Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Gửi thư điện tử - "phím" sa, gà chết!

Ngày 1.6, Quốc hội sẽ thảo luận về Dự án Luật Giao dịch điện tử - dự luật quan trọng lần đầu tiên được trình Quốc hội xem xét vài ngày trước đây.

Dự luật sẽ đảm bảo cho các thông điệp (liên quan đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội) được truyền đi bằng các phương tiện điện tử cũng có giá trị pháp lý, như các thông điệp đó được ghi chép hoặc mô tả bằng văn bản viết. Thế nhưng chính những quy định cơ bản, quan trọng trong dự luật này vẫn chưa chính xác và còn lỏng lẻo.

Địa vị pháp lý của thư điện tử, fax...

Điều 10 dự thảo luật quy định: "Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác". Theo nhận xét của UB Pháp luật của Quốc hội như  Điều 10 của dự thảo luật mới chỉ là khơi ra khái niệm "thông điệp dữ liệu" nói chung (hay thông điệp dữ liệu thông thường), mà chưa phản ánh được  nội dung (nội hàm) của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử. Do đó UB Pháp luật của Quốc hội cho rằng cần quy định trong luật theo hướng: "Chỉ các thông điệp dữ liệu được các bên tham gia giao dịch điện tử sử dụng thì mới có giá trị là thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử. Đối với các thông tin được đưa lên mạng, thư điện tử... không được coi đương nhiên là thông điệp dữ liệu. Có như vậy mới đảm bảo tính chặt chẽ và xác định rõ trách nhiệm của các bên, khi tham gia giao dịch bằng phương tiện điện tử.

Thiếu tính chính xác

Các hành vi bị cấm trong giao dịch điện tử
- Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi và nhận thông điệp dữ liệu.
- Thay đổi, xoá, huỷ, giả mạo, sao chép, tiết lộ, hiển thị, di chuyển trái phép một phần hoặc toàn bộ thông điệp dữ liệu.
- Cản trở trái phép, phá hoại hệ thống máy tính bằng việc thay đổi, xoá, truyền, gửi, phá hoại hệ thống điều hành và dữ liệu.
- Tạo hoặc phát tán chương trình phần mềm làm rối loạn cản trở hoạt động của máy tính hoặc hệ thống thông điệp dữ liệu.
- Tạo ra thông điệp dữ liệu giả mạo nhằm thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Gian lận, mạo nhận, chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép chữ ký điện tử của người khác.
(Nguồn: Dự án Luật Giao dịch điện tử)

Điều 14 dự thảo luật quy định: "Trong quá trình tố tụng, giá trị làm chứng cứ của một thông điệp dữ liệu không bị phủ nhận chỉ vì chứng cứ đó là một thông điệp dữ liệu, đồng thời xác định giá trị làm chứng cứ của thông điệp dữ liệu được xác định căn cứ vào độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu...". Luật Giao dịch điện tử ban hành là để khẳng định giá trị pháp lý của việc giao dịch bằng phương tiện điện tử. Do vậy việc quy định như  Điều 14 nói trên là chưa chính xác. Bởi vì việc khẳng định thông điệp dữ liệu có giá trị là chứng cứ không chỉ liên quan đến lĩnh vực khoa học công nghệ mà trong tố tụng còn phải được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục của pháp luật về tố tụng quy định để xác định hành vi vi phạm pháp luật hoặc tội phạm hoặc để xem xét giải quyết khi có tranh chấp.

Nếu một thông điệp điện tử (tài liệu điện tử) không được các cơ quan tiến hành tố tụng thu thập theo đúng trình tự luật định, thì thông điệp đó không có giá trị pháp lý như một chứng cứ.
Mặt khác Điều 14 nói trên có sử dụng từ "tố tụng" là không phù hợp vì bên cạnh hoạt động tố tụng còn có các hoạt động về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán. Do đó, Điều 14 cần phải được thiết kế lại cho rõ ràng, cụ thể và chính xác hơn, đảm bảo tính chặt
chẽ và khả thi... Hơn nữa cũng cần phải làm rõ việc đánh giá độ tin cậy của cách thức khởi tạo, lưu trữ hoặc truyền gửi thông điệp dữ liệu; cách thức bảo đảm và duy trì tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu... do cơ quan nào tiến hành? cơ quan tiến hành tố tụng hay cơ quan giám định chuyên môn?

Điều luật làm phát sinh tranh chấp

Tại khoản 2 Điều 18 quy định: "Trong trường hợp các bên tham gia giao dịch không có thoả thuận khác, thì việc nhận thông điệp dữ liệu, được quy định như sau: Người nhận được coi là đã nhận được thông điệp dữ liệu nếu thông điệp dữ liệu đó  nhập vào hệ  thống thông tin của mình...". Quy định như vậy dễ phát sinh tranh chấp. Vì như đã nêu ở phần trên, không phải tất cả thông điệp dữ liệu, mà chỉ những thông điệp dữ liệu được các bên tham gia giao dịch sử dụng trên cơ sở những thoả thuận nhất định để truy cập, lưu trữ, làm căn cứ để trao đổi với nhau về một nội dung giao dịch nào đó, thì mới có giá trị trong giao dịch điện tử.  Hơn nữa, trong giao dịch bằng phương tiện điện tử, có trường hợp do lỗi kỹ thuật hoặc vì một lý do nào đó mà có thể có một thông điệp dữ liệu được chấp nhận vào hệ thống thông tin của một người  mà lại nằm ngoài ý muốn của người đó. Do vậy buộc người nhận thông điệp điện tử phải chịu trách nhiệm về một thông điệp  điện tử nằm ngoài ý muốn của họ..., điều này dễ sinh ra những tranh chấp khiếu kiện không đáng có. 

Các tin tức khác:

Cộng đồng website cá nhân có thêm vLog

Lỗ hổng nghiêm trọng trong phần mềm tường lửa của ZoneAlarm

Virus Netsky.r miệt thị tác giả Bagle

Quảng bá Website qua công cụ tìm kiếm: Những vấn đề cần quan tâm

Cisco muốn mua Nokia?

Làm SEO như thế nào

ADSL2+ đưa Internet về gần nông thôn hơn

Những hiểu biết cơ bản nhất để trở thành Hacker - Phần 7

IBM phát hành C++ và Fortran cho Mac OS X

Virus ĐTDĐ giả dạng phần mềm diệt virus

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone