Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về xã hội thông tin

Hôm qua, trên 10.000 đại biểu từ 150 nước có mặt tại Geneva (Thụy Sĩ) tham dự giai đoạn I của WSIS, trong số đó có 50 nguyên thủ quốc gia. Sự kiện diễn ra trong 3 ngày (10-12/12) dưới sự chủ trì của Tổng thư ký LHQ Kofi Annan và Tổng thống Thụy Sĩ Pascal Couchepin. Hầu hết nguyên thủ các cường quốc đều không tham dự trong khi lãnh đạo cao cấp nhất của các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Phi, đã xuất hiện. Sự vắng mặt đáng chú ý nhất trong số các nguyên thủ phương Tây là Tổng thống Mỹ. Tuy nhiên, phát ngôn viên chính phủ nước này cho biết hôm nay, ông Bush sẽ có bài phát biểu ủng hộ từ Nhà Trắng. Trong lời phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng thư ký LHQ cho rằng WSIS là một “cơ hội toàn cầu”. Không giống với những hội nghị khác của LHQ chỉ tập trung vào các nguy cơ, WSIS đem lại một cơ hội tìm ra con đường tốt nhất để khai thác tài sản công nghệ trên thế giới. Về vấn đề khoảng cách số, ông Annan cho rằng khái niệm này bao hàm nhiều khoảng cách: khoảng cách công nghệ trong cơ sở hạ tầng, khoảng cách nội dung thông tin Internet và khoảng cách giới mà trong đó phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận thông tin hơn phái mạnh, và cuối cùng là khoảng cách thương mại điện tử gắn kết chặt chẽ nhóm nước này nhưng lại đẩy những nước khác vào nguy cơ bị bỏ rơi. Ông Annan cũng chỉ trích các website bằng tiếng Anh (chiếm tới 70% tổng số địa chỉ Internet hiện tại) đã và đang bóp nghẹt những thứ ngôn ngữ khác. Khi nhấn mạnh đến nhu cầu khai thác sức mạnh của công nghệ phục vụ cuộc sống con người, ông Annan nói: “Tất cả chúng ta đều đã biết sức mạnh to lớn của công nghệ thông tin liên lạc trong mọi lĩnh vực, từ thương mại đến y tế, từ giáo dục đến môi trường. Chúng ta đang có sức mạnh ấy trong tay, trên bàn làm việc, trên bầu trời. Tất cả là để nâng cao chất lượng sống cho hàng triệu cư dân của trái đất”. Tổng thư ký cho rằng hầu hết lượng thông tin trên mạng toàn cầu hiện nay không liên quan gì đến nhu cầu thực tế của người dân các nước. Ông nhấn mạnh “khoảng cách nội dung thông tin” là một trong những thách thức lớn nhất đặt ra cho các đại biểu thuộc mọi nhóm từ chính trị, doanh nghiệp cho đến hoạt động xã hội. Một trong những mục tiêu của hội nghị cũng là tìm cách khắc phục vấn đề này. Giới quan sát cho rằng thành công hay thất bại của WSIS I cũng còn phụ thuộc vào mức độ khác biệt quan điểm chính trị trong việc tài trợ cho các dự án công nghệ và vấn đề ai sẽ là người quản lý Internet. Trên thực tế, LHQ, thông qua Liên minh viễn thông quốc tế (ITU), muốn giành quyền khống chế mạng thông tin toàn cầu từ tay tổ chức bán tư nhân ICANN. Đây là điều mà Mỹ, cường quốc công nghệ số 1 thế giới, hoàn toàn không muốn. Chính vì vậy mà vấn đề này đã được giao cho một nhóm công tác tiếp tục nghiên cứu các đề xuất để tránh sự phá sản quá sớm của Hội nghị nếu xảy ra bất đồng quan điểm. Trong số những nước tích cực ủng hộ việc chấm dứt sự khống chế Internet của Mỹ có Trung Quốc, Nam Phi, Ấn Độ và Brazil. Ngoài 2 chủ đề chính là quản lý Internet và nguồn tài chính, WSIS I cũng sẽ bàn đến các vấn đề như thư rác (spam), bảo mật thông tin cá nhân, chống tội phạm mạng và duy trì sự ổn định của hệ thống. WSIS lần này cũng kêu gọi đến năm 2015 kết nối tất cả các trường học, thư viện công cộng và trung tâm y tế của các nước nghèo thông qua Internet. Hiện nay, 90% dân số thế giới chưa được tiếp cận Internet. Điều này đã tước đoạt của họ một cơ hội và nguồn lực của thế kỷ 21, đồng thời nới rộng thêm khoảng cách số. Các nước nghèo, đặc biệt là khu vực châu Á, đang thúc giục việc thành lập một “Quỹ đoàn kết số”, với mục đích hỗ trợ tài chính để tăng cường cơ sở hạ tầng cần thiết cho quá trình thu hẹp khoảng cách này. Trong ngày họp đầu tiên, các nước châu Phi đã không nhận được bất kỳ lời cam kết nào từ phía các nước giàu về một nguồn tài trợ đặc biệt nào đó cho các dự án công nghệ. Và cũng như việc quản lý Internet, vấn đề này được tạm hoãn thảo luận cho đến giai đoạn II của WSIS, sẽ diễn ra từ ngày 16 đến 18/11/2005 tại Tunisia. Tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe. Vị khách gây sự chú ý đặc biệt tại Hội nghị là Tổng thống Zimbabwe, ông Mugabe. Vốn nối tiếng là một nhà lãnh đạo độc tài, Mugabe từng tuyên bố: “Công nghệ chỉ là công cụ để các nước lớn áp đặt trật tự thế giới mới và làm suy yếu thêm thế giới thứ 3”. Vị tổng thống này cũng từng đóng cửa tờ báo độc lập duy nhất ở Zimbabwe hồi tháng 9 và quyết định rút khỏi Khối thịnh vượng chung để phản ứng lại áp lực nhân quyền của nhiều nước. Phát biểu tại WSIS, ông Mugabe nói: "Bên dưới những lời lẽ hùng biện về sự công khai và tự do báo chí là sự bất công và tư tưởng bá chủ của các nước lớn. Không thể đánh đổi lấy cái gọi là xã hội thông tin bằng chủ quyền quốc gia". Ông còn nói thêm: "Ở hai đầu của khoảng cách số là phương Bắc giàu có, hùng mạnh, hiện đại và một phương Nam đói nghèo, lạc hậu". Đại diện của Pháp, Thủ tướng Jean-Pierre Raffarin, trong phiên khai mạc thì lại nhấn mạnh tới tình trạng ấn phẩm khiêu dâm và tình dục trẻ em trên Internet. Tổng thống Gabon, Omar Bongo, thì phát biểu: “Internet không thể bị sử dụng để gây mất ổn định hoặc bóp méo tư duy của mọi người”. Trong lúc này, khi mà giai đoạn I của WSIS mới chỉ bắt đầu, rất nhiều nhà hoạt động xã hội đã nêu ra vấn đề về tự do thông tin liên quan đến nước chủ nhà của giai đoạn II. Ủy ban tự do báo chí thế giới (WPFC), Hiệp hội báo chí liên Mỹ (IAPA), Hiệp hội báo chí thế giới (WAN) và nhiều tổ chức khác đã đưa ra một tuyên bố chung, trong đó nhấn mạnh việc Tunisia là nước không tôn trọng tự do ngôn luận và báo chí. Bản báo cáo có đoạn: "Báo chí Tunisia bị kiểm duyệt, các nhà báo bị tống giam cùng với hàng trăm tù nhân chính trị khác. Việc tổ chức WSIS tại thủ đô nước này lại được giao cho một viên tướng quân đội vốn vẫn phụ trách việc tra tấn và hỏi cung tù chính trị". Bên ngoài địa điểm diễn ra Hội nghị, một nhóm khoảng 80 người Tây Tạng đã tập trung biểu tình bằng cờ và khẩu hiệu với tuyên bố: “Sự kiểm duyệt của nhà nước Trung Quốc không giết chết được sự thật”. Ngoài nhóm này còn có một số người Bangladesh và những người chống chính phủ Tunisia cũng tụ tập phản đối. Mặc dù trên diễn đàn buổi khai mạc đã có rất nhiều bài tham luận đầy tính hùng biện, Hội nghị đã không đạt được sự đồng thuận quan trọng nào ngoài những cuộc thảo luận tay đôi giữa các nhà lãnh đạo. Ngày đầu tiên của giai đoạn I kết thúc bằng nhận xét hài hước của Roberto Revola, phát ngôn viên của WSIS: “Hôm nay, tin tức ở nước chủ nhà còn nhiều hơn ở hội nghị thượng đỉnh”.

Các tin tức khác:

Phát tán virus qua e-card tăng 90% so với 2004

Cần thành lập Hiệp hội Những nhà đầu tư mạo hiểm tại VN

Cuộc chạy đua của dịch vụ download nhạc hợp pháp

Game ảo nhưng lợi nhuận là thật!

Internet đang bị tấn công bởi số lượng virus lớn chưa từng thấy

Freeze Dry - tính năng hỗ trợ update của Windows Vista

Mã nguồn mở - một sứ mệnh mới của sinh viên

Cuối năm 2005: Eu đưa tên miền ".eu" vào sử dụng

Để sở hữu một Gmail

Hàn Quốc nhắm đến vị trí số 1 trong công nghệ - dịch vụ di động

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone