiết thực. Cuối cùng, công nghệ P2P có thể áp dụng cho các dịch vụ tính toán phân tán có khả nǎng đạt được siêu xử lý cho các công ty cần khả nǎng xử lý lớn nhưng không muốn bỏ hàng triệu đôla cho nó. Công nghệ này đã chia việc xử lý lớn ra thành những xử lý nhỏ có thể phân tán giữa các máy tính trong một mạng. Mỗi một PC đồng thời xử lý các dữ liệu và trả về kết quả cho máy tính trung tâm ráp nối các phần này lại. Ví dụ, tiến trình này có thể được sử dụng để chia ra từng ảnh nhỏ riêng biệt để tạo hình ảnh động cho những máy PC khác nhau thực hiện đồng thời và sau đó kết hợp những hình đã được xử lý đó thành một chuỗi các hình liên tục. Khi có hàng ngàn, hay hàng triệu máy tính được nối lại với nhau thì có thể liên kết tính toán siêu xử lý song song với tốc độ nhiều triệu phép tính / giây, với giá thành nhỏ hơn nhiều so với các siêu máy tính như máy đánh cờ Deep Blue hay Blue Gene của IBM. Các ứng dụng siêu xử lý này có thể bán các dịch vụ kiểu này cho các công ty thiết kế công nghệ, nghiên cứu y dược và tính toán mô hình tài chính kinh tế. Liệu rằng các công ty đã sẵn sàng tin vào những người dùng máy tính dấu tên trên khắp thế giới truy nhập dữ liệu quý giá của họ không cho dù vô tình hay cố ý? Do vậy hầu hết các hãng P2P đang thiết kế các ứng dụng cho các hãng đủ lớn để có thể thực hiện các xử lý phân tán trong nội bộ công ty. Mặc dù một số lượng lớn các công ty nhỏ đã thất bại nhưng những sản phẩm của các công ty lớn như Microsoft , Sun Microsystems và nhiều công ty khác đã bắt đầu áp dụng P2P. Những hãng khổng lồ này đang nghiên cứu để ứng dụng công nghệ P2P trong các sản phẩm của họ. Intel là công ty lớn đầu tiên dùng P2P và đang đầu tư để phát triển tiếp và đồng thời giúp đỡ các nhóm làm việc về P2P nhằm đưa ra các chuẩn công nghệ ban đầu. Trong khi đó Microsoft đã tuyên bố công khai vào tháng Tám dự án Hailstorm của họ, đó là ".Net" và đã đưa ra một số nét nổi bật của các dịch vụ P2P. Không chịu đứng ngoài cuộc Sun Microsystems đã đưa ra một loạt chuẩn cho một nền P2P mã nguồn mở gọi là JXTA. Sun gần đây cũng đã bắt đầu đầu tư cho công nghệ này và mua Infrasearch với giá 10 triệu đô la. Thập kỷ trước đã chứng kiến những thay đổi lớn về cung cách làm việc. Biên giới của các công ty đã trở lên rộng lớn hơn và mối quan hệ giữa khách hàng và nhà cung cấp đã trở lên gần gũi hơn đồng thời sự tin tưởng của công ty vào những người lao động tạm thời và các chuyên gia tǎng lên, trong khi đó các tổ chức lại dựa nhiều hơn vào các nhóm làm việc đặc biệt. Những nơi làm việc như vậy sẽ không có một cấu trúc làm việc cố định và một vai trò nghề nghiệp được xác định rõ ràng. P2P rất phù hợp với cách thức hợp tác này. Việc sử dụng các hệ thống mạng đã làm thay đổi một cách đáng kể lực lượng lao động trong những nǎm gần đây. Những nhóm làm việc tự phát qua mạng là sự phát triển có ý nghĩa quan trọng về cách thức làm việc của các công ty. Lần lượt các hệ thống nhắn tin như ICQ và các công cụ P2P khác dùng để giao tiếp sẽ trở thành trung tâm của các mạng như thế và cho phép người sử dụng liên kết với nhau một cách tự do và dễ dàng. Những bước nghiên cứu ban đầu về các ứng dụng P2P đã công nhận những xu hướng như vậy trong thế giới kinh doanh. Các hệ thống giao tiếp tương tác được ứng dụng liên kết các hệ thống lập trình và thiết kế lại với nhau, tích hợp các kho dữ liệu khổng lồ và cho phép những nhóm phát triển và thiết kế độc lập liên kết với nhau tốt hơn. Trong quá trình xử lý này hệ thống giảm các luồng thông tin sai hay lỗi thời giữa các nhóm thiết kế dẫn đến tiết kiệm nhiều triệu đô la. Khả nǎng liên kết các thông tin giữa các ứng dụng và hệ thống đã giúp các công ty như Ford thực hiện nhanh hơn nhiều những chu kì thiết kế tuần hoàn của mình, vì vậy đã tiết kiệm từ 5á15 triệu USD cho mỗi chương trình thiết kế bánh xe. Liệu tất cả những điều này đang đánh dấu ngày tàn của server công ty? Các nhà tin học cho rằng trong thương mại, P2P chỉ thích hợp cho những ứng dụng có trao đổi thông tin trực tiếp. Như vậy, server sẽ tiếp tục duy trì vị trí của mình trong việc quản lý nhân sự và chi tiêu, kế hoạch kinh doanh và nhiều ứng dụng khác. Tuy nhiên, trong tương lai, server sẽ cung cấp các dịch vụ cao cấp hơn thay vì những việc lặt vặt đơn giản như lưu trữ và phân phát các tệp. P2P là một kiểu kiến trúc máy tính mới có nhiều hứa hẹn. Tuy vậy để có thể có các ứng dụng tin cậy như thực tế đòi hỏi, không ít công sức và thời gian sẽ phải bỏ ra. Nguyễn Trường Sơn sonnt@vietsoftware.com