Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Kiến thức cơ bản về Virtual LANs

Có nhiều kiểu VLAN khác nhau : VLAN 1 / Default  VLAN  / User VLAN / Native VLAN / Management VLAN. Mặc định, tất cả các giao diện Ethernet của Cisco switch nằm trong VLAN 1. Chính vì thế, việc phân biệt các kiểu VLAN trở lên khó khăn hơn. Bài viết này sẽ mô tả các kiểu VLAN khác nhau.

 

VLAN 1

Mặc định, các thiết bị lớp 2 sẽ sử dụng một VLAN mặc định để đưa tất cả các cổng của thiết bị đó vào. Thêm vào nữa là có rất nhiều giao thức lớp 2 như CDP, PAgP, và VTP cần phải được gửi tới một VLAN xác định trên các đường trunk. Chính vì các mục đích đó mà VLAN mặc định được chọn là VLAN 1.

CDP, PagP, VTP, và DTP luôn luôn được truyền qua VLAN 1 và mặc định này không thể thay đổi được.  Các khuyến cáo của Cisco chỉ ra rằng VLAN 1 chỉ nên dành cho các giao thức kể trên.

 

Default VLAN

VLAN 1 còn được gọi là default VLAN. Chính vì vậy, mặc định, native VLAN, management VLAN và user VLAN sẽ là thành viên của VLAN 1.

Tất cả các giao diện Ethernet trên switch Catalyst mặc định thuộc VLAN 1. Các thiết bị gắn với các giao diện đó sẽ là thành viên của VLAN 1, trừ khi các giao diện đó được cấu hình sang các VLAN khác.

 

User VLANs

Hiểu đơn giản User VLAN là một VLAN được tạo ra nhằm tạo ra một nhóm người sử dụng mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý hay logic và tách biệt với phần còn lại của mạng ban đầu.  Câu lệnh switchport access vlan  được dùng để chỉ định các giao diện vào các VLAN khác nhau.

 

Native VLAN

Một chủ đề hay gây nhầm lẫn là Native VLAN. Native VLAN là một  VLAN có các cổng được cấu hình trunk. Khi một cổng của switch được cấu hình trunk, trong phần tag của frame đi qua cổng đó sẽ được thêm một số hiệu VLAN thích hợp. Tất cả các frames thuộc các VLAN khi đi qua đường trunk  sẽ được gắn thêm các tag của giao thức 802.1q và ISL, ngoại trừ các frame của VLAN 1. Như vậy, theo mặc định các frames của VLAN 1 khi đi qua đường trunk sẽ không được gắn tag.

 

 

Native VLAN

 

Một chủ đề hay gây nhầm lẫn là Native VLAN. Native VLAN là một  VLAN có các cổng được cấu hình trunk. Khi một cổng của switch được cấu hình trunk, trong phần tag của frame đi qua cổng đó sẽ được thêm một số hiệu VLAN thích hợp. Tất cả các frames thuộc các VLAN khi đi qua đường trunk  sẽ được gắn thêm các tag của giao thức 802.1q và ISL, ngoại trừ các frame của VLAN 1. Như vậy, theo mặc định các frames của VLAN 1 khi đi qua đường     trunk sẽ không được gắn tag.

 

Khả năng này cho phép các cổng hiểu 802.1Q giao tiếp được với các cổng cũ không hiểu 802.1Q bằng cách gửi và nhận trực tiếp các luồng dữ liệu không được gắn tag. Tuy nhiên, trong tất cả các trường hợp khác, điều này lại gây bất lợi, bởi vì các gói tin liên quan đến native VLAN sẽ bị mất tag.

 

Native VLAN được chuyển thành VLAN khác bằng câu lệnh :

 

Switch(config-if)#switchport trunk native vlan vlan-id

 

Chú ý : native VLAN không nên sử dụng như là user VLAN hay management VLAN.

 

Management VLAN

 

Hiện nay, đa số các thiết bị như router, switch có thể truy cập từ xa bằng cách telnet đến địa chỉ IP của thiết bị.  Đối với các thiết bị mà cho phép truy cập từ xa thì chúng ta nên đặt vào trong một VLAN, được gọi là Management VLAN. VLAN này độc lập với các VLAN khác như user VLAN, native VLAN. Do đó khi mạng có vấn đề như : hội tụ với STP, broadcast storms, thì một Management VLAN cho phép nhà quản trị vẫn có thể truy cập được vào các thiết bị và giải quyết các vấn đề đó.

 

Một yếu tố khác để tạo ra một Management VLAN độc lập với user VLAN là việc tách các thiết bị đáng tin cậy với các thiết bị không tin cậy. Do đó làm giảm đi khả năng các user khác đạt được quyền truy cập vào các thiết bị đó.

 

Configuring the router

 

Khi một giao diện của router được cấu hình ở mode trunk link,  thì các frame nhận được từ native VLAN trên giao diện đó sẽ không được gắn tag.  Và đối với các frame từ các VLAN khác sẽ có tag là ISL hoặc 802.1Q.

 

 

Trunking on Router

 

Để cấu hình một giao diện của router ở mode trunk link thì ta phải sử dụng subinterface. Mỗi một subinterface sẽ được cấu hình ứng với giao thức trunking trên mỗi switch là ISL hay 802.1Q. Chúng ta dùng câu lệnh sau :

 

encapsulation [ dot1q | isl ] vlan.

 

Khi subinterface muốn nhận cả các frame của native VLAN thì phải được cấu hình thêm :

 

encapsulation [ dot1q | isl ] vlan. native

 

Chú ý : trong các phiên bản IOS trước 12.1(3)T, để cấu hình native VLAN thì phải cấu hình ở giao diện vật lý

Các tin tức khác:

Unix - chặng đường hơn 30 năm

Thủ tướng yêu cầu thẩm định kết quả thanh tra tại VNPT

Xây dựng website, tối ưu cấu trúc

Thủ thuật viết lý lịch tiếng Anh bằng Microsoft Word

Hitachi thu nhỏ kích thước, tăng dung lượng ổ đĩa

Tương lai cho mã mở ở Việt Nam còn mờ mịt

Những plugins của jquery mới nhất cho lập trình website

Chọn phần mềm thiết kế website

Máy tính tự hành bao giờ trở thành hiện thực?

Lexus phủ nhận nguy cơ virus trên xe của họ

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone