Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Mã nguồn - cuộc chiến tranh lạnh trong thế kỷ 21

Một xung đột về ý thức hệ đang bắt đầu trong thế giới phần mềm. Kết cục của nó sẽ định hình tương lai ngành điện toán trên toàn thế giới, nhà phân tích công nghệ Bill Thompson của hãng tin BBC nhận định.

Mọi chuyển khởi phát từ Mỹ, cường quốc công nghệ số một thế giới, nơi hai lực lượng hùng mạnh cố giành quyền kiểm soát cách thức thiết kế, xây dựng và sử dụng phần mềm máy tính. Đó là cuộc xung đột giữa hai dòng ý tưởng về xu thế phát triển chương trình. Xu thế thứ nhất đại diện bởi Microsoft, với mã nguồn bảo vệ bản quyền chặt chẽ. Xu thế còn lại là phần mềm miễn phí, tiêu biểu là hệ điều hành GNU/Linux, do cộng đồng mã mở khởi xướng.

Trong bối cảnh các chương trình máy tính ngày càng trở nên quan trọng, tới thế kỷ 21 này, mâu thuẫn có thể lan ra toàn thế giới. Điểm khác biệt là trong cuộc chiến tranh lạnh lần thứ hai này, chiến địa là toà án. Còn thay vì vũ khí hạt nhân răn đe chiến lược, con bài các bên sử dụng sẽ là các vụ kiện, reo rắc nghi ngờ cho khách hàng, hoặc khách hàng tiềm năng.

Phát súng đầu tiên đã nổ khi SCO, chủ sở hữu hệ điều hành Unix, lao vào trận chiến pháp lý với Linux. Viện cớ Linux chứa những đoạn mã thuộc bản quyền của mình, SCO đang kiện hàng loạt tập đoàn, bắt họ trả tiền để sử dụng Linux, phần mềm trước đây tưởng là miễn phí theo giấy phép GNU Public License.

Những bằng chứng ít ỏi đưa ra chưa thuyết phục nổi ai, bởi những đoạn mã Unix có thể lọt vào Linux bằng nhiều con đường, có thể là hợp pháp. Tuy nhiên, thái độ khăng khăng của SCO đã làm dấy lên sự nghi hoặc của khách hàng, ảnh hưởng tới khả năng thương mại hoá của Linux, đồng thời khiến một số hãng phát triển phần mềm mã mở hoảng sợ, án binh bất động.

Nếu SCO chịu nói rõ đoạn mã nào bị ăn cắp, để cộng đồng Linux loại bỏ chúng, mọi chuyện có thể ổn thoả. Nhưng điều đó không xảy ra. Lý do là bởi SCO đã cưỡi trên lưng cọp, và quá muộn để rời bỏ cuộc chơi.

Cũng cần lưu ý rằng một phần khá lớn trong nguồn thu bản quyền của SCO là từ Microsoft. Điều này làm dấy lên nỗi hoài nghi về vai trò của Microsoft trong vụ kiện, ngay cả khi họ không trực tiếp nhúng tay vào.

Vụ kiện SCO sẽ không phải đòn đánh cuối cùng của các công ty phần mềm giáng xuống đầu kẻ phá bĩnh mang tên mã mở. Ở thời điểm này, mới chỉ có Microsoft chịu áp lực nặng nề, bởi GNU/Linux là hệ điều hành có thể thay thế Windows. Nhưng sau Linux, khi những phần mềm mã mở khác xuất hiện, thay thế iTunes để tải nhạc, Acrobat trong sao lưu văn bản, chúng ta sẽ thấy Adobe, Apple và hàng loạt hãng phần mềm tham chiến.

Trong tương lai gần, có lẽ đã đến lúc cần chấp nhận một thực tế là hai bên không thể chung sống hoà bình, bởi phương thức kinh doanh của chúng trái ngược hoàn toàn. Bất chấp những lời cáo buộc, nổi bật là của Giám đốc điều hành SCO McBride, rằng phần mềm miễn phí là kế hoạch mang tính cộng sản, chống lại nước Mỹ, người ta cho rằng chính Microsoft và các công ty mã đóng có cái gì đó khá giống mô hình tập trung kiểm soát trong nền kinh tế kế hoạch cũ. Mã mở, trái lại, ngả theo nền kinh tế thị trường, nơi khách hàng tự do lựa chọn sản phẩm, dựa trên thông tin đầy đủ về các nhà cung cấp.

Trận chiến sẽ dài và căng thẳng, nhưng Thompson tin rằng cuối cùng, những chương trình mở, hợp tác, sẽ giành ưu thế . Nguyên nhân không đến từ những vấn đề thuộc ý thức hệ, hay bởi mã mở ưu việt hơn trên phương diện đạo đức. Đó là bởi mô hình xã hội mạng trong tương lai cần những phần mềm phức tạp, phối hợp giữa nhiều bên, vốn chỉ có thể thực hiện nếu mã nguồn và giao diện được công khai.

Dù vậy, mô hình chuẩn mực ấy có thể không phải GNU/Linux, hoặc bất cứ chuẩn nào cộng đồng mã mở ngày nay ưa thích. Nhu cầu thiết lập sự hợp tác không đồng nhất với việc cung cấp mã nguồn miễn phí, cũng không phải là cho phép bất cứ ai sử dụng, thay đổi và phân phối phần mềm của người viết ra nó.

Các công ty có thể vừa bán phần mềm, vừa cung cấp mã nguồn cho các bên tham khảo. Điều này cho thấy ý tưởng tự do tái sử dụng, một khái niệm sẽ phổ dụng trong một thập niên tới, song hiện các công ty và thị trường có thể chưa thể hiểu ngay.

Vì vậy, lúc này có lẽ là thời điểm tốt để tính tới chuyện làm sao thuyết phục các chính phủ rằng thị trường phần mềm sẽ phải tái cấu trúc, giống như điện, nước, thực phẩm, và rằng luật pháp có thể quy định mã nguồn cần mở được sử dụng mọi nơi, mọi nhà.

Các tin tức khác:

Thiết kế website mỹ thuật

Tiếng Việt có dấu trên email: đọc cách nào?

Phân tích thị trường thiết kế website ở Việt Nam

Các dự án nổi bật liên quan tới CNTT trong năm 2004

Microsoft ban hành miễn phí bộ công cụ phát triển C++

Lỗi kéo/thả đe dọa Windows XP SP2

Tốc độ DRAM đạt 2 Gb/giây

Lập website cá nhân: “Phát sốt” vì web!

Hiệu chỉnh ảnh đơn giản với PM

VDC khai trương dịch vụ bán vé máy bay trực tuyến

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone