Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

"Đạo phần mềm"? Không phải là trí tuệ Việt Nam!

Giới công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam nói gì về vụ bê bối iCMS và Vương Vũ Thắng có liên quan đến cuộc thi Trí tuệ Việt Nam (TTVN)? Xin mở đầu bằng ý kiến của ông Nguyễn Chí Công - tổ trưởng tổ chuyên môn của Đề án 112, Văn phòng Chính phủ:

- Vừa qua, diễn đàn chính thức của “Trí tuệ Việt Nam 2004” liên tục xuất hiện các bài viết tố cáo iCMS của Vinacomm đã “đạo phần mềm” của nước ngoài. Là một chuyên gia trong lĩnh vực CNTT, đâu là quan điểm của ông về vụ bê bối bị phanh phui ấy?

- Ông Nguyễn Chí Công: Hiện tượng lấy phần mềm này, người ta đã biết từ lâu rồi. Thực ra với cuộc thi của chúng ta từ xưa đến nay, từ thành phần Ban giám khảo (BGK) đến cách chấm vẫn chưa được khoa học. Tất nhiên không phải ai cũng có thể biết hết, nhưng nếu thành phần đầy đủ thì thế nào cũng sẽ có thành viên phát hiện ra. Vậy mà thành viên hiện nay hầu hết là người không làm tin học, hoặc làm tin học trong lĩnh vực hẹp. Đấy là điều đáng tiếc!

Nếu sử dụng phần mềm nguồn mở (PMNM) để kinh doanh thì theo giấy phép GNU cũng không có gì sai. Tuy nhiên, nếu đem những phần mềm như thế đi dự thi thì lúc đó là không trung thực, đấy không phải là trí tuệ Việt Nam. Cần phải xem xét đúng đắn hơn, rút kinh nghiệm.

- Có một vấn đề là iCMS đã được thương mại hóa và cung cấp cho một số đơn vị...

- Tôi không rõ cái phần mềm thương mại hóa đó nó có phải là bản dự thi không? Hai cái đó phải tách ra. Tôi chỉ biết khi phần mềm được giải thưởng là PMNM, khi người ta thương mại hoá nó thì tôi lại không biết. Khi thương mại hóa, có thể người ta phát triển thêm, nhưng lúc đó phải giải quyết cho được vấn đề lấy của người khác cái gì thì phải trả tiền cho người ta (đó chi phí đầu vào).

- Ông nghĩ sao về chuyện 'đạo phần mềm' của nước ngoài?

- Cái đó là rất xấu, thể hiện một văn hóa thấp; mặt khác cũng nói nên nước ta chưa có chủ trương, nhiều người phạm tội nhưng không biết, người lớn tuổi phải giáo dục, thanh niên có thể chưa biết ý thức pháp luật để tránh việc đó. Đối tượng mà còn nhỏ thì có thể tha thứ được, nhưng đã là công dân thì phải chịu theo đúng pháp luật.

- Ông có thể nói rõ hơn về quan điểm sử dụng PMNM?

- PMNM đã quy định trong giấy phép: Khi sử dụng phải nói nguồn gốc, phần nào anh lấy của người ta, phần nào anh sáng tạo. Đây chính là triết lý của PMNM: Mỗi người đóng góp, đóng góp xong lại mở tiếp để cho người khác biết, dẫn đến hoàn thiện hơn. Song nếu không công bố gì cả mà nói là của mình thì rất dở. Khi chúng ta áp dụng Công ước Berne thì càng cần phải để ý hơn, càng phải tôn trọng quyền tác giả, phải thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

- Theo ông, liệu vấn đề này có làm ảnh hưởng tới những người tham dự cuộc thi TTVN?

- Có chứ, vì nếu trong cuộc thi có người không trung thực mà BGK không biết để cho được trúng giải như lâu nay thì tất nhiên sẽ có tác dụng xấu: Thứ nhất, làm cho người ta mất lòng tin vào cuộc thi. Thứ hai, làm cho người ta có cảm giác... bị lừa. Cuộc thi sẽ bị mất ý nghĩa tốt đẹp mà Ban tổ chức vẫn thường nói. Bản thân thành phần BGK đã nói lên điều đó: Không đại diện được cho giới CNTT Việt Nam. Điều này dĩ nhiên cũng ảnh hưởng đến uy tín của giới CNTT Việt Nam song ảnh hưởng không nhiều lắm, chủ yếu ảnh hưởng đến cuộc thi.

Tôi nghĩ: Phần mềm không phải của mình mà đem đi dự thi thì thậm chí phải trừng phạt việc đó, chứ tước bỏ danh hiệu cũng chưa đủ. Chuyện này còn làm cho chúng ta mất uy tín với nước ngoài. Nếu nước ngoài người ta biết dùng như thế mà được giải thưởng, mà lại còn được giải thưởng rất kêu - "Trí tuệ Việt Nam" thì thật xấu hổ!

- Nhận xét của ông về cuộc thi TTVN?

- Bản chất, mục đích của cuộc thi là rất tốt: Tôn vinh, khuyến khích sự sáng tạo của giới trẻ Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc thi phải được công minh, rõ ràng, BGK phải đại diện được cho giới CNTT. Cuộc thi dùng tên rất kêu như "Trí tuệ Việt Nam" nhưng lại không được khiêm tốn, có cái gì sáng tạo không là trí tuệ, mà trí tuệ CNTT không phải chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới. Việc đặt tên là quyền của đơn vị tổ chức, bao giờ đặt tên cũng đi với yếu tố thương mại, giải thưởng đi với thương hiệu, song cần nhận rõ đây không phải là giải thưởng khoa học. Giải thưởng do các doanh nghiệp tổ chức bao giờ cũng mang tính thương mại.

Đáng tiếc là những cái giải TTVN gây nhiều tai tiếng lại không phải là... lần đầu. Đây cũng là lẽ thường, vì trong các cuộc thi thường khó mà công minh hết được. Tuy nhiên, việc có sự lừa dối mà BGK không biết thì đó thật là... (!). Trong thời đại Internet thì điều đó hơi buồn cười. Vì để biết có lấy của ai không thì rất dễ, chỉ cần dùng phép so sánh trên Google là tìm ra ngay, tức BGK không cần phải biết CNTT đến mức sâu sắc lắm (!).

Các tin tức khác:

15 thủ thuật âm thanh kỹ thuật số

Hacker tấn công hàng loạt web sex tiếng Việt

Sinh viên VN giành giải tại Imagine Cup 2005

Cingular “thâu tóm” AT&T Wireless bằng 41 tỷ USD

Giới thiệu về thẻ meta Robot

Cobalt 6.1: hệ điều hành mới cho điện thoại thông minh

E-mail là chứng nghiện hay xu hướng tất yếu?

WinXP giá rẻ châu Á: Còn lắm "gian truân"!

Denial Of Service Attack & Solutions - Tấn công từ chối dịch vụ và các giải pháp - Phần I

Skype và Kazaa thay đổi cách khai thác Internet

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone