Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Đổi dần diện mạo truyền hình với... TV tương tác

Truyền hình (TV) tương tác đang làm thay đổi diện mạo truyền hình châu Á, với những bước tiến ở Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc,...  

Các công nghệ viễn thông, CNTT và truyền thông đại chúng đã hội tụ với sự xuất hiện của các công nghệ cung cấp kết nối băng thông rộng, truyền tải viễn thông, dữ liệu, hình ảnh video. TV tương tác, một trong những kết quả của sự hội tụ này, sẽ thay đổi cách xem TV của người sử dụng, cách mạng hoá lĩnh vực giải trí gia đình bằng cách cho phép người sử dụng và TV có thể "trao đổi" với nhau.

Truyền tải nội dung TV nâng cao

TV tương tác đang cách mạng hoá công nghệ truyền hình bằng cách xây dựng một khái niệm về sự hội tụ của dữ liệu video và quá trình cung cấp dịch vụ theo yêu cầu. TV tương tác có thể cung cấp chất lượng video số xấp xỉ DVD, các khả năng tương tác như Video-on-Demand (VoD), thương mại qua TV và truy cập Internet. Ngoài ra, người sử dụng cũng có thể tác động đến quá trình cung cấp các dịch vụ TV cho mình, chẳng hạn như thời gian phát, nội dung chương trình hay ngôn ngữ được sử dụng...

Với khả năng thay đổi cách xem TV của người sử dụng, TV tương tác đang trở thành xu hướng chung của thế giới. Bất chấp một số khác biệt về chất lượng, các dịch vụ TV tương tác có thể triển khai bất kể trên cơ sở hạ tầng mạng nào, với mọi nền tảng đa dạng như các mạng cáp quang, DSL, vệ tinh và truyền hình số mặt đất.

Hiện tại, châu Âu là khu vực phát triển nhanh nhất thế giới về lĩnh vực TV tương tác, với các dịch vụ được triển khai thử nghiệm trên hệ thống của nhiều nhà cung cấp viễn thông lớn như Eircom, BskyB, British Telecom và Kingston Television.

Một khi đã thiết kế và xác định nội dung TV trực tuyến (chẳng hạn như video, các quảng cáo, hình ảnh và weblink), chúng sẽ cần được kết hợp lại và mã hoá thành tín hiệu TV. Sẽ cần phải có các công cụ nâng cao chất lượng nội dung TV đặc biệt và các máy chủ cực mạnh để đảm nhiệm khả năng riêng biệt này.

Nội dung TV đã nâng cao sau đó có thể được truyền tới cả máy tính và TV bằng các công nghệ cáp, MMDS, thu phát mặt đất, xDSL hoặc vệ tinh. Các máy chủ truyền phát cực mạnh được đặt tại đầu phát và được sử dụng để tích hợp và chuyển đổi nội dung TV thành tín hiệu số. Mục đích chính của các máy chủ này là tập hợp các trang nội dung TV nâng cao, gói chúng lại thành các gói tin theo chuẩn giao thức TCP/IP và chuyển chúng sang khâu mã hoá. Sau khi mã hoá xong, các gói tin TCP/IP có thể được truyền tới những set-top box bằng giao thức HTTP, qua một kênh phát số hoặc analog.

Nhật Bản: Tiên phong của khu vực

Tháng 12/1996, hãng WebTV của Mỹ đã công bố dự án đầu tư hợp tác với Fujitsu để cung cấp dịch vụ Internet TV đầu tiên vào thị trường Nhật Bản. Công ty mới thành lập được sở hữu 65% bởi WebTV và 35% bởi Fujitsu. Về phần mình, Fujitsu thiết lập một trung tâm điều hành mạng và cung cấp kết nối Internet cùng các nội dung trực tuyến đa dạng cho mạng WebTV tại Nhật.

Hiện tại, bất chấp những ảnh hưởng suy thoái kinh tế kéo dài, Nhật Bản vẫn là một trong những điểm nóng nhất của ngành công nghiệp Internet pay-TV (truyền hình Internet có thu phí) ở khu vực. Với thị hiếu và túi tiền phù hợp, khán giả Nhật Bản có thể xem khoảng 200 kênh TV được cung cấp qua dịch vụ mạng cáp băng thông rộng, vệ tinh tại nhà hoặc thu phát số mặt đất, theo các dạng tín hiệu analog, số và TV độ nét cao (HDTV).

Tất nhiên, không ngành công nghiệp nào, dù mạnh đến đâu, lại có thể miễn dịch đươc trước áp lực của nền kinh tế bất ổn, hay sự đỏng đảnh về nhu cầu và mức chi tiêu của khách hàng. Trong năm 2002, những vấn đề này đã khiến việc đầu tư vào HDTV cũng như mức độ sẵn lòng sử dụng Pay TV tại Nhật Bản còn bị hạn chế.

Một trong những ngạc nhiên lớn của năm 2002: SkyPerfect Communications, hãng cung cấp dịch vụ TV vệ tinh trực tiếp tới hộ gia đình SkyPerfecTV, công bố khoản lỗ ròng 162,9 triệu USD trong quý từ tháng 4 đến tháng 6, bất chấp doanh thu tăng 23% nhờ việc truyền trực tiếp các trận  bóng đá World Cup tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Để bù lại, sau khi kết thúc mùa World Cup, SkyPerfecTV đã có thêm 189.000 thuê bao mới, nâng tổng số khách hàng lên 3,23 triệu. SkyPerfecTV đã có được 36% thị phần Pay TV của Nhật Bản, và đã có lãi từ dịch vụ truyền hình trực tuyến theo yêu cầu ngay trong năm tài khoá 2002.

Singapore: Phát triển sớm, quản lý chặt

Với tầm nhìn về một trung tâm truyền thông và thương mại của khu vực châu Á, các dịch vụ băng thông rộng tới hộ gia đình và các doanh nghiệp tại Singapore đã được triển khai từ năm 1997, do các hãng như Singapore One, SingTel, SCV cung cấp. Dịch vụ này phục vụ đường truyền ADSL tới tất cả các gia đình, trường học, thư viện và các trung tâm cộng đồng tại Đảo quốc Sư tử, cạnh tranh với các dịch vụ cáp modem của Starhub Cable Vision (SCV).

Dựa vào nền tảng băng thông rộng, Singapore đã triển khai thử nghiệm công nghệ TV tương tác qua mạng ADSL của Singapore One và SCV. Năm 2001, hãng truyền thông MediaCorp đã tiến hành thử nghiệm dịch vụ HDTV (TV độ nét cao) theo yêu cầu, sử dụng âm thanh Dolby AC3, có thể lưu trữ chương trình lên ổ cứng.

Năm 2002, Cục Quản lý Phát triển Truyền thông Singapore (Media Development Authority - MDA) được hình thành từ việc sáp nhập Cục Truyền thông Đại chúng Singapore (Singapore Broadcasting Authority - SBA), Bộ Phát hành và Phim ảnh (Films and Publications Department - FPD) và Uỷ ban Phim Singapore (Singapore Film Commission - SFC). Tiếp quản nhiệm vụ của SBA, MDA là cơ quan chủ quản về các hoạt động truyền hình số tương tác, cấp giấy phép khai thác dịch vụ TV theo yêu cầu tại Singapore.

Với nền tảng pháp lý nghiêm khắc và chính sách quản lý về truyền thông vốn chặt chẽ, Chính phủ Singapore ngay từ đầu đã kiểm soát nội dung của các kênh Pay-TV phát trong nước, nhằm ngăn chặn tình trạng phát triển ngoài mức kiểm soát. Với lãnh thổ nhỏ bé, dân số ít, việc nhiều nhà cung cấp cùng đầu tư dịch vụ có thể gây nên tình trạng phát triển nền tảng hạ tầng chồng chéo, không phát huy hiệu quả thực sự.  

Hiện tại, Singapore vẫn chỉ cấp phép cho một nhà cung cấp dịch vụ Pay TV duy nhất là Starhub Cable Vision (SCV). Tính tới tháng 6 năm nay, nhà cung cấp này đã có 368.000 thuê bao hộ gia đình sử dụng dịch vụ Pay TV qua đường cáp băng thông rộng. SCV đã đầu tư khoảng 600 triệu USD để phủ mạng cáp ra toàn bộ đảo quốc, và hiện đang đầu tư thêm để giới thiệu các dịch vụ nội dung cáp số khác. Các thuê bao hộ gia đình sẽ sử dụng một bộ set-top box kết nối vào đường truyền băng thông rộng để xem các kênh Pay-TV.

Chính phủ Singapore cũng phối hợp với SCV để hướng dẫn các bậc phụ huynh cách khoá mã những nội dung dành cho người lớn trên các kênh Pay-TV, nhằm ngăn chặn trẻ nhỏ tiếp cận với những thông tin không lành mạnh như bạo lực, khiêu dâm, v.v... 

Tính đến tháng 8/2003, SCV đã cung cấp 41 kênh tin tức, phim truyện và giải trí và giáo dục trên dịch vụ Pay-TV của mình. Các chương trình giải trí của SCV rất phổ biến tại Singapore, và bị nhiều người dân sử dụng các thiết bị giải mã và set-top box ngoài luồng để... "bắt trộm". Để khắc phục, SCV đã phải thay đổi các phương thức mã hoá để ngăn chặn nạn ăn cắp bản quyền.

Singapore Telecommunications (SingTel), hãng viễn thông lớn nhất Singapore, cũng từng ấp ủ tham vọng sản xuất và cung cấp dịch vụ TV theo yêu cầu qua hệ mạng từ lâu, nhưng không được SBA, và từ năm 2002 là MDA, cấp phép. Tháng 9/2003, SingTel quyết định không theo đuổi việc xin phép cung cấp dịch vụ TV theo yêu cầu nữa. Thay vì trở thành một nhà cung cấp dịch vụ Pay TV, SingTel quyết định tập trung hợp tác với các nhà sản xuất nội dụng để cung cấp các chương trình VoD (Video on-Demand) tại Singapore qua mạng ADSL của mình.

Trung Quốc: Muộn, nhưng mở cửa

Dịch vụ Pay-TV tại Trung Quốc chỉ mới được chính thức tung ra phục vụ người dân từ ngày 1/9/2004 vừa qua.

Ban đầu, dịch vụ này được Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) cung cấp thử nghiệm từ 8/9, với sáu kênh phục vụ miễn phí bao gồm thể thao, âm nhạc và phim truyền hình và phim tài liệu. Tuy nhiên, để có thể cung cấp thử nghiệm, CCTV đã phải chuẩn bị về cơ sở hạ tầng và thiết bị truyền phát từ hơn một năm trước. CCTV có thể cung cấp tới mười kênh Pay-TV khi đưa vào khai thác, với mức giá thuê bao khoảng 58 nhân dân tệ/tháng (khoảng hơn 100.000 đồng VN).

Sau khi CCTV triển khai Pay-TV thử nghiệm gần một tháng, Cục Quản lý Phát thanh, Phim và Truyền hình Quốc gia của Trung Quốc (SARFT) đã phê duyệt thêm cho bốn hãng truyền thông khác cung cấp dịch vụ Pay-TV.

SARFT cho biết: Để khuyến khích dịch vụ Pay-TV và số hoá hệ thống truyền thông đại chúng, các bộ giải mã set-top box sẽ được các hãng truyền thông cung cấp miễn phí tới các hộ gia đình đăng ký thuê bao.

Ông Sun Yusheng, giám đốc kênh truyền hình số trung ương Trung Quốc (thuộc CCTV) cho biết: "Mặc dù chính phủ trung ương hỗ trợ việc phát triển dịch vụ Pay-TV, ngành công nghiệp này vẫn còn phải đối mặt với nhiều trở ngại, chẳng hạn như thiếu trải nghiệm về mức giá và quá trình sản xuất chương trình, cũng như thiếu nội dung chất lượng cao".

Do phải cạnh tranh khốc liệt với khoảng 50 kênh truyền hình phát sóng miễn phí nội địa, quả thật tương lai của Pay-TV tại Trung Quốc vẫn còn khó dự đoán. Dù sao, ông Sun cho rằng CCTV sẽ tiếp tục cung cấp dịch vụ, thậm chí ngay cả khi số lượng thuê bao không được nhiều như mong muốn. Tuy nhiên, thị trường nội địa rộng lớn có thể đảm bảo cho nhu cầu dịch vụ Pay-TV. "Thậm chí nếu chỉ 7% trong số 100 triệu người dùng truyền hình cáp đăng ký dùng Pay-TV, dịch vụ này cũng sẽ có tới bảy triệu khách hàng." - ông nói.

Dự kiến, CCTV sẽ triển khai cung cấp nội dung HDTV (TH độ nét cao) qua dịch vụ Pay-TV vào năm 2005.

Các tin tức khác:

Google vẫn tỏa sáng vào ngày giao dịch thứ 2

8 thủ thuật hữu ích cho người dùng Gmail

"Hành trình net" trên quê hương Bác: Sức trẻ cùng ADSL!

Chuyển định dạng flash thành gif dùng trong website với magic swf2gif

Digiworld đưa ra notebook Acer Aspire 3500 giá 688 USD

Những hiểu biết cơ bản nhất để trở thành Hacker - Phần 7

Vì sao không nhắn được tin qua ICQ?

Mỹ: Cựu kỹ sư phần mềm AOL đánh cắp 92 triệu e-mail khách hàng

Nguy cơ tấn công DoS mới trong Windows

Microsoft sẽ ủng hộ quyền của... Gay

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone