Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

"Ép" công chức nhận văn bản qua email cũng không dễ!

Tưởng chừng rất ấn tượng và... trái ngược nhau: "Tốc độ tăng trưởng cao" (số lượng người sử dụng internet tăng rất nhanh) và "Chính phủ điện tử phát triển chậm"?

Hai hôm nay, các báo đưa đậm những thông tin xung quanh Hội thảo toàn cảnh Công nghệ thông tin (CNTT) - Truyền thông (TT). Các ý kiến phân tích đã "chốt" ở hai điểm tưởng chừng rất ấn tượng và... trái ngược nhau: "Tốc độ tăng trưởng cao" (mà cụ thể ở số lượng người sử dụng internet tăng rất nhanh) và "Chính phủ điện tử phát triển chậm". Tại sao lại có nghịch lý này? Để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, VietNamNet nhận định xin đăng tải những ý kiến nhiều chiều.

Trần Sơn, MBA (ĐH Chicago - Hoa Kỳ), Phụ trách phát triển kinh tế tư nhân (Ngân hàng thế giới): Mơ hồ về mục tiêu và thiếu những chỉ dẫn cụ thể

Theo quan điểm của cá nhân tôi như một người dân sử dụng các dịch vụ mà Chính phủ cung cấp, tôi có thể nhận xét thế này: VN chưa phát triển dịch vụ hành chính công trên internet (thường được gọi là Chính phủ điện tử) là do chiến lược của Chính phủ mơ hồ và chưa rõ ràng, các mục tiêu đặt ra rất nhiều nhưng khi triển khai theo các bước có thể "cân, đong, đo, đếm" thì lại sơ sài, không thực tế.

(Bưu điện VN) “Chính phủ điện tử chỉ được thực hiện khi cải cách hành chính”

Thứ trưởng Thường trực Bộ Bưu chính, Viễn thông Mai Liêm Trực: "Cái cốt yếu nhất để triển khai Chính phủ điện tử là phải thực hiện cải cách hành chính, tức là các quy trình nghiệp vụ của các thể thức hành chính phải rõ ràng minh bạch và thuận lợi cho người dân...

Nhu cầu của xã hội với các dịch vụ này rất lớn, từ những nhu cầu đơn giản nhất như tìm kiếm thông tin trên "cơ sở dữ liệu" thông tin của nhà nước, của các ban ngành cho đến các nhu cầu thực hiện giao dịch điện tử vừa nhanh, vừa tiện lợi, vừa hạn chế được nhiều tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình. Trình độ sử dụng công nghệ của người VN ngày càng cao, chắc chắn đáp ứng được các kỹ thuật của loại dịch vụ này.

Cầu thì thế, nhưng Cung của Chính phủ thì... còn quá chung chung nên khi đưa xuống các ban ngành, các tỉnh thì với trình độ "giới hạn" hơn sẽ tùy ý tưởng tượng và thực hiện, thậm chí copy lẫn nhau. Ví dụ: một tỉnh có portal (cổng) thì các tỉnh khác cũng sẽ có portal, nhưng nhiều portal mới chỉ là website trung bình chứ không có dịch vụ nào khác. Nhiều nơi có thí điểm những giao dịch như đăng ký kinh doanh nhưng tiến trình còn chậm. Có lẽ do chủ trương chưa rõ, nhân viên cấp dưới thừa hành chưa thật sự quyết tâm vì nhiều lý do. Vì thế, việc triển khai rất ì ạch, không hề nhân rộng ra.

(VNN) Website hành chính công: Lãng phí!

Trong số 62 website điện tử, chỉ có 49 website là đang thật sự hoạt động. Trong số 49 website địa phương đại diện cơ quan quản lý hành chính các tỉnh/TP, chỉ có 20 website thông tin về thủ tục hành chính, 29/49 websites hoàn toàn không có thông tin liên quan đến thủ tục hành chính. Nội dung thông tin trên các website là quảng bá, giới thiệu về địa phương, gần giống với kênh thông tin giới thiệu về du lịch, danh lam thắng cảnh, vài trò chính phủ điện tử (CPĐT) khá mờ nhạt.

Để cải thiện thực trạng này, tôi nghĩ Chính phủ nên chọn bắt đầu từ những loại dịch vụ cụ thể, đơn giản nhưng đem lại lợi ích lớn như: đăng ký kinh doanh, đăng ký khai sinh hay khai tử...

 Chúng ta đã có đủ chiến lược, phải đặt ra những đầu việc cụ thể để dần dần hình thành văn hóa sử dụng dịch vụ công trên mạng.

Chính phủ điện tử đã và đang phổ biến trên toàn thế giới, các nước châu Á đang dẫn đầu về việc sử dụng với nhiều mô hình tốt như của Malaysia, Singapore, Hàn Quốc... Đơn giản nhất là học tập những cái hiệu quả trong mô hình của họ, thậm chí có thể đề nghị những trợ giúp kỹ thuật từ phía họ. Quan trọng nhất là đặt ra những mục tiêu thật cụ thể, từng bước một nhưng "việc nào xong việc đó".

Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chánh Văn Phòng, Phó Ban cải cách hành chính tỉnh Quảng Trị: Việc trước tiên là "ép" các Sở, huyện, thị nhận văn bản của UBND Tỉnh bằng... email.

Chủ tịch tỉnh Quảng Trị là người rất tâm huyết với việc sử dụng internet vào quản lý hành chính công. Khi còn là Giám đốc Sở kế hoạch và đầu tư, ông đã yêu cầu tất cả anh em trong Sở tự soạn thảo văn bản trên máy tính (không viết tay). Bây giờ là Chủ tịch Tỉnh thì ông vẫn giữ cương vị Trưởng ban chỉ đạo điều hành 112 của tỉnh. Về cơ sở hạ tầng chúng tôi đã khá sẵn sàng, cả thiết bị, hệ thống đường truyền, hay cơ sở dữ liệu của nhiều bộ ngành khá tốt.

Nhưng chỉ ý chí của lãnh đạo tỉnh thì chưa đủ và khi người dân chưa có nhu cầu thì việc cung cấp nhiều thông tin trên mạng sẽ trở nên lãnh phí. Ở Quảng Trị thì nhu cầu của người dân còn rất ít, nhiều DN chưa có internet, 1 tháng chỉ có vài DN muốn đăng ký kinh doanh (qua mạng).

Theo tôi, việc sử dụng internet vào quản lý hành chính phải có lộ trình thích hợp. Mỗi địa phương sẽ có cách thực hiện riêng, nếu cơ sở hạ tầng tốt và nhu cầu người dân cao thì có thể triển khai đồng loạt. Nếu ở tỉnh tôi bây giờ mà nói tới việc trả tiền điện hoặc làm hồ sơ địa chính qua mạng thì xa xôi quá. Việc cụ thể có thể thực hiện được trong thời gian ngắn là gửi những văn bản quản lý Nhà nước qua mạng.

Hiện UBND tỉnh đã có sự chia sẻ thông tin của Quảng Trị với 53 đầu mối (9 chính quyền huyện xã và 44 Sở ban ngành của tỉnh và đóng trên địa bàn tỉnh), chúng tôi đã có 40 mạng LAN với cán bộ được đào tạo để quản lý và sử dụng. 

Chúng tôi cũng đang tổ chức đào tạo, dùng "mệnh lệnh hành chính" buộc các cơ quan liên quan gửi - nhận thông tin qua mạng để họ phải biết và dùng internet. Trước mắt, chúng tôi gửi song song cả văn bản giấy và văn bản qua mạng điện tử, dần dần sẽ chỉ sử dụng mạng điện tử thôi.

Nguyễn Xuân Cường, chuyên gia CNTT Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC: Do những người thực hiện chưa tâm huyết...

TP.Hồ Chí Minh, một trong số ít các địa phương thành công trong việc xây dựng thành công chính phủ điện tử đã duy trì mạng thông tin tích hợp trên internet với 24 Sở ngành tham gia. Việc ứng dụng phần mềm quản lý hành chính đạt tỷ lệ 30 - 50% công việc, ứng dụng quản lý hành chính và dịch vụ công ở 8 đơn vị. Trong đó đáng kể như: Cục Thuế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Hải Quan, Cục Thống kê... Đặc biệt, hệ thống đối thoại giữa doanh nghiệp với chính quyền TP sau 1 năm hoạt động có 90.000 lượt truy cập với 305 doanh nghiệp được cấp mã tham gia, 95% câu hỏi trả lời đúng thời hạn 5 ngày.

(Theo Thời báo tài chính, số 153, Tháng 12, 2004)

Tốc độ tăng trưởng của số người sử dụng internet cao là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự cam kết đầu tư của các nhà cung cấp dịch vụ. Từ giờ đến cuối năm, VNPT và các nhà cung cấp dịch vụ lớn nhu Viettel, FPT đã có những gói đầu tư lớn để phát triển mạng lưới. Như VNPT đã có dự án được phê duyệt sẽ triển khai mạng internet băng thông rộng đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước. Song song với phát triển cơ sở hạ tầng, các nhà cung cấp dịch vụ gia tăng trên mạng cũng có những bước thay đổi về chất, được nhiều nhà cung cấp quan tâm.

Còn hạn chế của việc sử dụng Internet vào dịch vụ hành chính công, theo tôi là do những nguyên nhân chính sau:

 - Đội ngũ thực hiện (từ việc hoạch định đến xây dựng website, đưa thông tin nội bộ ra ngoài, cập nhật kịp thời) bị "tư duy hành chính" trong công việc và chưa đủ tâm huyết.

- Các cơ quan công quyền chưa chú trọng quảng bá mà lẽ ra đã là "dịch vụ" thì muốn mở rộng thị trườngì phải cần quảng cáo, tiếp thị.

Nguyễn Xuân Trường, Trưởng phòng kỹ thuật điều hành Công ty Phần mềm và Truyền thông VASC: Vì các công chức ngại thay đổi quy trình làm việc

Người làm công tác hành chính rất ngại thay đổi quy trình làm việc. Đó là chưa kể một số cơ quan, việc mua máy tính chủ yếu theo dự án cho hết tiền đầu tư, chứ không mua theo nhu cầu.

Một chuyên gia CNTT (đã xây dựng nhiều website cho các địa phương): Tại kiêm nhiệm!

Để đưa ra được các dịch vụ hành chính công đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về nguồn nhân lực. Ta có nhiều  người "chỉ đạo", nhưng người thực hiện cụ thể thì chưa có, thường kiêm nhiệm. Một lực cản khác là chưa có đầu mối độc lập, chuyên trách và thống nhất về Chính phủ điện tử kèm theo chính sách thưởng, phạt rõ ràng. Tỉnh này thì giao cho Sở Khoa học & Công nghệ, địa phương khác lại giao cho Sở kế hoạch - Đầu tư hoặc Văn phòng UBND Tỉnh. Đó là lý do các trang web không thể ra đời, hoặc ra đời nhưng không sống lâu.

Đặc biệt, với CNTT thì cơ sở để xác định khối lượng công việc và quy thành "tiền" chưa rõ ràng, không có định mức. Cơ chế và định mức là hai thiếu hụt lớn, mới chỉ có hướng dẫn 112 thì chưa đủ.

  •  Bích Ngọc - Khánh Linh - Ngọc Nhung (thực hiện)

Các tin tức khác:

Google vô địch tìm kiếm web, nhưng còn nhiều thử thách

10 lỗi hay gặp của website Việt Nam

Trò chơi 'Prince of Persia: Warrior Within'

Tổng hợp các website cung cấp drivers

Telecomp-Electronics: Nhìn lại và triển vọng

Oracle sa thải 4.500 nhân viên PeopleSoft

Ấn Độ lập trung tâm đào tạo phần mềm lớn nhất thế giới

Sau spam và spim sẽ là spit

Chữ "sành điệu" thời kỹ thuật số!

Sử dụng công cụ và dịch vụ của trang tìm kiếm Google

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone