Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Mã nguồn Napster có giá 10.000 USD

Bên cạnh phần mềm chia sẻ file nhạc nói trên, một phiên bản cũ của hệ thống phát hiện xâm nhập Dragon của hãng Enterasys Network cũng được bán với giá 16.000 USD.

Những thứ này được quảng cáo tại website của một nhóm hacker tự xưng “Câu lạc bộ mã nguồn”. Tại đây có bán những sản phẩm mà họ tuyên bố là file chứa mã phần mềm “mật”.

Để chứng minh là mình đang có “hàng” trong tay, họ còn công bố một danh sách file cụ thể. Bằng cách sử dụng công cụ tự hủy mail và mã hóa, những kẻ bán hàng tin rằng danh tính thực của họ và bên mua sẽ được giữ kín.

“Câu lạc bộ mã nguồn” thậm chí còn tuyên bố hai mặt hàng nói trên không phải là thứ duy nhất họ có bán. Nếu khách hàng muốn một “cái gì đó” của một công ty thuộc nhóm 100 doanh nghiệp hàng đầu (Fortune 100) thì họ cũng có thể đáp ứng. Thậm chí nếu không có hàng ngay thì họ cũng vẫn nhận “đơn đặt hàng” sau khi thống nhất một mức giá hợp lý và đảm bảo hoàn thành yêu cầu trong vòng 2 tháng.

Nhóm hacker có vẻ đã chuẩn bị rất kỹ để làm ăn lâu dài vì họ tuyên bố nếu các cơ quan pháp luật phong tỏa website hiện nay thì họ sẽ mở một cái khác và cứ thể tiếp tục quảng cáo các mặt hàng mã nguồn ăn cắp.

Theo hãng Roxio, chủ sở hữu bản quyền hiện nay của Napster, phần mềm được bán ở website nói trên có vẻ giống với phiên bản gốc của dịch vụ chia sẻ file nhạc chứ không phải chương trình hợp pháp hiện nay. Enterasys thì cho biết họ đã liên hệ với FBI và đang điều tra tính xác thực của những thông tin mà nhóm hacker trên quảng cáo. Mặc dù không khẳng định mã nguồn của họ có lọt vào tay “Câu lạc bộ mã nguồn” hay không, hãng phần mềm an ninh vẫn phân tích một cách nghiêm túc danh sách đăng trên website của nhóm hacker. Enterasys kết luận sơ bộ rằng, cho dù những file mã này có thực sự bị ăn cắp, thì điều đó cũng không có nghĩa là hệ thống của họ đã bị xâm nhập, mà có thể là do người trong nội bộ công ty trực tiếp lấy . Enterasys cũng nhấn mạnh rằng phiên bản phần mềm an ninh được rao bán trên website kia có mã nguồn đã lỗi thời đến 2 thế hệ.

Cả Enterasys và Roxio đều không phải là những công ty đầu tiên chứng kiến những tài sản quý của mình bị lôi ra rao bán trên Internet. Hồi tháng 5, Cisco cũng đã thấy một mã nguồn quan trọng trong nhiều sản phẩm mạng của họ bị ăn cắp và post lên mạng. Đầu năm nay, một phần mã khá lớn tạo nên hai hệ điều hành Windows 2000 và Windows NT4 của Microsoft cũng bị công khai phát tán.

Các tin tức khác:

Frame Relay, giải pháp cho các doanh nghiệp và tập đoàn (Phần 2)

Tôn vinh tác giả hệ thống tên miền

Việt Nam có cơ sở triển khai thành công phần mềm nguồn mở

Nhu cầu lọc thư rác bằng phần cứng gia tăng

Nguy cơ nào đằng sau quyết định ''bỏ rơi'' Windows 98

Microsoft cung cấp dịch vụ "blog"

Bi hài chuyện máy tính hỏng

Tin tặc tấn công dữ dội vào hệ thống máy tính chính phủ Nhật Bản

Alan Kay nhận giải thưởng cao quý về CNTT

Sony Ericsson S710: "con dế" đa tính năng!

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone