Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

"Lưu trữ là thị trường rất mới tại Việt Nam!"

Lưu trữ (Storage) dữ liệu đã có mặt cùng với các hoạt động ứng dụng CNTT ở VN từ khá lâu, nhưng một vài năm trở lại đây, nó mới thực sự được nhắc đến nhiều. Và hiện tại, "lưu trữ vẫn đang là một thị trường rất mới, với nhiều thách thức và cạnh tranh", Giám đốc Kinh doanh, các thị trường mới của EMC, ông Tangit Terrance nói.

Trực tiếp sang... gián tiếp!

- Năm 2002, nhu cầu lưu trữ của toàn cầu vào khoảng 3 tỷ Gigabytes
- Năm 2002: con số này là 12 tỷ GB
- Năm 2003: 24 tỷ GB
- Năm 2004: 57 tỷ GB
(Số liệu ước chừng của Gartner)
- Doanh thu về lưu trữ năm 2002: 56,5 tỷ USD
- DT năm 2003: 60 tỷ USD
- DT năm 2004: 64,9 tỷ USD
(Số liệu của Lehman Brother)

Lượng thông tin cần cho mọi tổ chức, doanh nghiệp trong thời đại hiện nay là quá lớn. Việt Nam không nằm ngoài xu hướng này. Các tổ chức, DN Việt Nam cũng đang có nhu cầu rất lớn về công nghệ lưu trữ thông tin. Người sử dụng Việt Nam thường quen với một khái niệm lưu trữ thông tin đơn giản, chẳng hạn: "tự chiếc máy tính của mình đã biết lưu trữ", hoặc "mua thêm vài cái đĩa cứng, đĩa mềm về gắn vào máy tính để lưu trữ", thế là hết!

Tuy nhiên, công nghệ lưu trữ hiện đại đã đi xa hơn những điều đơn giản đó, bởi, các chuyên gia CNTT cho rằng, thông tin và dữ liệu ngày nay là một tài sản vô cùng quan trọng, nếu chẳng may hỏng hóc, mất mát thì thật là tổn hại khôn lường. Vì vậy, họ tìm ra những phương pháp lưu trữ an toàn nhất. Và thị trường lưu trữ trực tiếp (DAS - Direct Attached Storage) như các cách lưu trữ đơn giản kể trên đã dần dịch chuyển cho công nghệ lưu trữ kết nối mạng (Networked Storage), tạm gọi là công nghệ lưu trữ gián tiếp, chẳng hạn như: công nghệ SAN (Storage Area Network), NAS (Network Attached Storage),...

Tháng 2/2004, tập đoàn lưu trữ EMC bắt đầu bước chân vào thị trường Việt Nam, bắt đầu tổ chức các buổi tọa đàm, khảo sát nhu cầu người dùng VN về khái niệm lưu trữ. Cùng thời điểm cũng là chiến dịch thâm nhập của hãng này tới một loạt các nước Đông Nam Á như: Bruney, Lào, Campuchia. EMC cho rằng, họ sẽ quyết tâm chinh phục thị trường Việt Nam bằng công nghệ lưu trữ chuyên nghiệp.

Đối thủ tiềm ẩn?

Khi đó, thị trường Việt Nam đã có mặt nhiều đại gia CNTT, trong đó, nổi tiếng là các hãng máy tính và phần cứng như HP và IBM. Các hãng này đều có phần cứng và các công nghệ lưu trữ kèm theo. Tuy nhiên, máy tính lúc đó mới là các sản phẩm chiến lược của họ tại thị trường VN. Còn trên thế giới, IBM và HP cũng được biết tới là các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tiếp lẫn gián tiếp có hạng. Ngoài ra, Hitachi, Sun cũng là các hãng cung cấp trọn gói các giải pháp lưu trữ cùng với sản phẩm của mình.

EMC lâu nay vẫn là một công ty dẫn đầu trên thị trường lưu trữ toàn cầu, tuy nhiên tại Việt Nam, liệu họ có thể thâm nhập tốt và đánh bật các đối thủ vốn đã truyền thống với người tiêu dùng VN. VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Tangit Terrance, Giám đốc Kinh doanh, phụ trách các thị trường mới của EMC tại châu Á.

- Ông đánh giá thế nào về hoạt động kinh doanh của EMC tại thị trường VN từ tháng 2/2004 đến nay?

- Ông Tangit Terrance: Tôi có thể nói rằng, tôi hài lòng với thị trường VN. Chúng tôi dù sao cũng là một công ty mới, rất mới, vậy mà mới hơn 1 năm vào thị trường VN, chúng tôi đã có khách hàng, đã thiết lập được mạng lưới đối tác, không chỉ ở Hà Nội mà cả thành phố Hồ Chí Minh nữa.

Tôi phải nhấn mạnh rằng, việc trụ được ở một thị trường mới là vô cùng khó khăn. Chúng tôi cũng tự tin mà nói rằng, EMC đã mở ra một thị trường lưu trữ (Storage Market) tại VN, EMC là công ty đầu tiên nói về lưu trữ ở thị trường VN. Vì, trước đây, các hãng như IBM, HP ở VN cũng có thiết bị lưu trữ, nhưng họ chỉ nói về máy tính. Tôi nghĩ rằng, như vậy là chúng tôi đã rất thành công.

- Vậy thị phần của EMC tại thị trường VN hiện nay là khoảng bao nhiêu so với các đối thủ cạnh tranh?

Ông Tangit Terrance: Rất khó để chúng tôi nói điều này, vì thị trường Việt Nam hiện nay chủ yếu thiên về lưu trữ trực tiếp, trên máy chủ, máy tính. Vả lại chúng tôi còn rất mới. Nhưng tôi khẳng định, chúng tôi đã có khách hàng, có đối tác và có nhiều triển vọng.

- Đối tượng khách hàng mà EMC nhắm tới tại thị trường Việt Nam là thuộc ngành nào, thưa ông?

Ông Tangit Terrance: Chúng tôi nhắm tới chủ yếu là khách hàng trong ngành Tài chính, nơi mà lưu trữ dữ liệu là công việc gần như quan trọng nhất. Ngoài ra, các cơ quan chính phủ, khách hàng trong ngành viễn thông và một số doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là những khách hàng tiềm năng của chúng tôi. Hiện tại chúng tôi đã có một số khách hàng tiềm năng ở Hà Nội. Tên khách hàng thì tạm thời tôi xin được chưa tiết lộ.

- Thị phần không nói được, tên khách hàng cũng chưa được tiết lộ. Vậy sao có thể nói EMC đã thành công ở thị trường VN, thưa ông?

Ông Tangit Terrance: Không như nhiều công ty CNTT hiện đã có mặt tại VN, EMC mới đến thị trường của các bạn được hơn 1 năm, nhưng chúng tôi đã thiết lập được đối tác, chúng tôi đã có khách hàng, và đã có một số hợp đồng dự án lớn.

Thời gian thực là rất quan trọng đối với chúng tôi, vì chúng tôi cần thời gian để thuyết phục khách hàng, để họ tin tưởng mà giao phó những dữ liệu quan trọng vào hệ thống lưu trữ của chúng tôi. Chúng tôi đang từng bước củng cố niềm tin với khách hàng VN.

Và trong số các thị trường châu Á mà EMC mới thâm nhập gần đây, thì Việt Nam là thị trường tiềm năng nhất và có tốc độ phát triển nhanh nhất của chúng tôi.

- Giá thành cho mỗi thiết bị, giải pháp lưu trữ của EMC khoảng bao nhiêu?

Ông Tangit Terrance: Chúng tôi có các mức giá từ khoảng 8.000-10.000 USD đến 2 triệu USD/cho một giải pháp trọn bộ (bao gồm cả phần cứng, phần mềm, dịch vụ bảo hành bảo trì, triển khai, thiết kế hệ thống), tùy theo từng quy mô nhu cầu lưu trữ thông tin của mỗi khách hàng, cũng tùy theo cả mức độ quan trọng của thông tin mà mỗi khách hàng cần cho hệ thống lưu trữ bảo mật và an toàn của mình.

- Xin được hỏi riêng ý kiến của ông, ông có cho rằng, thị trường công nghệ dành cho ngành ngân hàng VN đang là miếng mồi ngon, khiến các công ty đều tập trung vào?

Ông Tangit Terrance: Tôi nghĩ ngân hàng là một ngành quan trọng của nền kinh tế mỗi nước. Những nhận thức và bài học lớn trong việc hiện đại hóa và phát triển ngành ngân hàng đã có để lại kinh nghiệm ở một số nước lớn trên thế giới. Đầu tư cho ngân hàng là điều cần thiết nhưng nếu đầu tư tràn lan và đầu tư những điều không cần thiết cũng là lãng phí.

Hệ thống ngân hàng của VN hiện chưa phát triển bằng các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Singapore... Ở những nước này, từ 10 năm trước đây, người dân đã gắn sinh hoạt hàng ngày với các giao dịch của ngân hàng. Họ không thể sống, sinh hoạt mà không có các loại thẻ thanh toán. VN là thị trường mới phát triển, nên cần phải có thời gian để tạo thói quen thích nghi với cuộc sống hiện đại.

- EMC sẽ làm gì để đẩy mạnh hơn các hoạt động hỗ trợ, cam kết lâu dài với thị trường VN, giống như các đối thủ của EMC đã từng triển khai ở đây?

Chắc chắn là chúng tôi sẽ thực hiện các hoạt động đó, chẳng hạn như như hoạt động hỗ trợ mang tính xã hội, cộng đồng, tham gia hỗ trợ các ngành lĩnh vực khác ngoài ngành CNTT. Nhưng, chưa phải thời điểm hiện tại. Bởi hiện tại, chúng tôi đang cần tập trung xây dựng những công việc thiết lập trước (building up), những công việc căn bản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh trước của chúng tôi trước đã, ví dụ: làm việc khách hàng, đối tác, đào tạo kỹ sư. Nhưng chắc chắn trong một vài năm tới, EMC sẽ cũng làm triển khai những hoạt động tài trợ cho cộng đồng.

- Xin cảm ơn ông!

  • Huyền Chi (thực hiện)

- DAS (Direct Attached Storage): DAS là mô hình kết nối trong đó hệ thống lưu trữ được gắn trực tiếp tới một hoặc một vài máy chủ. Thông thường mô hình này dùng để chỉ những hệ thống đĩa lắp trong hoặc lắp ngoài được gắn trực tiếp cho các máy chủ. Đây là mô hình phổ biến và theo nghiên cứu của IDG hiện tại trên thế giới có 70% dung lượng lưu trữ dạng điện tử vẫn đang sử dụng mô hình DAS.

- NAS (Network Attached Storage):
Cùng với việc xuất hiện của Network, một ý tưởng mới về lưu trữ xuất hiện.  “Tại sao không dùng một cái máy tính riêng và chứa tất cả các file trên đó”. Vì thế, các máy tính dùng riêng này ngày càng được cải tiến và tối ưu hóa về việc chia sẻ file và thực hiện các tác vụ đọc/ghi...

NAS là công nghệ lưu trữ theo đó các thiết bị lưu trữ được gắn trực tiếp vào mạng IP và sử dụng các giao thức chia sẻ file để cho phép các thiết bị trên mạng IP truy cập vào dữ liệu.

- SAN (Storage Area Network): Một mạng riêng cho lưu trữ được xây dựng để kết nối các máy chủ với các hệ thống lưu trữ như dãy đĩa và thư viện băng từ. Toàn bộ các lưu lượng về lưu trữ sẽ chỉ chạy trên mạng riêng này. Đó chính là mô hình cơ bản của môt mạng SAN. Nó khắc phục các nhược điểm của NAS như: hiệu suất thấp, sử dụng băng thông sẵn có của mạng nên có thể làm tắc nghẽn mạng,..

(Nguồn: EMC)

Các tin tức khác:

Kết quả xếp hạng website và liên kết

Đưa ISO vào quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông

Microsoft chuẩn bị ra mắt Windows 64 bit

Mỏng hơn, nhanh hơn và... thông minh hơn

TSMC - chân dung thu nhỏ của ngành công nghiệp bán dẫn

Microsoft ban hành bản Office 2003 Service Pack 1

Hacker nỗ lực khai thác phần mềm gửi mail số lượng lớn

FPT đề nghị lập trạm vệ tinh để cứu mạng Internet

Đưa cải cách hành chính Nhà nước lên mạng

Sự cố bộ nhớ ''trói chân'' máy chủ phiến JS20 của IBM

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone