Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Doanh nghiệp phần mềm còn nhiều ngộ nhận

Đó là một trong nhiều ý kiến doanh nghiệp, lý giải về việc không thực hiện được các chương trình mục tiêu trong phát triển công nghiệp phần mềm 5 năm qua ở TP HCM, tại toạ đàm do Sở Bưu chính Viễn thông và Hội Tin học thành phố vừa tổ chức. 

Theo tiến sĩ Nguyễn Trọng, nguyên Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Sở Khoa học và Công nghệ), UBND TP HCM đã phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng dụng và phát triển CNTT từ năm 2002 với nhiều mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, phần lớn các mục tiêu đặt ra không đạt được và đến nay, cách đặt mục tiêu cũng phải thay đổi cho phù hợp thực tế. "Muốn đạt được các mục tiêu cần có sự tác động mạnh mẽ hơn của Nhà nước, để doanh nghiệp loay hoay tự lo là chính thì rất khó", ông Trọng nói.

Nhiều doanh nghiệp tán đồng quan điểm trên. "Năm qua, Nhà nước và thành phố có những chính sách tạo điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển công nghiệp phần mềm. Nhưng so sánh với các quốc gia khác thì sự ủng hộ này vẫn rất hạn chế. Có dự án đưa ra, doanh nghiệp đã chuẩn bị đội ngũ thực hiện, khấp khởi chờ mãi nhưng cuối cùng chỉ là dự án treo", ông Hoàng Minh Châu, Phó tổng giám đốc Công ty FPT, nói.

Cũng theo ông Châu, không ít doanh nghiệp chủ quan khi cho rằng thị trường phần mềm thế giới "cung không đủ cầu" và kỳ vọng hiển nhiên mình sẽ có thị phần. Nhưng tình trạng thiếu chỉ là tạm thời, vì khi Việt Nam còn "bận" hoạch định đường hướng phát triển thì các nước khác đã bù đắp chỗ trống này rồi. Nhiều doanh nghiệp cũng tự tin thái quá khi cho rằng người Việt Nam thông minh, cần cù, giá nhân công trong nước rẻ... Thực tế, nhân công các nước cũng rất sáng tạo và chăm chỉ. Còn giá nhân công chưa hẳn là ưu thế lớn cho phát triển công nghiệp phần mềm vì ngành này đòi hỏi cao về tri thức, trình độ lao động.

"Theo tôi, các cơ quan quản lý nên quan tâm giải quyết trước vướng mắc mà doanh nghiệp kêu lên, vì khi doanh nghiệp kêu thì đây ít nhiều cũng là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp và của ngành", ông Châu tiếp tục bày tỏ. Ông phân tích thêm, đầu tư nước ngoài là nhân tố tối quan trọng, giúp huy động vốn lớn, thúc đẩy sự tăng trưởng của công nghiệp phần mềm ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc tạo môi trường có sức hấp dẫn mạnh mẽ đầu tư nước ngoài là vô cùng cần thiết với Việt Nam. Cơ quan chức năng cũng cần hỗ trợ những vấn đề liên quan tới khả năng giao tiếp quốc tế cho doanh nghiệp và quy trình sản xuất. Vì ngành phần mềm trong nước, nhất là gia công sản phẩm cho nước ngoài hiện không đòi hỏi quá cao về công nghệ mà cần có quy trình chuẩn để đảm bảo tăng trưởng ổn định. Khi gặp gỡ đối tác nước ngoài, nếu đại diện các đơn vị có thể giao tiếp bằng ngôn ngữ của nước đó thì cơ hội hợp tác sẽ lớn hơn.

Còn theo ông Nguyễn Trọng Đức, công ty phần mềm Trí tuệ trẻ, đơn vị này thường gặp khó khăn khi thực hiện các dự án cho doanh nghiệp Nhà nước, vì quá trình nghiệm thu kéo dài. "Tôi thấy đây không hẳn là vướng mắc của riêng Trí tuệ trẻ mà là của chung những doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập. Trong khi đó, chúng tôi vốn ít, thương hiệu chưa có và thị trường chủ yếu vẫn là trong nước", ông Đức bày tỏ.

Giám đốc Công ty Tâm Đạt Nguyễn Vĩnh Tâm lại khá tự tin vào cơ hội hợp tác với nước ngoài của doanh nghiệp phần mềm Việt Nam, dù Tâm Đạt cũng mới thành lập. "Việc nắm bắt cơ hội không phải do công ty lớn hoặc nhỏ. Vấn đề là ở công ty ấy có chiến lược phát triển đúng đắn hay không", ông Tâm nói. Bằng cớ là Tâm Đạt hiện có khả năng hợp tác với một dự án lớn của Nhật. Tuy nhiên, ông Tâm còn băn khoăn vì chưa tìm được đơn vị hỗ trợ quy trình làm dự án.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trọng, thị phần phần mềm thành phố hiện chiếm khoảng 1/3 cả nước. Nhưng tới năm 2010, có thể sẽ không được mức trên. "Mặc dù vậy, thành phố vẫn luôn phải xem ngành này là thế mạnh của mình, cần tăng tốc cả về nhân lực và năng suất. Nhân lực được đào tạo phải tỷ lệ thuận với số doanh nghiệp thành lập mới. Có như vậy, nguồn nhân lực đào tạo xong sẽ có nơi chứa, không bị lãng phí", ông Trọng nói. Đến năm 2010, nguồn nhân lực cho công nghiệp phần mềm TP HCM phấn đấu đạt khoảng 25.000 người. Theo đó, phải có 400 doanh nghiệp thành lập mới, tồn tại được và có 5 doanh nghiệp có 500 chuyên viên công nghệ thông tin trở lên, 3 doanh nghiệp có 1.000 người trở lên để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Phó giám đốc Sở Bưu chính Viễn thông Hoàng Lê Minh nhìn nhận, thành phố đã xây dựng chương trình mục tiêu cho ngành với nhiều định hướng lớn. Nhưng những năm qua, cơ quan chức năng khá lúng túng trong quá trình thực hiện. Tới đây, các cơ quan chức năng phải đúc kết bài học khả thi từ thực tiễn để tăng cường vai trò hỗ trợ của nhà nước với doanh nghiệp. Bản thân Sở sẽ tìm giải pháp tạo thị trường cho ứng dụng công nghệ thông tin và hoạch định cách thức thực hiện chương trình mục tiêu từ những vấn đề nhỏ trở đi. 

Các tin tức khác:

Wi-Fi đang trở thành "điểm nóng"

Virus, Worm và Trojan Horse khác nhau thế nào?

Thiết kế web tại quận Tân Phú

Các website cung cấp game miễn phí

ADSL chỉ còn là cuộc chơi của các “đại gia”

Chữ ký điện tử: Đảm bảo an toàn dữ liệu truyền trên mạng

Symantec – Veritas: chuyện hợp nhất đã thành

Giải pháp nào ngăn chặn virus qua IM?

Microsoft muốn thoát khỏi cái bóng Windows

IDG Ventures VN chính thức bắt đầu "mạo hiểm"

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone