Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Internet tại Đông Á

Đây là đề tài tham luận của tiến sĩ Matthew Ciolek, Trường Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương (Viện đại học quốc gia Úc), đọc tại hội thảo “Việc hình thành văn hóa truyền thông, công nghệ tại Đông Á: từ sách đến Internet” do Viện đại học Oregon (Hoa Kỳ) tổ chức từ ngày 16 đến 18-10 vừa qua. Tác giả là một nhà châu Á học rất tích cực hoạt động, hiện điều khiển nhiều website luôn được cập nhật hóa như Asian Studies. Những trích đoạn của bài tham luận này sẽ cho thấy Internet không chỉ là một công cụ mà còn là một nền văn hóa mới, cũng như vị trí của Việt Nam trên bản đồ phân bố sử dụng Internet. Sự tiếp thu mạnh mẽ các công nghệ liên quan đến Internet ở Đông Á đã tạo ra những yêu cầu xã hội, văn hóa và chính trị mới mẻ trong khu vực. Các đáp ứng với những yêu cầu mới này tại từng nước trong khu vực khác nhau cả trong phương hướng lẫn trong cường độ. Một thế hệ lãnh đạo mới đã nổi lên ở Nhật, Đài Loan và Hàn Quốc, song song với việc phát triển hệ thống viễn thông và kỹ thuật Internet. Ngay sau ba nước, lãnh thổ này là Hong Kong và Singapore. Ở một khoảng cách xa hơn là Trung Quốc và Malaysia. Xa hơn nữa là Thái Lan, Philippines, Indonesia, VN và Mông Cổ với trang thiết bị và trình độ sử dụng thấp hơn. Diễn biến phát triển này báo trước một ngả rẽ bước vào nền văn hóa trực tuyến mà người sử dụng vừa là “khán giả” vừa là “tác viên”, một sự phân hóa “kỹ thuật số” đòi hỏi những điều chỉnh chính sách tại một số nước. Thông tin trực tuyến trong xã hội Có ba hình thức truyền thông khác nhau song lại ăn khớp với nhau đã thành hình hoặc đang định hình trong các xã hội đương thời. Đầu tiên là phương thức truyền thông truyền khẩu truyền thống như các cuộc đối thoại, kể truyện, truyền hình trực tiếp, cùng các hình thức biểu diễn khác. Kế đến là phương thức truyền thông “ghi chép” truyền thống trong đó các sự kiện được lưu trữ và trao đổi như văn bản, hội họa, phim ảnh, vi phim, băng, đĩa ghi âm, ghi hình… Cuối cùng, trong những năm gần đây chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của phương thức truyền thông trực tuyến và nối mạng. Mọi xã hội, nơi chốn, thời đại đều có thể được phân tích trên cơ sở các truyền thống cùng các phương tiện và kênh thông tin hằng ngày của mình. Cũng có thể phân tích trên cơ sở tổng số và “năng lượng” sử dụng hằng ngày các phương tiện truyền thông khác nhau. Từ những phân tích đó có thể tìm ra những đặc điểm của từng xã hội hay từng thời kỳ, và từ đó phân tích, so sánh những thành tựu hoặc thất bại. Trong thế giới ngày nay, thông tin trên mạng cùng các “phụ tùng” của nó (như điểm kết nối Internet, ổ cứng, đường truyền, cơ sở dữ kiện, website, sách điện tử, phòng chat, phần mềm email…) hiện đang là nhu cầu rất lớn. Sự hiện hữu của chúng đem đến nhiều tác động tâm lý, xã hội nơi những nhà cung cấp cũng như nơi những người sử dụng khai thác. Càng sử dụng thông tin trên cơ sở đều đặn, nhu cầu thông tin càng lớn, và có thể nói càng “nghiện” thông tin trực tuyến. Tình trạng “nghiện” này có nhiều căn nguyên. Trước hết, thông tin kỹ thuật số rất cơ động, lại ít tốn kém, tiện sao chép được phổ biến với tốc độ nhanh, dễ dàng tìm kiếm các văn kiện được chú thích… Hậu (kết) quả là các cá nhân hay tập thể nào càng có thể cung cấp thường xuyên thông tin cập nhật định kỳ càng giành được uy tín, càng tăng “thế lực” của mình. Bất cứ một sự gián đoạn thông tin nào cho dù là tạm thời cũng sẽ dẫn đến việc làm tê liệt các quyết định hằng ngày, tạo ra một cảm giác mất phương hướng. Tất cả những phân tích trên dẫn đến kết luận không tránh khỏi là kiểm soát hoặc chế ngự nội dung thông tin trực tuyến nhất thiết sẽ nắm giữ quyền lực và ảnh hưởng nơi những ai tự nguyện hay vô tình lệ thuộc nơi nguồn thông tin trực tuyến. Quyền lực này hoàn toàn có thể đo lường được bằng nhiều thông số khác nhau, bên cạnh yếu tố kỹ năng sử dụng Internet. Cơ bản là: độ sâu sắc của nhu cầu thông tin trực tuyến, tính khẩn cấp của việc tham khảo, tính độc đáo không thể thay thế được của nguồn thông tin. Kỹ năng sử dụng Internet Hiện có 600 triệu người sử dụng Internet, tức khoảng 10% dân số thế giới. Dự kiến năm 2005 sẽ là 1 tỉ người, chiếm 15% dân số thế giới, trong đó ở châu Á - Thái Bình Dương là 194 triệu người, Bắc Mỹ là 176 triệu người. Bảng so sánh tỉ lệ người sử dụng Internet/dân số Đông Á và một số nước công nghiệp phát triển sẽ cho thấy tỉ lệ dân số sử dụng các tài nguyên trên mạng của mỗi nước là bao nhiêu. Số người sử dụng Internet trong một quốc gia có thể là cao, song còn phải tính đến các thông số sau: số giờ truy cập hằng tuần, hằng tháng, số người sử dụng đường truyền tốc độ cao. Tất nhiên, từ ngữ “người sử dụng Internet” có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau, chứ không chỉ là “người có khả năng sử dụng máy tính nối mạng với Internet”. Các kỹ năng Internet đa dạng hơn nhiều trong thực tế sử dụng hằng ngày. Tỉ như các tác giả có thể xuất bản trực tuyến các tác phẩm của mình, chú thích chúng, có “công phu” sử dụng Internet hơn người đọc trên mạng bình thường. Các “chủ” website cũng thế. Thậm chí giữa các người sử dụng Internet cũng có những khoảng cách giữa những ai biết cài đặt và sử dụng các chương trình chống virus… hơn là những ai mù tịt công việc này. Còn phải kể đến các cá nhân hay nhóm cố tình gây nghẽn hay phá hoại các hoạt động trực tuyến - nhất định những người này có “quyền lực”, trong ý nghĩa tiêu cực, nơi những người sử dụng Internet khác. Thế cho nên để có thể đánh giá sâu sắc thực trạng sử dụng Internet, cần phải vượt quá định nghĩa thông thường và “bề nổi” của từ ngữ “người sử dụng Internet”, hoặc bằng cách phân loại theo nghề nghiệp hay nhóm xã hội - kinh tế, nhóm chủng tộc, tôn giáo, xu hướng chính trị, lối sống… Tác giả đưa thí dụ cụ thể sau: một số nhà nghiên cứu Trung Quốc tinh thông tiếng Pháp và tiếng Đức song lại chịu… không biết làm sao sử dụng máy tính với font chữ tiếng Hoa của mình để đọc các tài liệu tiếng Pháp, tiếng Đức trên mạng. Theo tiến sĩ Ciolek, có thể phân loại trình độ kỹ năng sử dụng Internet như sau: Trình độ cơ bản: gửi - nhận email - lướt trên mạng - điền vào một khảo sát trên mạng - sử dụng một “phòng chat” - sử dụng một danh sách mail - mua sắm trên mạng - sử dụng dịch vụ ngân hàng trên mạng - sử dụng điện thoại Internet - lục lọi tìm kiếm thông tin - tham gia hội thảo cầu truyền hình - chơi games trên mạng. Trình độ trung bình: xuất bản trên mạng một văn kiện - công bố dữ kiện trên mạng - cung cấp tin tức trên mạng - cung cấp các chỉ dẫn trên mạng. Trình độ cao cấp: công bố các phân tích trên mạng - trao đổi dữ kiện với các đối tác kinh doanh trên mạng - đột nhập tấn công vào một điểm truy cập Internet - cung cấp phần mềm lên mạng - quản lý một điểm truy cập Internet. Từ cách phân loại trên của tiến sĩ Ciolek, nếu liên hệ thực tế có thể thấy ngay cả trong nhóm “trình độ cơ bản” không hẳn ai cũng đủ kỹ năng sử dụng tất cả các dịch vụ nêu trên. Đó là chưa nói đến khả năng sử dụng ngoại ngữ, nhất là Anh ngữ, vốn là ngoại ngữ của đa số các tài nguyên trên mạng. Ngược lại, cũng có thể thấy rằng sử dụng Internet không chỉ là thụ động nhận thông tin có sẵn trên mạng (như của Yahoo hay các trang web có sẵn của một số cơ quan truyền thông lớn), hay tích cực hơn nữa là truy tìm thông tin, mà còn là đưa thông tin lên mạng, có thể là thông tin của bản thân (nhà nghiên cứu, nhà sáng tác…), hay của công ty… để chiếm lĩnh “thị trường thông tin và mặt trận tư tưởng”. Xu hướng đên 2009 Từ các số liệu thống kê của CIA, tiến sĩ Ciolek đã thử đưa ra những dự kiến tăng số người sử dụng Internet từ 2003-2009 tại Đông Á như sau: đến năm 2009, sự đứt khúc giữa Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, Singapore và Hong Kong với các nước còn lại của Đông Á sẽ ngày càng lớn hơn. Tác giả còn tính toán chỉ số IPI (Internet Power Indice), tức chỉ số biểu thị khả năng khai thác và tận dụng các kênh thông tin trên Internet. Theo dự báo của TS Ciolek, Malaysia vào năm 2009 sẽ có được tỉ lệ dân số có kỹ năng sử dụng Internet ở trình độ căn bản từ khoảng 9% hiện nay lên đến 31%, trong khi Thái Lan, Philippines, Indonesia, VN và Mông Cổ vẫn sẽ trong cái vòng luẩn quẩn trình độ thấp, phần do hạ tầng cơ sở không thuận lợi cho việc sử dụng một cách rộng rãi Internet. Tuy nhiên, tác giả cũng nhấn mạnh rằng mức độ khắc nghiệt của trình độ thấp này còn khác biệt giữa từng nước và rằng vẫn chưa thấy có dấu hiệu nào cho phép nghĩ rằng có thể thoát ra khỏi tình trạng này. Sự phân hóa văn hóa Việc nhanh chóng du nhập Internet vào Đông Á trùng hợp với hai quá trình văn hóa lâu dài. Đầu tiên là diễn biến chuyển đổi từng bước từ nền “văn hóa ghi chép” sang nền “văn hóa nối mạng”. Quá trình khác là khả năng tự giữ mình hay đánh mất bản thân trong khi sử dụng Internet. Sự phân hóa “kỹ thuật số” này còn có thể dẫn đến một sự phân hóa văn hóa quan trọng giữa các nhóm và tổ chức xã hội hay giữa các nước láng giềng với nhau. Đó là việc một số nhóm người vẫn còn lưu luyến với các phương thức truyền thông, truyền khẩu và “ghi chép”. Cho dù có tiếp cận với nguồn thông tin trên mạng, họ cũng chỉ vì mục đích tham khảo thụ động. Có thể gọi đó là nền văn hóa Internet trong vị trí “khán giả” đối nghịch với nền văn hóa trong vị trí “tác viên”. Và những người ở vị trí “tác viên” này sẽ ở vị thế khống chế so với những người ở vị trí “khán giả”. Bước vào thế giới thông tin trực tuyến không chỉ để “nhận lãnh” những gì thiên hạ “rót”, mà còn là phổ biến, quảng bá các khả năng của mình.

Các tin tức khác:

Hai chàng IT chuyên bảo mật

Bảo vệ dữ liệu trên CD với CD Secure

Thiết bị nhỏ, nguy cơ lớn

Năm 2005 sẽ có thư viện điện tử lớn nhất Việt Nam

Kiến thức bảo mật khi truy cập Internet - Phần tiếp

Bản nâng cấp sai làm tê liệt tường lửa ZoneLarm

Giới thiệu về DNS và chuyển vùng DNS

Ask Jeeves giới thiệu 2 công cụ tìm kiếm mới

Bản cập nhật các virus mới nhất từ phần mềm D32 - Antivirus

Xóa tin nhắn SMS từ xa bằng một tin nhắn khác

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone