Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Mạng lưới spyware ngày càng lan rộng

Khi cuộc tấn công của sâu Sasser vẫn còn thu hút sự chú ý của cộng đồng Internet, các chuyên gia an ninh lại cảnh báo về một làn sóng những chương trình phá hoại tinh vi và nguy hiểm hơn, đã và đang ồ ạt lây lan khắp mạng thông tin toàn cầu.

Đó là một số chương trình Trojan mà hiện nay được biết đến dưới nhiều cái tên như Agobot, Polybot và Phabot. Những công cụ như thế này của hacker đôi khi đóng cả vai trò của sâu hay thậm chí là cổng hậu trên hệ thống mục tiêu để nhờ đó tin tặc có thể khống chế máy tính nạn nhân, lợi dụng để phát tán thư rác hoặc ăn cắp thông tin. Tất cả các PC đã bị vô hiệu hóa thường được liên kết lại thành những nhóm gọi là "mạng bot" (thuật ngữ chỉ một tập hợp những máy tính đã bị khống chế - máy zombie) mà hacker dùng để tung ra những cuộc tấn công từ chối dịch vụ.

Các chương trình Trojan thuộc họ bot khai thác lỗi phần mềm trong nhiều phiên bản Windows khác nhau và tấn công những hệ thống chưa nâng cấp. Ví dụ như khiếm khuyết trong hệ thống giám sát an ninh cục bộ (LSASS) là một lỗ hổng mà không chỉ sâu Sasser mà rất nhiều chương trình bot khác nhau khai thác.

Các chuyên gia an ninh cho rằng rất khó xác định được bao nhiêu hệ thống bị nhiễm những phần mềm gián điệp này. Alfred Huger, Giám đốc công nghệ của hãng phần mềm bảo mật Symantec, cho biết một trong số những mạng bot hiện nay có tới 400.000 máy tính bị khống chế. Đây là một con số rất lớn và nếu kẻ nắm giữ một mạng máy như vậy muốn tấn công mạng khác hoặc một website thì hậu quả sẽ rất lớn. Trong khi đó, Craig Schmugar, chuyên gia virus của McAfee, ước tính các mạng bot có từ 10.000 đến 100.000 PC bị lây nhiễm. Cả Schmugar và Huger đều thừa nhận việc xác định những Trojan này khó hơn nhiều so với virus và sâu thông thường. Hai chuyên gia cũng khuyến cáo rằng bất kỳ ai có máy tính bị nhiễm sâu Sasser nên kiểm tra kỹ lại hệ thống để đề phòng khả năng lây nhiễm những chương trình này.

Những kẻ phát tán virus trong thời gian gần đây không ngừng “chế tác” các chương trình Trojan thuộc họ bot. Schmugar cho biết hiện nay đang tồn tại khoảng 1.200 biến thể Gaobot và trên 50 phiên bản khác nhau của Phatbot. Trung bình mỗi tuần có thêm 50 dạng Gaobot mới được tung ra.

Trên Internet hiện nay còn tồn tại những “phiên chợ” của cộng đồng hacker và spammer, trong đó mặt hàng được mua bán chính là những mạng máy tính bị khống chế. Mùa hè năm ngoái, khi sâu Blaster xuất hiện, mỗi mạng bot với 10.000 máy được rao bán với giá 500USD. Thậm chí, một số tin tặc còn kinh doanh “đường” truy nhập vào PC mà bọn họ đang khống chế với giá 10 cent/lần.

Hai tuần qua, trong một loạt cuộc truy lùng tiếp sau vụ bắt giữ Sven Jaschan, “cha đẻ” của sâu Sasser, cảnh sát Đức đã bắt giữ tiếp một thanh niên 21 tuổi, kẻ đã tự thú nhận là tác giả của Phatbot. Các nhà điều tra hy vọng, dựa vào nhân vật này, họ sẽ có thể lần ra manh mối để phá tan cái thế giới ngầm đang kinh doanh quyền khai thác những chiếc máy tính bị tin tặc khống chế bằng các chương trình Trojan

Các tin tức khác:

Hướng dẫn sử dụng máy tính và mạng Internet hiệu quả

Phục hồi dữ liệu trên các đĩa trầy xước và mã hóa

APNIC 20 chú trọng về IPv6 và Routing

Nhiều công ty khốn đốn vì thẻ lậu

Bill Gates bác bỏ tin đồn mua Disney

Cách chọn tên miền chuẩn nhất cho doanh nghiệp

Pumatech giới thiệu phần mềm & dịch vụ truy cập từ xa

Các nhà sản xuất PC sẽ cung cấp bản Windows đầy đủ tại EU

Dự thi TTVN: Phần mềm mô phỏng bay OpenSky

Quảng cáo trực tuyến sẽ đạt 9,1 tỷ USD trong năm 2004

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone