Go to top

Trang chủ  » Thiết kế website giá rẻ

Công nghệ lừa đảo

Đã từ lâu việc lừa đảo qua thư, dù thư gửi bằng đường bưu điện trước đây hay thư điện tử gửi qua Internet như hiện nay, từng bị vạch trần trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuy nhiên, mỗi khi thế giới có những biến cố lớn như sóng thần, chiến tranh, khủng bố, chúng lại rộ lên và trong hàng ngàn bức thư gửi đi chí ít cũng có một hai người bị mắc lừa.

Ngày trước vì phần lớn các thư lừa đảo này xuất phát từ Nigeria nên chúng được gọi là lừa đảo 419 kiểu Nigeria (419 là điều khoản Luật hình sự Nigeria liên quan đến tội lừa đảo). Người viết bài này từng nhận vài chục lá thư nội dung đại khái nói rằng người viết thư là kế toán trưởng một công ty hay nhân viên một ngân hàng, có một khoản tiền mấy chục triệu USD (thường là số lẻ) do một cơ duyên nào đó (thường là tiền do một quan chức tham ô gửi, nay bị tai nạn mất đột ngột không ai lĩnh ra được).

Sau một màn dạo đầu bằng lối văn tiếng Anh sai ngữ pháp, đầy lỗi chính tả, tác giả bức thư sẽ nhờ bạn đứng ra nhận giúp, đơn giản chỉ bằng cách cung cấp cho họ tên và số tài khoản ngân hàng. Đổi lại, người viết thư sẽ hậu tạ một khoản hoa hồng chừng 10-15%. Đa số người nhận thư không dễ gì bị lừa nhưng cũng có một hai người tò mò muốn thử trả lời xem sao. Họ lập luận có mất gì mà sợ, biết đâu lộc trời cho hưởng bốn, năm triệu đôla thì sao!

Sau khi cung cấp thông tin, bạn sẽ liên tục nhận tiếp các thư khác, khi thì báo tiền đã sắp chuyển rồi, khi thì yêu cầu gửi thêm giấy có tiêu đề cơ quan… Cuối cùng sẽ đến lá thư cho biết mọi chuyện đã xong, chỉ còn thiếu phí chuyển tiền chỉ… 5.000 USD. Thư sẽ thúc hối bạn gửi khoản tiền nhỏ nhoi này để hưởng trọn khoản hoa hồng mấy triệu kia. Nếu ai dại thả mồi hòng bắt bóng, xem như cú lừa đảo đã thành công.

Có rất nhiều biến thể của loại lừa đảo này nhưng tựu trung chúng đánh vào lòng tham của con người và tâm lý “có mất gì đâu mà sợ”. Đến khi đã say sưa với những khoản tiền khổng lồ, dấn quá sâu vào cuộc chơi, nhiều người nhanh nhảu gửi năm, mười ngàn đôla cho bọn lừa đảo. Chắc chúng ta còn nhớ vụ tẩy đôla nhuộm đen cũng do mấy người Nigeria vào thực hiện ở TP.HCM mấy năm trước. Một biến thể thô thiển như vậy mà cũng lừa được, kể cũng lạ. Theo số liệu trên báo chí Mỹ, hằng năm người Mỹ bị lừa khoảng vài trăm triệu đôla cho các lá thư trên trời rơi xuống như vậy. Có nguồn tin phỏng đoán trên toàn thế giới, mỗi năm người dân khắp nơi bị lừa chừng 1 tỉ USD.

Với Internet, thư lừa đảo càng có điều kiện để hoành hành. Tuy nhiên, cũng nhờ Internet, người cẩn thận một chút sẽ tìm ra thông tin vạch trần các dạng lừa đảo qua thư. Ví dụ, nếu ông Mười chịu khó gõ vào cụm từ “Major Fadi Bassem” vào trang Google, ông sẽ thấy bức thư lừa đảo của người tự xưng là nhân viên Hang Seng  Bank đã bị vạch mặt từ lâu trên rất nhiều trang web.

Sau chiến tranh Iraq, hàng loạt thư tự xưng là luật sư của một quan chức chính quyền Iraq thời Saddam Hussein, nhờ chương trình đổi dầu lấy lương thực, đã “thu vén” một khoản tiền mấy chục triệu USD giấu ở một tài khoản bí mật. Nay quan chức này muốn chuyển khoản tiền ấy đi vì chính quyền Iraq sắp điều tra đến nơi. Tay luật sư muốn mượn tài khoản để trung chuyển và hứa đền bù bằng khoản hoa hồng vài triệu USD. Một dạng khác là thư của vợ một quan chức lo chuyện mua vũ khí cho Iraq, có tài khoản riêng để tiện giao dịch và qua mặt thanh tra quốc tế. Nay chồng thì chết, tiền trong tài khoản chưa kịp trả nên muốn nhờ người hào hiệp giúp chuyển giùm.

Một biến thể khác là thư giả danh một lính Mỹ, cho biết tình cờ phát hiện nơi cất 25 triệu USD của Saddam Hussein và đoạn sau cũng như dạng thư Nigeria cổ điển. Lợi dụng nỗi đau của các bà mẹ có con là lính Mỹ tử trận tại Iraq, bọn lừa đảo còn giả danh là nhân viên các tổ chức quốc tế, có quen với con họ tại Iraq. Sau một thời gian trao đổi thư từ, chúng quay về môtip quen thuộc: có một khoản tiền lớn cần tài khoản để chuyển đi... Loại thư thông báo địa chỉ email của bạn đã trúng thưởng do máy chọn ngẫu nhiên cũng rất phổ biến.

Loại thư lừa đảo trước đây chỉ nhắm vào Mỹ và châu Âu, nay đã lan sang nhiều nước khác, đặc biệt là châu Á và Đông Âu. Trước đây thư chỉ gửi hú họa qua địa chỉ thu thập được, nay bọn lừa đảo tinh vi hơn, gửi đúng đối tượng chúng muốn nhắm đến, chẳng hạn kế toán trưởng của các doanh nghiệp vừa có hàng xuất khẩu, quen thuộc cách thức chuyển khoản.

Trước khi có Internet, thư lừa đảo gửi qua bưu điện quá tốn kém nên người viết thư dùng tem giả, dễ phát hiện, nay email quả là phương tiện lý tưởng cho bọn lừa đảo chen vào mọi ngóc ngách của cả thế giới. Ngày nay cũng xuất hiện một dạng lừa đảo đáng lo nữa là người bị lừa một hôm bỗng nhận thư của “nhân viên an ninh” Nigeria tỏ ra thông cảm cho nạn nhân và hứa sẽ tìm cách bắt thủ phạm. Sau nhiều lần thư qua thư lại, “nhân viên an ninh” này cho biết đã thu hồi tiền cho nạn nhân, chỉ cần gửi một ít đóng lệ phí và thuế, anh ta sẽ nhận được tiền. Chắc chúng ta cũng đoán được kết cục câu chuyện “lừa kép” này.

Nhận dạng các loại thư lừa đảo này không có gì khó. Chỉ cần vứt bỏ ngay vào thùng rác hay xóa khỏi hộp thư và cương quyết không “thử trả lời xem sao” là đã yên tâm. Tuy nhiên, loại lừa đảo tinh vi hơn - chẳng hạn thông báo công ty bạn đã được chọn trao một giải thưởng chất lượng gì đó ở Nam Phi hay Tây Ban Nha, chỉ cần nộp ít lệ phí tham gia lễ trao giải - khó phát hiện hơn và cũng còn nhiều người sẵn sàng bị lừa. Biết làm sao được, tham tiền và danh tiếng là chỗ yếu bao đời của nhân loại.

Các tin tức khác:

Virus lại mượn danh bản tin an ninh của Microsoft

Tạo album ảnh 3 chiều với “3D Photo Album Screensaver”

Những đột phá kỹ thuật mới trong thiết kế website

Lê Vũ Nhật Quang đoạt giải vô địch sinh viên của Microsoft tại Singapore

Viễn cảnh CNTT toàn cầu những năm tới (phần IV)

Một số đặc điểm mới của Windows Vista

Nokia N91: Điện thoại nghe nhạc tích hợp ổ cứng 4 GB

Hãy làm cho thương hiệu công ty hình thành trong khách hàng

Hiển thị kích thước thật cho hình vẽ trong Corel

Tháng 11: Tổ chức chương trình “Những ngày Khoa học Công nghệ Hoa Kỳ tại Việt Nam”

Danh mục

Hãy gọi cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí

0989 722 522

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN WEBSITE - ỨNG DỤNG - THIẾT BỊ CHUYÊN NGHIỆP TOPSITE

Địa chỉ: 41/1, Phường Trung Mỹ Tây Quận 12, TP Hồ Chí Minh.
Email: hotro@topsite.vn - info@topsite.vn Tel: 0978.893.678 - 0938 869 787
MSDN/GPĐKKD: 19025687954
MST: 0310368322
Số TK: 0501000001371 tại Ngân Hàng Vietcombank Chi nhánh Vĩnh Lộc
© 2004 - 2014 Copyright. All rights reserved. Bản quyền thuộc về công ty thiet ke web ITECHCO CO.,LTD

Chúng tôi chấp nhận thanh toán qua:

liberty reservengan luongonepaysoha payvisaweb money1web money2paypalpayone