Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

"Khủng hoảng văn, sử" - lỗi của... Internet?

Những câu văn, sử "trời ơi đất hỡi" mà nhiều thí sinh đã viết trong bài thi ĐH, CĐ có phải bị nhiễm từ internet và ngôn ngữ mạng? Lỗi thuộc về đâu vẫn là câu hỏi đang được nhiều người đi tìm câu trả lời.

Những câu văn, sử "bị Error"

Lỗi "đồ họa": Theo PGS.TS Phạm Xanh, Chủ nhiệm bộ môn Lịch sử Việt Nam (ĐH KHXH & NV), những bài điểm 0 hoặc là để giấy trắng phau, hoặc là vẽ voi, vẽ gà. Có thí sinh nhẫn nại ngồi chép lại đề thi hoặc viết tên các hãng ôtô, xe máy kín đặc bốn trang giấy!

Lỗi "copy và paste": Đây là câu có trong hầu hết những bài thi lịch sử: "Mâu thuẫn Nhật - Pháp giống như một cái "ung nhọt" chỉ cần một cái chạm khẽ là bung ra". Theo người viết bài được biết, tài liệu ôn thi nói chung đều dùng cách ví von này khi miêu tả về mâu thuẫn giữa Nhật và Pháp trước ngày Nhật đảo chính Pháp.

Lỗi "coi bài thi là forum": Thay vì trình bày kiến thức thì một thí sinh đã viết vào bài thi thế này: "Nhà em vốn rất nghèo, em học hành chăm chỉ lắm, bỗng nhà em vụt khá giả, có nhà cao cửa rộng, em bị cuốn vào cơn lốc cuộc đời. Tạm biệt thầy cô nhé, năm sau em sẽ cố gắng để trở thành một học trò tử tế"...

Lỗi "hệ thống": 50% số bài thi có dẫn trận Vạn Tường ngày 18/5/1965, quân địch có 9.000, ta diệt 900; địch huy động 6 tàu đổ bộ, 105 xe tăng, xe bọc thép, 170 máy bay chỉ để đánh vào một thôn (!). Đã có nhiều người bắt bẻ: Chỉ riêng chỗ đậu xe, chỗ cho máy bay tránh nhau đã không có đủ chứ đừng nói đến chuyện đánh đấm! Vậy mà sách giáo khoa đã viết như thế.

Lỗi "sao lưu dữ liệu": Đề Văn yêu cầu phân tích nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao thì có thí sinh lại đi phân tích nhân vật Độ trong tác phẩm Đôi mắt! Không những thế còn chua thêm mấy câu bình: "Con người ta mới có đôi mắt", "Mỗi người có hai con mắt, một con mắt sinh học và một con mắt tâm linh".

Lỗi "chính tả - spelling": "Dòng thơ bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm lãng mạng ơi là lãng mạng", "Nguyễn Khoa Điềm sáng tạo ra âm hưởng chữ tình trính chị để xây nên một Mặt đường khát vọng hoành tráng", "Cuộc sống mà Nam Cao không bàng quang"... Từ những bài thi có lỗi chính tả kiểu này khiến có người thắc mắc: tại sao học thí sinh đó lại được tốt nghiệp THPT và cũng đi thi ĐH?

Trên đây chỉ là một vài ví dụ tiêu biểu về "văn chương rợn tóc gáy", "diễn sử rụng rời chân tay" từ những bài làm trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay. Thực tế, đề thi văn, sử năm nay đã được khen là "khá hay" và kết quả điểm được đánh giá là có "phân hóa" nhưng lại phân hóa nghiêng về phía... điểm kém khi gần 60% bài thi sử được điểm 1 (theo Tuổi Trẻ), riêng tại khoa Văn, ĐH KHXH&VN Hà Nội, 9.000 bài thi khối C chỉ có 2 điểm 9 (theo Thanh Niên).

Ngôn ngữ mạng có tội?

Viết trên trang CNTT - VT, bàn đến văn - sử (thuộc lĩnh vực khoa học xã hội) từ đầu đến giờ mà lại lôi internet, ngôn ngữ mạng vào, hẳn sẽ có bạn đọc đặt câu hỏi: phải chăng bài này cũng "bị lỗi"?. Nhưng xuất phát điểm mà bài viết đưa ra là có tính thực tế khi không ít người giải thích nguyên nhân của tình trạng trên là do xự xâm lấn của văn hóa nghe nhìn, của internet, của ngôn ngữ chat chit trên mạng trước văn hóa đọc.

Kèm theo cách giải thích này là những dẫn chứng về việc nhiều bạn trẻ đã sử dụng từ ngữ, diễn đạt trên công cụ chat, trên các diễn đàn (forum) trên mạng ra sao, giống như cách họ đưa lên bài thi đến mức nào. Trong khi đó, mỗi kỳ thi luôn cần sự nghiêm túc, chứ không phải có thể nói "tràn trang" như khi tham gia tranh luận trên Topic của các diễn đàn.

Đối với nhiều học sinh, không gian trên mạng (với vô số điều hay dở) cuốn hút họ hơn nhiều lần việc cầm một cuốn sách lên đọc từ đầu đến cuối. Trên mạng cũng có tài liệu chính sử, tác phẩm văn chương nổi tiếng, nhưng số lượng truy cập luôn thua xa so với lượng truy cập những loại chuyện kiếm hiệp, truyện "ngoài luồng" (trong khi xem loại này, các bạn trẻ luôn phải giấu giếm).

Hỏi về các trang web, diễn đàn này kia thì rất nhiều học sinh biết, nhưng hỏi về các sự kiện lịch sử thì như kết quả kỳ thi ĐH, CĐ năm nay đã chỉ ra với môn lịch sử: rất nhiều thí sinh đã làm bài "xô lệch chính sử".

Nếu lên mạng, vào các forum sẽ còn bắt gặp rất nhiều cách viết, cách hiểu không chính xác về lịch sử, nhiều câu cú ngô nghê, chứa rất nhiều sạn.  Những từ sai như "trính chị", "bằng quang", "lãng mạng"... như đã có thí sinh viết vào bài thi văn có thể gặp rất nhiều trên mạng. Chính vì những từ ấy được sử dụng nhiều, có khi chấp nhận cái sai mà những từ như "wow", "yeah", "sướng wé"... được sử dụng thường xuyên trên mạng đã xuất hiện trong giao tiếp ngoài cuộc sống.

Báo chí cũng đã lên tiếng về chuyện nhiều học sinh tốt nghiệp cấp 3 không biết làm gì thì đi lên thành phố ôn thi ĐH. Tượng tự như vậy, nhiều học sinh ôn thi ĐH, thời gian online, lướt net để chuyện phiếm lại nhiều hơn thời gian ôn luyện, tìm hiểu kiến thức, tự nâng cao kỹ năng xử lý đề thi... Vậy mới có có vấn đề ra là ôn thi sao cho hiệu quả, khai thác tính năng internet thế nào để đạt hiệu quả tối đa.

Nói những điều trên thấy ngay một điều: internet là công cụ hữu ích,có sức lan tỏa mạnh mẽ đến cộng đồng, vấn đề là người khai thác nó thế nào. Đây là kho kiến thức khổng lồ, không phải là "kẻ cướp thời gian của sĩ tử", mà thậm chí là nơi sĩ tử có thể luyện thi một cách hiệu quả (chứ không phải kiểu nói dối bố mẹ "con lên mạng ôn thi, tìm kiếm thông tin..." mà mục đích không phải thế!).

Nếu internet, ngôn ngữ mạng có ảnh hưởng đến các thí sinh thì đó chỉ là một ảnh hưởng giống như việc SGK có sai sót, cách giảng dạy văn - sử chưa hấp dẫn... Chẳng hạn bây giờ, nhà trường tận dụng chính máy tính, internet, website, diễn đàn để học sinh tiếp cận với văn học - lịch sử thì đó lại là "công" của thiết bị kỹ thuật số. Tiếc rằng đến nay, phim ảnh hay, hoành tráng về lịch sử Việt Nam ở ta cũng chưa có nhiều chứ không muốn nói là "có nhưng dở".

"Khủng hoảng kiến thức văn, sử" - lỗi không phải của thời @ mà lỗi là sang thời @, chúng ta vẫn chưa nâng cao được chất lượng dạy và học các môn văn, sử như chúng ta mong muốn.

  • Bùi Dũng

Các tin tức khác:

Thiếu luật, Manila đang khốn đốn vì tin tặc

Mã nguồn của Cisco bị rao bán trên mạng

Bao giờ mới có đầu ghi DVD giá rẻ?

Mã nguồn mở sẽ dần làm biến mất thị trường phần mềm

Xuất hiện cơn ''triều cường'' sâu máy tính

Internet Việt Nam: Vừa mừng vừa lo!

Giải pháp bảo vệ tính riêng tư khi sử dụng máy tính

Chào Euro 2004!

Cảnh báo biến thể đầu tiên họ sâu MYTOB

Mozilla sắp ra mắt bản Firefox 1.5 Beta 1

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone