Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

E-Learning: Chặng đường... còn xa!

Con đường ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục trực tuyến, đào tạo từ xa (e-Learning) e rằng đang... còn xa, và nhiều gập ghềnh phía trước.

Sinh viên khó tiếp cận với Internet trong trường học

Đưa Internet vào trường học, chương trình hợp tác giữa hai Bộ Bưu chính, Viễn thông (BCVT) và Bộ Giáo dục Đào tạo (GD&ĐT), được bắt đầu triển khai từ ngày 4/4/2003. Chưa đầy hai năm, nhưng có thể khẳng định những kết quả tích cực. Chương trình này đã mang lại một 'không gian Internet' trong các trường học, giảng đường Đại học (ĐH). Tuy vậy, hiện nay để học sinh, sinh viên có thể sử dụng Internet trong nhà trường còn rất nhiều khó khăn. Một trong những khó khăn cơ bản nhất, không phải ở việc kéo cáp hay đường dây điện thoại đến các trường, mà là vấn đề kinh phí trang bị máy tính và cước phí truy cập Internet.

 Tính đến ngày 10/11/2003:Có 59/64 tỉnh, thành phố báo cáo hoàn thành đưa Internet tới 100% các trường ĐH, Cao đẳng, THCN, DN và THPT trên địa bàn tỉnh. Số liệu so sánh với cả nước về số lượng trường hoàn thành kết nối Internet tại 59 địa phương này như sau: Tổng số trường THPT là 1865/2057 trường, đạt tỷ lệ 91%. Tổng số trường ĐH và CĐ là 179/235 trường, đạt tỷ lệ 76%.

Tình hình triển khai chương trình đưa Internet tới các trường THCS: Tính đến ngày 10/9/2004, đã có 5 tỉnh thành hoàn thành chương trình đưa Internet vào các trường THCS đạt chuẩn quốc gia, đó là các tỉnh: Hà Tây, Bến Tre, Quảng Trị, Bắc Ninh và Đà Nẵng.

(nguồn VNPT và Bộ GD&ĐT)

Về vấn đề này, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Trần Mạnh Hùng đã cho biết: "Thực tế, nhiều lãnh đạo Sở GD&ĐT chưa nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Để sử dụng Internet có hiệu quả, điều quan trọng phải tạo được thói quen sử dụng CNTT cho học sinh, sinh viên. Để tiếp tục đưa Internet đến trường học trong năm 2004, Bộ GD&ĐT cũng cần thống kê được trong khoảng 3.000 trường còn lại thì trường nào đã có máy tính và trường nào cần hỗ trợ. Nếu Chính phủ đứng ra kêu gọi các doanh nghiệp ủng hộ máy tính cho trường học, thì đây không còn là vấn đề khó. Về mặt kỹ thuật và mạng lưới, VNPT có thể đáp ứng để đưa Internet vào trường học, nhưng nếu thiếu máy tính thì rất khó khăn. Năm 2004, VNPT đã đưa dịch vụ ADSL đến 64/64 tỉnh, thành. Vì vậy, băng thông cho các trường, đặc biệt là các trường Đại học đã được tăng lên".

Thành công triển khai e-Learning của Nhật Bản

Theo các chuyên gia Nhật Bản, quốc gia này đã đi vào e-Learning từ 10 năm trước. Ban đầu e-Learning chủ yếu là là do các công ty tư nhân thực hiện. Cách đây 3 năm, Chính phủ Nhật Bản ra lời kêu gọi tập trung phát triển e-Learning. Đa số các trường học ở Nhật Bản đã ứng dụng e-Learning trong việc đào tạo các thế hệ học sinh, với nhiều hình thức, môn học phong phú.

 

Với nước bạn, những khó khăn chính cản trở sự phát triển của e-Learning là sự chênh lệch về chỉ số phát triển, ứng dụng CNTT giữa các địa phương, mật độ sử dụng Internet và mức độ ứng dụng các dịch vụ băng thông rộng. Với mật độ cứ 5,4 người dân có một máy tính, hệ thống cáp quang ở các địa phương được triển khai cộng với nhiều dịch vụ băng thông rộng được cung cấp là một môi trường lý tưởng cho e-Learning phát triển ở Nhật Bản.

 

Kể từ khi Chính phủ công bố chiến lược Nhật Bản điện tử (e-Japan), việc phổ cập e-Learning được chú trọng hơn. Theo công ty NTT - đơn vị chủ đạo hiện đang triển khai đào tạo từ xa tại Nhật Bản, ba nhiệm vụ tiên quyết và cấp bách cần tập trung là: Đầu tư, làm phong phú nội dung các gói tin, cung cấp đường truyền chất lượng cao, và giá thành luôn ở mức thấp nhất. Muốn triển khai E-learning có hiệu quả, một hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn thiện là yêu cầu cần thiết. 

 Ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Tin học, Bộ GD&ĐT: "Trong giảng dạy và học tập trước đây, người ta đã ứng dụng nhiều công nghệ như audio, video, tivi…, những công nghệ này giờ đây đã lạc hậu. Với sự phát triển của CNTT-TT hiện nay, các giáo viên có thể đưa bài giảng lên mạng giúp người học có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở nơi đâu và học những gì người ta cần… Đó là ý nghĩa của e-Learning (tạm dịch là học tập qua mạng).

Rõ ràng, e-Learning phục vụ việc học tập ở mọi nơi, mọi lúc. Với cách học như vậy, người học có thể không cần đến lớp, có thể chủ động tìm ra những bài học mình mong muốn tiếp nhận. Cùng một môn, cùng một bài học trên mạng có thể có 2, 3 người giảng và quyền lựa chọn thuộc về người học. Cũng cần phải nói rõ rằng, e-Learning không chỉ là phương tiện phục vụ giáo dục từ xa mà còn phục vụ cho cả sinh viên, học sinh học tập chính quy, học nâng cao kiến thức…

 

Khi Nhật Bản bắt đầu chiến lược e-Japan vào năm 2001, Chính phủ cũng đề ra mục tiêu phát triển e-Learning đến năm 2005 là 5,4 người/máy tính, kết nối Internet và mạng LAN của các trường đạt 100%. Luôn kết nối Internet với tốc độ đường truyền cao; mỗi lớp học sử dụng một máy tính. Hiện tại, hàng loạt các trường ĐH lớn của nước này đều có khóa đào tạo từ xa, chủ yếu cho người lớn tuổi, học viên tại chức - là những đối tượng không có thời gian tham dự các khóa học trực tiếp. Thời gian qua, bên ngoài môi trường các trường trung học hay Đại học, công ty NTT đã tổ chức thành công một khóa đào tạo về an ninh, bảo mật cho ngành công an, triển khai cho số lượng học viên của hơn 30 tỉnh, thành. Vượt qua khoảng cách về không gian, thời gian và tuổi tác, địa vị của học viên, những khóa học e-Learning kiểu này thu hút được mọi người tham dự, tại bất cứ nơi đầu - công sở, nhà riêng, địa điểm Internet công cộng...

 

e-learning ở Việt Nam phải chờ nội dung!

 

Với tình hình hiện nay của Việt Nam, theo các chuyên gia, rất cần thiết phải đào tạo được một đội ngũ các giáo viên về e-Learning. Hợp tác cùng Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông (VNPT), các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, cách làm hay nhất là sử dụng các kỹ thuật viên thuộc để đào tạo sau đó gửi về các địa phương, thực hiện triển khai e-Learning. VNPT cũng là cơ quan thích hợp để thực hiện lưu trữ các nội dung cho e-Learning. Thông tin cung cấp cho e-Learning phải là các thông tin đầy đủ, rõ ràng, chính xác. Mới đây nhất,  ông Bùi Thiện Minh, Phó Tổng giám đốc VNPT, cho rằng: ”e-Learning là một mảng lớn mà VNPT đang rất quan tâm. Mạng đào tạo từ xa của VNPT hiện đang là mạng lớn nhất ở Việt Nam. 60 bưu điện tỉnh, thành hiện nay đều có thể đáp ứng nhu cầu của e-Learning”.

 

Mặc dù đang còn rất mới với không chỉ Việt Nam mà còn với nhiều nước trên thế giới, nhưng ở nước ta, đã có nhiều khóa học e-Learning đã được triển khai thời gian qua. Gần đây nhất, khoá học về Chính phủ điện tử (CPĐT), diễn ra từ ngày 1 đến 3/11 đã được thực hiện thông qua hội nghị truyền hình ISDN tại Hà Nội, TP.HCM và Tokyo (Nhật Bản). Hợp tác giữa Bộ BCVT, Tổ chức JICA (Nhật) cùng các giáo sư của trường Đại học Waseda Nhật Bản thực hiện. Khóa học thu hút  80 học viên đến từ Bộ BCVT, Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính quốc gia, các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông Điện lực, Công ty Viễn thông Quân đội...

 

Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông II (tại TP.HCM) cũng phối hợp với Trung tâm I thuộc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tổ chức đã thử nghiệm thành công hình thức e-Learning với khóa học "TCP/IP căn bản". Hơn 500 học viên đã tham gia khoá học. Trong ngày khai giảng đầu tiên, đã có 332 học viên truy cập tại 186 điểm khác nhau với lưu lượng hệ thống là 534 Mb và lưu lượng trung bình cho mỗi học viên khoảng 1,6 Mb.

 

Trong tháng 12 tới, Bộ Giáo dục Đào tạo sẽ xây dựng cổng e-Learing quốc gia. Xuất phát từ trăn trở "Làm sao có thể thực hiện được một buổi học trực tuyến, khi mà người thày không thể soạn và thể hiện bài giảng của mình trên máy tính?" Ông Quách Tuấn Ngọc, Giám đốc Trung tâm Tin học Bộ GD-ĐT cho biết: mục đích xây dựng cổng đào tạo e-Learning nhằm giúp mọi người hiểu, nghiên cứu và triển khai e-Learning, công nghệ giáo dục, tạo ra một cộng đồng những người làm về e-Learning và công nghệ giáo dục trên mạng giáo dục EduNet thông qua câu lạc bộ e-Learning và công nghệ giáo dục.

 

Ông Ngọc nói một cách ví von, 'sẽ không cung cấp cho người sử dụng mà chỉ cho họ những cần câu cá - công cụ, phương pháp để thực xây dựng giáo án điện tử. Mục tiêu là mỗi giáo viên có thể đơn giản hoá, phổ cập việc đào tạo trực tuyến. Từ đó, khái niệm e-Learning sẽ trở nên cụ thể, dễ hiểu, và các giáo viên hay người sử dụng sẽ tiến tới làm được e - Learning chứ không phải đơn thuần chỉ sử dụng nó. nội dung tri thức phục vụ cho e-Learning, cũng theo ông Quách Tuấn Ngọc: “Việc VNPT hay Bưu điện các tỉnh thành thực hiện kết nối, hỗ trợ trong chương trình này là điều đáng trân trọng. Nếu như trường nào chỉ kết nối “cho có lệ” thì là điều đáng chê trách. Việc xây dựng nội dung không phải là việc ngày một ngày hai mà cả là tầm nhìn và toàn xã hội cùng tham gia… cho nên phải chấp nhận chờ”.

Về

Mặc dù VNPT đã áp dụng những mức phí ưu đãi tối đa cho đối tượng: áp dụng mức cước truy cập thấp nhất trong khung (40đ/phút), cước sử dụng truy cập Internet băng thông rộng (ADSL) chỉ bằng 70% mức cước sử dụng tối đa, hỗ trợ máy tính, modem cho một số trường khó khăn, với tổng giá trị lên đến 3,6 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, các trường lại chọn kết nối Internet theo phương thức dial-up. Nguyên nhân vì “kết nối kiểu này mới có tiền để trả tiền cước truy cập, giá rẻ nhất và dễ quản lý”.  

Thậm chí, có trường phòng máy tính chỉ mở ra khi có sinh viên thực hành. Ngay cả giáo viên ngoài giờ giảng dạy cũng không được vào; có nơi giáo viên tin học (phổ thông) phải dạy môn... giáo dục công dân. Việc đào tạo từ xa như học qua tivi, qua băng video… vẫn là lối học thụ động, một chiều, và đã thất bại vì hiệu quả kém. Vì thế, nếu nhìn từ góc độ các em học sinh, sinh viên - những đối tượng mà chương trình Edunet hướng tới - thì vấn đề nổi cộm hiện nay là làm thế nào để họ nhận thức được vai trò to lớn của việc sử dụng máy tính cũng như mạng Internet trong việc nghiên cứu, học tập của mình. Đội ngũ sinh viên hiện chưa được chuẩn bị gì cho hai khái niệm đào tạo trực tuyến, bởi đa số các trường đại học vẫn là những cỗ máy đào tạo theo phương pháp truyền thống, còn nền tảng đại học điện tử lại rất mờ nhạt.

Các tin tức khác:

Bản Update của Office XP dẫn đường cho Spam

KEEPASS 0.93B (KP): “Két sắt” an toàn cho mọi mật khẩu

Turion ML 40 - vũ khí bí mật của AMD

Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam 2004: ĐƯỢC VÀ CHƯA ĐƯỢC!

Longhorn sẽ không có công cụ lưu trữ dữ liệu

Phát hiện lỗ hổng trong Outlook 2003

Microsoft rút ngắn thời gian tải bản nâng cấp

Làm phim hoạt hình trực tuyến tặng bạn bè

VTC sẽ khai thác các chương trình truyền hình số

Anh chống khiêu dâm trẻ em bằng công nghệ mới

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone