Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Lần đầu tiên một cơ quan của Quốc hội trình dự án Luật giao dịch điện tử

Quốc hội "đột phá" TTCN - Lần đầu tiên trong lịch sử Quốc hội (QH) một cơ quan của QH là Ủy ban Khoa học - công nghệ & môi trường (KH-CN&MT) vừa có sáng kiến đứng ra làm đầu mối xây dựng và trình QH dự án Luật giao dịch điện tử. Trao đổi với TS MAI ANH, ủy viên Ủy ban KH-CN&MT QH. * Thưa ông, việc Ủy ban KH-CN&MT QH đứng ra trình một dự án luật có ý nghĩa như thế nào? - Đây là một bước đột phá, bởi từ trước đến giờ việc trình dự án luật ra QH là do các bộ, ngành trình. Một cơ quan của QH đứng ra làm luật sẽ dễ dàng tập hợp các bộ ngành hơn. Mà vì tập hợp dễ hơn nên sẽ đẩy nhanh quá trình ban hành luật. Thông thường một bộ luật từ ngày trình ra, đưa vào kế hoạch làm luật đến ngày ra đời đều trên năm năm. Lần này QH cũng như ủy ban rất quyết tâm muốn trong năm 2004 sẽ xong dự thảo đầu tiên và trình ra tại kỳ họp thứ nhất của năm 2005. Trong khi thảo luận tổ, rất nhiều đại biểu đều mong muốn phải đẩy nhanh nữa lên, 2004 phải xong. Nếu trước đây luật làm xong nhưng năm năm sau vẫn chưa ra được văn bản hướng dẫn thi hành thì lần này ủy ban quyết tâm mời các bộ, ngành tham gia viết nghị định hướng dẫn thi hành song song hay chậm hơn một chút thôi. * Có chuyên gia cho rằng nếu năm nay chúng ta không có bộ luật cơ bản liên quan đến giao dịch điện tử để đảm bảo cho ứng dụng thương mại điện tử và chính phủ điện tử thì sẽ quá muộn. Phải chăng vì bức xúc chuyện các bộ ngành làm chậm nên ủy ban đã đứng ra làm? - Đúng là quá chậm khi đến giờ vẫn chưa có bộ luật này. Chương trình làm luật của QH giai đoạn 2002-2007 cũng đã được thông qua vào tháng 7-2002 nhưng QH vẫn bổ sung đưa Luật giao dịch điện tử vào chương trình làm luật năm tới thì có thể thấy đó là đòi hỏi bức xúc của xã hội. Luật này liên ngành, dính đến nhiều bộ. Vấn đề an ninh là Bộ Công an, mật mã là Cơ yếu trung ương, thương mại thì Bộ Thương mại, hạ tầng truyền thông thì Bộ Bưu chính - viễn thông... Trong dự kiến, ngoài tập hợp những bộ có liên quan vào ban soạn thảo, chúng tôi sẽ mời chuyên gia công nghệ thông tin của các hiệp hội, ngành nghề trong cả nước tham gia. Chúng tôi cũng sẽ đưa dự thảo lên mạng để người dân đóng góp thêm ý kiến. * Dự kiến Luật giao dịch điện tử sẽ có những nội dung gì? - Dự kiến luật có 11 chương và khoảng 109 điều, điều chỉnh mọi hoạt động giao dịch trên mạng (phi thương mại và thương mại) của ba chủ thể: cơ quan công quyền, doanh nghiệp và người dân. Tuy nhiên, đây chỉ là tạm phác thảo. Ngay tháng 1-2004 chúng tôi sẽ tổ chức hội thảo quốc gia để mời các bộ, ngành liên quan cùng nhau bàn xem xét nên đề cập vấn đề gì, thiết kế bao nhiêu chương, bao nhiêu điều, kèm theo đó là bao nhiêu nghị định thi hành. Khi đã chốt được những vấn đề đó thì mới triển khai đắp “thịt” vào theo hướng kế thừa những gì các quốc gia khác đã làm, bổ sung những gì đặc thù của chúng ta. Ý nghĩa của luật này là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nói chung, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử, chính phủ điện tử. Khi đưa hai lĩnh vực này vào, các giao dịch thương mại, giao dịch của cơ quan công quyền sẽ diễn ra trên mạng chứ không phải diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Vì thế, nếu không có hành lang pháp lý, môi trường pháp luật thì tính pháp lý của giao dịch trên mạng so với giao dịch truyền thống sẽ không đảm bảo được. Còn nếu đã không có sự công nhận tính pháp lý của giao dịch trên mạng thì ứng dụng công nghệ thông tin sẽ không hiệu quả. Trong kỳ họp lần thứ 4 khóa XI vừa rồi QH đã thông qua Luật kế toán. Luật này có điều nói về dữ liệu, chứng từ, kế toán, hóa đơn điện tử. Nhưng nếu không có Luật giao dịch điện tử để bảo đảm tính pháp lý của những vấn đề trên thì Luật kế toán không thể đi vào đời sống được. Chính vì chưa có Luật giao dịch điện tử nên trong Luật kế toán qui định chứng từ điện tử cũng vẫn phải in ra giấy, ký, đóng dấu và lưu trữ như chứng từ giấy. Đầu tư cho công nghệ thông tin, hệ thống mạng nhưng hệ thống sổ sách bằng tay, chứng từ giấy vẫn cứ phải tiến hành bình thường thì việc ứng dụng công nghệ thông tin chậm là điều dễ hiểu. Trong thương mại điện tử còn “đẻ” ra nhiều chuyện nữa như hợp đồng trên mạng có được coi là hợp đồng pháp lý không nếu gắn chữ ký điện tử vào? Nếu xảy ra đổ bể giữa hai đối tác thì tòa án kinh tế xử như thế nào với hợp đồng điện tử? Vừa rồi, một cơ quan gian lận trong mua bán, nhiều cơ quan tố tụng nghĩ rằng mình thu được một số đĩa cứng của công ty này và những dữ liệu trên đĩa cứng ấy là cơ sở để cấu thành tội. Nếu không có bộ luật công nhận những dữ liệu trên đĩa cứng ấy có tính pháp lý thì không thể coi đấy là cơ sở để tố tụng được. Vì thế Luật giao dịch điện tử một mặt nhằm bảo đảm, công nhận tính pháp lý của các giao dịch trên mạng, các dữ liệu, thông tin trên mạng như thông tin truyền thống, một mặt bảo đảm tính an toàn, nâng cao lòng tin của người dùng mạng.

Các tin tức khác:

Tường lửa - Bật Internet Connection Firewall (Tường Lửa Kết Nối Internet) - Phần II

Quản lý nhiều kết nối cho laptop

Giao thức bảo mật Kerberos phát sinh lỗ hổng nghiêm trọng

Chuẩn bị lắp đặt 1.000 máy điện thoại trả tiền xu

HP giới thiệu giải pháp tối ưu hạ tầng CNTT cho Doanh Nghiệp

Thuật ngữ web traffic

Các website gửi thiệp tiếng Việt

Thiết kế website quảng cáo

“Đại hội võ lâm” cho các game thủ online

Internet Explorer: Bao giờ cho đến cập nhật?

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone