Trang chủ » Thiết kế website giá rẻ
Cước phí viễn thông VN đã bằng và thấp hơn nhiều nước
Đó là sự ghi nhận của nhiều chuyên gia, các tổ chức trong và ngoài nước khi đánh giá về tình hình giá cước viễn thông nói chung của Việt Nam.
Trong vài năm gần đây, để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, ngành Bưu chính viễn thông (BCVT) đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm chi phí sản xuất và giá thành dịch vụ. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao của khách hàng sử dụng các dịch vụ viễn thông, nhất là các dịch vụ viễn thông quốc tế, với sự chỉ đạo của Bộ BCVT, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã nhiều lần thực hiện giảm cước nhằm đưa giá cước các dịch vụ viễn thông của Việt Nam tương đương với mức trung bình của khu vực, tạo điều kiện cho việc giảm chi phí đầu vào cho nền kinh tế, tăng thu hút đầu tư.
Đánh giá sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường của Việt Nam, báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 16/3/2004 đã nêu rõ: Từ 1/1/2004, giá cước điện thoại và thuê kênh quốc tế của Việt Nam đã tương đương với mức khu vực ASEAN.
Theo những số liệu được nghiên cứu gần đây nhất, cụ thể là bản báo cáo Liên Bộ trình Chính phủ ngày 3/6/2004, thì "Cước viễn thông quốc tế của Việt Nam hiện nay đã bằng và thấp hơn nhiều nước trên thế giới".
Việt Nam thấp hơn từ 42-44%
Theo báo cáo của Liên Bộ, đó là kết quả khi so sánh cước điện thoại quốc tế của Việt Nam với các nước trong khu vực ASEAN + 3 (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc).
Theo tiêu chí mức cước trung bình gọi giữa các nước ASEAN + 3, cước Việt Nam đã đạt mức thấp hơn trung bình khu vực. Tại thời điểm từ 1/4/2004, thấp hơn trung bình khu vực từ 20-21%. Từ thời điểm 1/5/2004 trở đi, cước viễn thông của Việt Nam thấp hơn từ 42-44%.
So sánh cước điện thoại quốc tế (Đơn vị tính: USD/phút) | |||||
Tiêu chí |
Cước bình quân của khu vực |
Cước bình quân Việt Nam |
Cước Việt Nam so với khu vực Cao (+)/Thấp (-) |
||
Từ 1/4/2003 |
Từ 1/5/2004 |
Từ 1/4/2003 |
Từ 1/5/2004 |
||
Gọi giữa ASEAN |
1,119 |
0,90 |
0,65 |
-20% |
-42% |
Gọi giữa ASEAN+3 |
1,159 |
0,93 |
0,65
|
-21% |
-44% |
Cước viễn thông quốc tế của Việt Nam: Rẻ thứ ba trong ASEAN+3
Từ thời điểm điều chỉnh cước 1/5/2004, cước quốc tế Việt Nam đi tất cả các nước ASEAN + 3 đã được điều chỉnh giảm xuống còn 0,65 USD (giảm 28% so với mức cũ) và chỉ còn cao hơn Philippines, tương đương với Malaysia, Thái Lan và thấp hơn các nước còn lại.
Hiện nay, do sự tiến bộ của khoa học công nghệ nên trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ đã đưa vào cung cấp dịch vụ điện thoại quốc tế bằng nhiều phương thức khác nhau nhằm tăng sự lựa chọn của khách hàng như: dịch vụ điện thoại quốc tế qua mạng điện thoại công cộng PSTN (IDD); dịch vụ điện thoại quốc tế sử dụng công nghệ IP (VoIP); dịch vụ điện thoại quốc tế Internet Telephony (sử dụng trên nền mạng Internet). Bên cạnh đó, công nghệ hiện nay cũng đã cho phép các nhà khai thác cung cấp dịch vụ thẻ trả trước đối với tất cả các dịch vụ.
Để cập nhật với trình độ phát triển của viễn thông khu vực và trên thế giới, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã liên tục đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, áp dụng các công nghệ mới, cung cấp các hình thức dịch vụ phong phú với chất lượng cao phục vụ khách hàng. Hiện nay, khách hàng ở Việt Nam có thể lựa chọn một trong ba hình thức gọi điện thoại đi quốc tế với mức cước như sau:
Các loại dịch vụ điện thoại quốc tế hiện nay của Việt Nam | ||
TT |
Hình thức gọi |
Giá cước (chưa tính VAT) - gọi trong khu vực
|
1 |
Điện thoại quốc tế qua mạng PSTN (IDD) |
0,65USD/phút (0,065USD/block 6giây) |
2 |
Điện thoại quốc tế sử dụng giao thức IP |
- VNPT đang cung cấp 0,55USD/phút (0,055USD/block 6 giây) và 0,5USD (trả trước). - Viettel: 0,52USD/phút. |
3 |
Điện thoại Internet PC-to-Phone chiều đi quốc tế |
Mức giá tuỳ theo nhà cung cấp dịch vụ bình quân khoảng 400 đồng- 900 đồng. |
Cước dịch vụ thuê kênh riêng: Việt Nam cũng thấp hơn nhiều nước
Không chỉ trong lĩnh vực giá cước điện thoại quốc tế, giá cước dịch vụ thuê kênh nói chung và thuê kênh quốc tế nói riêng cũng đã được điều chỉnh thường xuyên về giá cước cung cấp để ngày càng hợp lý hơn. Nếu như so với trung bình cước của Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan vào thời điểm năm 2002 và Hong Kong năm 2003, mức cước Việt Nam tính đến tháng 4/2004 còn cao hơn 13% thì từ thời điểm 1/5/2004, cước thuê kênh quốc tế đối với người sử dụng của Việt Nam đã đạt thấp hơn trung bình bốn nước, lãnh thổ trên.
So sánh cước thuê kênh quốc tế của Việt Nam và một số nước, vùng lãnh thổ (Đơn vị tính: USD/tháng) | ||||||
|
Hong Kong |
Malaysia |
Thái Lan |
Trung Quốc |
Việt Nam |
|
Tháng 4/2004 |
Từ 1/5/2004 |
|||||
Tốc độ 2Mbps |
5,582 |
23,728 |
26,982 |
12,081g |
19,304 (Mức trung bình giữa giá trần và sàn) |
16,891 (Mức trung bình giữa giá trần và sàn) |
Trung bình |
17,118 |
+13% |
-1% |
Mật độ điện thoại Việt Nam: Đạt 11,8 máy/100 dân
Thời gian qua, để thực hiện bài toán giảm cước của mình, Tổng Công ty BCVT Việt Nam (VNPT) đã tích cực hoàn thiện các điều kiện về mạng lưới, tiếp tục đa dạng hoá các dịch vụ, mềm dẻo và linh hoạt trong việc áp dụng giá cước. Bản thân VNPT cũng luôn xúc tiến việc nghiên cứu, đề xuất sửa đổi các quy định về khung cước, vùng cước các dịch vụ BCVT nói chung và cước các dịch vụ viễn thông quốc tế nói riêng.
Tuy nhiên, việc giảm giá cước cần phải theo một lộ trình. Nhà cung cấp dịch vụ không chỉ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng mà còn phải tính toán hợp lý về khả năng đầu tư và tái đầu tư về mạng lưới để có được một hạ tầng cơ sở tốt cho các dịch vụ.
Theo báo cáo của Bộ BCVT, tính đến hết ngày 31/10/2004, số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng của VNPT đã là 9.453.004 máy, đạt mật độ 11,8 máy/100 dân. Mặc dù là một dịch vụ mang tính cạnh tranh cao, tỷ trọng sản lượng dịch vụ điện thoại quốc tế của VNPT năm 2003 là 58,5%. Sau khi giảm cước, trong mười tháng qua của năm 2004, tổng sản lượng điện thoại quốc tế của VNPT đạt khoảng 438,02 triệu phút, bằng 56,71% tổng sản lượng điện thoại quốc tế Việt Nam.